Bạn tặng quà gì cho ba mẹ dịp tết?
Thứ năm, 15/02/2018

Vậy bạn sẽ tặng gì cho ba mẹ dịp tết? Một chiếc khăn quàng cổ, chiếc vòng đeo tay, một cuốn sách hay... là những món quà mà nhiều bạn trẻ chuẩn bị dành tặng ba mẹ trước khi trở về nhà ăn tết.
Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Nó chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng mang đậm nét văn hoá dân tộc vừa sâu sắc lại vừa độc đáo, phán ánh tinh thần hoà điệu giữa con người và thiên nhiên đất trời. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai. "Nguyên đán" là khởi điểm của năm mới.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà - nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng "Về quê ăn Tết" không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.
Vậy bạn sẽ tặng gì cho ba mẹ dịp tết? Một chiếc khăn quàng cổ, chiếc vòng đeo tay, một cuốn sách hay... là những món quà mà nhiều bạn trẻ chuẩn bị dành tặng ba mẹ trước khi trở về nhà ăn tết.

Mặc dù những ngày cuối năm công việc vô cùng bận rộn, Nguyễn Thị Lam (quê ở Hà Nam, hiện làm việc tại TP.HCM) cũng tranh thủ đi dạo các con đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình) hay Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận) chuyên bán quần áo lạnh để “săn” đồ. Tuy nhiên, Lam không phải mua cho mình, mà cô chọn quần áo tết cho ba mẹ.
Lam chia sẻ: “Ngày xưa còn nhỏ, ba mẹ dẫn mình đi mua quần áo mới, nay mình lớn đi làm có tiền, mình muốn tặng quà cho ba mẹ. Năm nay mình sẽ mua áo len cho mẹ, khăn quàng cho ba và áo khoác cho cậu em. Dù ba mẹ không quan trọng phải có đồ mới để diện tết, nhưng cái cảm giác sáng mùng 1 nhìn thấy bố mẹ mặc đồ của mình mua, hạnh phúc lắm”.
Biết ba không thích màu nổi nên Lam chọn cái khăn len xám, trong khi tính mẹ rất “xì tin” nên Lam quyết định mua một cái áo len xanh nước biển có họa tiết vàng cam nổi bật. “Hai cụ khi nhận quà lúc nào cũng nói mua làm chi cho mất công tốn tiền, nhưng thế nào cũng vội vàng quàng vào người thử xem có đẹp không”, Lam kể.
Đối với phụ huynh của Thu Hương (ở Phú Yên), thì những món quà không phải là sở thích "số một". Hương cho biết: “Mẹ mình ngày xưa rất vất vả. Nhà mình sinh được 6 anh chị em, mình là nhỏ nhất. Mẹ chẳng bao giờ mua sắm vì sợ tốn kém. Ai cho tiền mẹ đều dành dụm để… mua vàng rồi cất trong tủ, nói là sau này đứa nào lấy vợ, lấy chồng mẹ sẽ cho. Vậy đó. Nên năm nào mình cũng tặng mẹ… một chỉ vàng. Đúng sở thích nên mẹ vui lắm”.
Hương còn kể, có lần cô mua tặng mẹ cái túi xách rất sành điệu, nhưng năm sau về thấy nó vẫn còn nguyên trong tủ. “Mua quần áo để mẹ mặc mấy ngày tết mà mẹ cũng không mặc vì cứ bị các bà ở quê trêu là trông như phụ nữ thành phố. Thế nhưng tặng mẹ cái vòng ngọc hay nhẫn vàng, thì mẹ lại đeo đi khoe ngay”, Hương phì cười.
Có những món quà giản dị, đúng sở thích luôn khiến ba mẹ hạnh phúc. Chẳng hạn, ba của Khánh Vân (Quốc Oai, Hà Nội) lại rất xúc động khi con gái ở xa mua tặng một cuốn sách hay để đọc tết. “Năm nào mình cũng biếu ba mẹ tiền tiêu tết, nhưng mình biết điều khiến ba mình thích hơn cả là những cuốn sách có nội dung về hội họa, nhiếp ảnh hay sách nói về đạo lý, cách sống. Bố mình dù hơn 70 nhưng đêm nào cũng vẫn lướt báo mạng, đọc sách hoặc tự học đến khuya”, Vân cho biết.
Dù món quà lớn hay nhỏ, đắt tiền hay không, đều thể hiện tình cảm của con cái dành cho ba mẹ. Như Nguyễn Thị Lam vẫn tâm niệm: “Bố mẹ sinh ra mình, nuôi mình cả đời và dành trọn tình yêu thương, dù con cái có dành cả cuộc đời để tặng quà cho bố mẹ thì cũng chưa bao giờ đủ. Vì thế, đừng bao giờ tiếc thời gian, cho việc đi mua một món quà tặng ba mẹ dịp tết”.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà - nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng "Về quê ăn Tết" không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.
Vậy bạn sẽ tặng gì cho ba mẹ dịp tết? Một chiếc khăn quàng cổ, chiếc vòng đeo tay, một cuốn sách hay... là những món quà mà nhiều bạn trẻ chuẩn bị dành tặng ba mẹ trước khi trở về nhà ăn tết.

Mặc dù những ngày cuối năm công việc vô cùng bận rộn, Nguyễn Thị Lam (quê ở Hà Nam, hiện làm việc tại TP.HCM) cũng tranh thủ đi dạo các con đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình) hay Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận) chuyên bán quần áo lạnh để “săn” đồ. Tuy nhiên, Lam không phải mua cho mình, mà cô chọn quần áo tết cho ba mẹ.
Lam chia sẻ: “Ngày xưa còn nhỏ, ba mẹ dẫn mình đi mua quần áo mới, nay mình lớn đi làm có tiền, mình muốn tặng quà cho ba mẹ. Năm nay mình sẽ mua áo len cho mẹ, khăn quàng cho ba và áo khoác cho cậu em. Dù ba mẹ không quan trọng phải có đồ mới để diện tết, nhưng cái cảm giác sáng mùng 1 nhìn thấy bố mẹ mặc đồ của mình mua, hạnh phúc lắm”.
Biết ba không thích màu nổi nên Lam chọn cái khăn len xám, trong khi tính mẹ rất “xì tin” nên Lam quyết định mua một cái áo len xanh nước biển có họa tiết vàng cam nổi bật. “Hai cụ khi nhận quà lúc nào cũng nói mua làm chi cho mất công tốn tiền, nhưng thế nào cũng vội vàng quàng vào người thử xem có đẹp không”, Lam kể.
Đối với phụ huynh của Thu Hương (ở Phú Yên), thì những món quà không phải là sở thích "số một". Hương cho biết: “Mẹ mình ngày xưa rất vất vả. Nhà mình sinh được 6 anh chị em, mình là nhỏ nhất. Mẹ chẳng bao giờ mua sắm vì sợ tốn kém. Ai cho tiền mẹ đều dành dụm để… mua vàng rồi cất trong tủ, nói là sau này đứa nào lấy vợ, lấy chồng mẹ sẽ cho. Vậy đó. Nên năm nào mình cũng tặng mẹ… một chỉ vàng. Đúng sở thích nên mẹ vui lắm”.
Hương còn kể, có lần cô mua tặng mẹ cái túi xách rất sành điệu, nhưng năm sau về thấy nó vẫn còn nguyên trong tủ. “Mua quần áo để mẹ mặc mấy ngày tết mà mẹ cũng không mặc vì cứ bị các bà ở quê trêu là trông như phụ nữ thành phố. Thế nhưng tặng mẹ cái vòng ngọc hay nhẫn vàng, thì mẹ lại đeo đi khoe ngay”, Hương phì cười.
Có những món quà giản dị, đúng sở thích luôn khiến ba mẹ hạnh phúc. Chẳng hạn, ba của Khánh Vân (Quốc Oai, Hà Nội) lại rất xúc động khi con gái ở xa mua tặng một cuốn sách hay để đọc tết. “Năm nào mình cũng biếu ba mẹ tiền tiêu tết, nhưng mình biết điều khiến ba mình thích hơn cả là những cuốn sách có nội dung về hội họa, nhiếp ảnh hay sách nói về đạo lý, cách sống. Bố mình dù hơn 70 nhưng đêm nào cũng vẫn lướt báo mạng, đọc sách hoặc tự học đến khuya”, Vân cho biết.
Dù món quà lớn hay nhỏ, đắt tiền hay không, đều thể hiện tình cảm của con cái dành cho ba mẹ. Như Nguyễn Thị Lam vẫn tâm niệm: “Bố mẹ sinh ra mình, nuôi mình cả đời và dành trọn tình yêu thương, dù con cái có dành cả cuộc đời để tặng quà cho bố mẹ thì cũng chưa bao giờ đủ. Vì thế, đừng bao giờ tiếc thời gian, cho việc đi mua một món quà tặng ba mẹ dịp tết”.
Hoàng Trang (Tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sài Gòn có 1 ngôi trường cổ hơn 100 năm tuổi
- Vì sao nên ăn khoai lang?
- 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 tại Việt Nam
- Cô giáo vùng cao yêu nghề, mến trẻ
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
- Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc
- Cách bố trí ăn uống trong dịch corona
- Cách chống nồm và phơi quần áo nhanh khô
- 6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa
- Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận