7 lý do khiến bạn muốn ngưng dùng ống hút ngay lập tức
Chủ nhật, 08/12/2019

Không chỉ gây hại cho môi trường, ống hút còn gây nguy hiểm đến cho bạn nữa cơ!
Không chỉ gây hại cho môi trường, ống hút còn gây nguy hiểm đến cho bạn nữa cơ!
Dự báo đến năm 2050, các loài cá biển sẽ bị xâm chiếm bởi rác thải nhựa, trong đó gồm cả những chiếc ống hút mà bạn đang dùng hàng ngày.
Ngoài ra còn hàng tá lí do khác để bạn “chia tay” với loại vật dụng này ngay và luôn.
Dự báo đến năm 2050, các loài cá biển sẽ bị xâm chiếm bởi rác thải nhựa, trong đó gồm cả những chiếc ống hút mà bạn đang dùng hàng ngày.
Ngoài ra còn hàng tá lí do khác để bạn “chia tay” với loại vật dụng này ngay và luôn.
1. Rất khó tái chế ống hút nhựa

Ống hút nhựa mất đến 2000 năm để phân hủy.
Thừa nhận đi, hiếm khi nào bạn bỏ chúng vào thùng rác tái chế đúng không? Mà ngay cả khi làm vậy, ống hút vẫn dễ bị máy tái chế bỏ qua do trọng lượng quá nhẹ. Kết quả là chúng sẽ dồn ứ mãi mãi ở các bãi tập kích rác.
2. Thời gian để nhựa phân hủy là cỡ… 2.000 năm
Nhựa không phải là chất có thể phân hủy sinh học một cách nhanh chóng. Nó chỉ có thể bị "chia nhỏ" xuống kích thước hiển vi chứ không biến mất hoàn toàn. Còn việc đốt chất thải nhựa sẽ sản sinh khí dioxin, gây hại cho môi trường và sức khỏe.
3. Lượng lớn ống hút nhựa sẽ "đáp" xuống biển và gây ô nhiễm nghiêm trọng

Ước tính đến năm 2050, tổng trọng lượng nhựa còn nặng hơn tổng trọng lượng cá trên đại dương.
Tại sao ư? Do ống hút, ly nhựa bị xả bừa bãi trên biển. Do rác thải bị cuốn ra từ đất liền, nhất là trong mưa bão. Ước tính đến năm 2050, tổng trọng lượng nhựa còn nặng hơn tổng trọng lượng cá trên đại dương (theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới).
4. Động vật biển có thể nhầm ống hút là thức ăn và trả giá bằng tính mạng
Bạn còn nhớ đoạn clip năm 2015 về ca phẫu thuật của một chú rùa biển không? Khi được rút chiếc ống hút dài 12 cm ra khỏi lỗ mũi, chú rùa đã chảy máu và tỏ ra rất đau đớn.
Còn theo tổ chức "One Less Straw", mỗi năm có 100.000 động vật biển và một triệu chim biển chết do hấp thụ nhựa.
5. Ống hút nhựa khiến hàng ngàn người nhập viện mỗi năm
Con số trung bình ghi nhận tại Mỹ cho thấy có tới 1.400 ca nhập viện mỗi năm vì ống hút, chủ yếu ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Loại vật dụng tưởng chừng vô hại này có thể gây thương tích, trầy xước, tổn thương vùng miệng, mắt và hệ tiêu hóa… Bạn biết đấy, trẻ em thường hiếu động và chúng chưa thể lường trước được những mối nguy hiểm có thể xảy đến với chúng mỗi khi chơi đùa với ống hút.
Ngoài ra, ta không thể chắc chắn được loại nhựa sử dụng để làm ống hút này có thực sự "sạch" không. Bởi cũng có 1 số chất có thể tồn tại ở nhiệt độ cao nên vẫn có nguy cơ gây hại cho người sử dụng.
Loại vật dụng tưởng chừng vô hại này có thể gây thương tích, trầy xước, tổn thương vùng miệng, mắt và hệ tiêu hóa… Bạn biết đấy, trẻ em thường hiếu động và chúng chưa thể lường trước được những mối nguy hiểm có thể xảy đến với chúng mỗi khi chơi đùa với ống hút.
Ngoài ra, ta không thể chắc chắn được loại nhựa sử dụng để làm ống hút này có thực sự "sạch" không. Bởi cũng có 1 số chất có thể tồn tại ở nhiệt độ cao nên vẫn có nguy cơ gây hại cho người sử dụng.
6. Vậy mà trong "60 năm cuộc đời", mỗi người tiêu thụ đến hơn 38.000 ống hút nhựa

Trung bình ở Mỹ, một người dùng 1,7 ống hút nhựa mỗi ngày.
Trung bình ở Mỹ, một người dùng 1,7 ống hút nhựa mỗi ngày. Có vẻ chẳng đáng kể, nhưng nếu ta đem nhân với 365 ngày rồi lại nhân tiếp với 60 năm, kết quả thật đáng sợ: 38.000 ống hút nhựa bị thải bỏ trong đời! Mà mới tính riêng một người thôi đấy.
7. Nếu nhất định phải dùng ống hút, hãy chọn loại vật liệu khác
Bạn có thể thưởng thức hầu hết mọi thức uống mà chẳng cần ống hút mà. Dĩ nhiên có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng nếu được, hãy cứ uống nước bằng cách "nhấp môi" thôi.
Còn nếu phải dùng thì cũng có nhiều loại ống hút dùng nhiều lần cho bạn lựa chọn. Chúng được làm từ tre, thép không gỉ, giấy, silicon và cả thủy tinh nữa mà.
Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Hằng năm có đến hơn năm mươi triệu tấn xoài được trồng trọt trên khắp thế giới, nhưng đến nay, vỏ của chúng thường bị bỏ đỉ hoặc rất ít được sử dụng.Hai sinh viên đại học ở Mexico đã giành được vị trí cao nhất ở hội chợ khoa học đại học với phương pháp sáng tạo biến vỏ của trái cây thành ống hút có thể phân hủy sinh học.

Ống hút từ vỏ xoài được các sinh viên làm ra.
Itzel Paniagua và Alondra Montserrat Lopez nói rằng động lực thúc đẩy họ là mong muốn bảo vệ môi trường và ngăn chặn thiệt hại cho hệ sinh thái của thế giới do nhựa gây ra.

Vỏ xoài và một số loại lá được xay mịn.
Trong hơn một năm nghiên cứu và thực hiện ở Trường Khoa học và Nhân văn (CCH), họ đã tìm ra phương pháp để pha trộn và nghiên cứu, xử lý với các loại lá.
Kết quả cuối cùng là một tấm bột khô mỏng có thể cuộn vào thành ống và dán mép kín, tạo ra ống hút.


Hỗn hợp sau khi xay mịn, được làm mỏng, sấy khô và cuốn thành hình ống và dán bằng chất kết dính tự nhiên.
Alondra Montserrat Lopez nói: “Nó giống như một chiếc ống hút bình thường chỉ dày hơn một chút, có màu giữa vàng và nâu. Nó có mùi xoài nhưng sử dụng với thức uống thì nó không có hương vị”.

Kết quả cuối cùng là một ống hút uống có thể được sử dụng (trong hình) và sẽ phân hủy tự nhiên trong môi trường.
“Chúng tôi đã phải làm một số điều tra và thử nghiệm; Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thành công”, các sinh viên UNAM nói. “Còn bây giờ chúng tôi muốn trường hỗ trợ để dự án tiếp tục cho đến khi nó được thương mại hóa”. UNAM, Đại học Tự trị Quốc gia México, được thành lập năm 1910, là một trường đại học nghiên cứu công nằm thủ đô México, México. UNAM được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Hai sinh viên Itzel Paniagua (L) và Alondra Montserrat Lopez (phải).
Rác thải nhựa và ống hút là mối đe dọa đối với môi trường, với khả năng tự phân hủy trong tự nhiên, bảo đảm là chúng tồn tại trong tự nhiên trong hàng trăm năm. Những hình ảnh khủng khiếp cho thấy động vật đang vật lộn để đối phó với dòng chất thải của con người. Rùa và các sinh vật biển khác đang ăn ống hút nhựa và túi đựng hàng sau khi nhầm chúng với thức ăn, cá heo và cá mập đang chết sau khi bị mắc vào lưới đánh cá cũ, và những con chim đang làm tổ bằng nhựa.
Sự thay đổi đang được tiến hành rộng rãi để tìm cách giảm thiểu tác động của con người đối với thế giới tự nhiên, bao gồm các giải pháp thay thế như phân hủy sinh học và tìm cách tăng hiệu quả tái chế.
Hoài Phương tổng hợp (Theo helino, Nhân Dân)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận