Biến ý tưởng thành hiện thực - Chia sẻ của những người Phụ nữ tài năng
Thứ hai, 15/04/2019

Hiện nay, đồng hành cùng chương trình “Quốc gia khởi nghiệp”, nhiều phụ nữ Việt với niềm đam mê, kiến thức và khát vọng cống hiến để hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, biến những điều tưởng chừng "khó thể” thành "có thể”.
Hiện nay, đồng hành cùng chương trình “Quốc gia khởi nghiệp”, nhiều phụ nữ Việt với niềm đam mê, kiến thức và khát vọng cống hiến để hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, biến những điều tưởng chừng "khó thể” thành "có thể”. Họ đã chinh phục thành công ước mơ của mình bằng các dự án khởi nghiệp, đóng góp nhiều giá trị cho xã hội, cho cộng đồng.
1. Du học sinh bỏ cơ hội ở lại Singapore về nước khởi nghiệp
Flexfit là startup khá kín tiếng trong ngành nội thất dù đã được 2 quỹ đầu tư rót vốn vào. Ít ai biết nhà sáng lập công ty này vốn là người đứng sau một số startup thành công khác của Việt Nam.

Du học sinh bỏ cơ hội ở lại Singapore về nước khởi nghiệp
"Tôi thấy mình may mắn được là một người Việt Nam, được lớn lên và làm việc trong thời điểm đất nước mở cửa, hội nhập và có quá nhiều tiềm năng cho thế hệ trẻ chúng tôi thử sức và đóng góp", nữ doanh nhân trẻ Giang Đặng chia sẻ với đối tác Hàn Quốc khi vừa quyết định rót vốn đầu tư vào công ty do mình sáng lập. Flexfit là một startup mới trong ngành nội thất đã nhận vốn từ 2 quỹ đầu tư. Tuy nhiên nhà sáng lập kiêm CEO startup này từ chối tiết lộ con số cụ thể.
Sau khi học ngành tài chính tại Singapore và làm việc cho 2 tập đoàn quốc tế, Giang Đặng quyết định "ra riêng" để xây dựng những công ty có cách tiếp cận thị trường mới mẻ.
"Thời điểm đấy tôi cảm nhận thị trường Việt Nam như một cánh đồng rộng lớn, đầy cơ hội cho những ai chịu khó gây dựng và nỗ lực mang lại giá trị mới cho thị trường", nữ CEO sinh năm 1983 này nhớ lại.
Năm 2016, nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành nội thất, Giang Đặng thành lập CTCP nội thất Flexfit. Khi nhắc đến nội thất "đồ rời", khách hàng có thể dễ dàng kể tên Uma, JYSK, IKEA, nhưng nhắc đến nội thất "may đo", khó để khách hàng hình dung đến một cái tên thực sự nổi bật.
"Các thị trường phát triển trước Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều có 3 cột trụ chung trong quá trình phát triển nền kinh tế như: Đô thị hóa, phát triển ngành sản xuất, mở rộng sản phẩm tiêu dùng, trước khi đi đến nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ như hiện nay. Khi xu hướng đô thị hóa xảy ra sẽ kéo những nhu cầu, dịch vụ kèm theo. Ước tính tương lai Việt Nam sẽ có khoảng 60% dân số sống ở các đô thị. Nhìn vào 3 điểm này để từ đó mình xác định dịch vụ mà mình hướng đến còn rất nhiều cơ hội", CEO Flexfit phân tích.
Bước chân vào thị trường tỷ đô
Trung bình các gia đình sẽ chi khoảng 10% giá trị căn hộ hoặc căn nhà vào đầu tư nội thất. Số liệu trong ngành cho thấy, khoảng 40% khoản đầu tư này dành cho nội thất may đo, 40% dành cho nội thất rời và 20% dành cho các sản phẩm điện máy.
Với nguồn cung lên tới hàng trăm nghìn căn hộ chung cư, CEO Flexfit cho rằng thị trường nội thất may đo tiềm năng lên tới hàng tỷ USD, khi đà tăng trưởng của thị trường nhà ở Việt Nam được thúc đẩy bởi cơ cấu nhân khẩu học vàng và triển vọng kinh tế khả quan. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trên bước chuyển mình sánh ngang với các thành phố khác trong khu vực.
Nhưng khởi nguồn để làm được điều đó, Giang Đặng thành thật chia sẻ: "Nếu không có anh trai mình, có lẽ không thể có Flexfit như ngày hôm nay".
Người anh trai được CEO này nhắc đến vốn xuất thân từ ngành công nghệ, hiện đang điều hành một công ty nội thất công nghiệp lớn, là đối tác cung cấp tủ bếp cho các dự án chung cư, khách sạn lớn tại Hà Nội. Với mong muốn xây dựng được một hệ thống quy trình sản xuất hiện đại áp dụng cho ngành nội thất, anh và đội ngũ chuyên gia đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu thành công các ứng dụng. Nền tảng công nghệ này chính là bệ đỡ lớn với Flexfit khi áp dụng công nghệ vào ngành nội thất, điều tạo nên sự khác biệt của Flexfit so với các đơn vị khác trên thị trường. Flexfit cũng đang phát triển và học hỏi những công nghệ mới, không chỉ về công nghệ sản xuất, logistics, mà còn áp dụng công nghệ hướng tới trải nghiệm của khách hàng.

Xưởng sản xuất của Flexfit.
Theo Giang Đặng, nếu một xưởng nhỏ lẻ sản xuất may đo nội thất thông thường dùng nhân công truyền thống chỉ có thể thực hiện được dưới 5 đơn hàng mỗi tháng thì hiện Flexfit xử lý tới 50 đơn hàng và hướng tới mục tiêu 100 đơn hàng mỗi tháng. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này, vẫn còn nhiều việc chờ Flexfit phía trước nhất là khi làm nội thất may đo trên quy mô lớn không hề đơn giản.
"Thị trường nội thất vốn đã tồn tại những chuỗi lớn như Uma, Nhà xinh, Phố xinh hay JYSK nên để thành công, Flexfit chọn thị trường ngách. Nội thất may đo khó và đòi hỏi nhiều dữ liệu thông tin khách hàng từ đo đạc hiện trạng, đến thiết kế, tổ chức sản xuất và triển khai lắp đặt. Chúng tôi nỗ lực mỗi ngày để hiểu thị trường, hiểu nhu cầu của mỗi khách hàng và thiết kế không gian sống phù hợp theo mặt bằng của mỗi căn nhà và cá tính của chủ nhà, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng cao nhờ áp dụng các yếu tố công nghệ", chị Giang cho biết.
Một lý do khác khiến Giang Đặng tin vào tiềm năng những doanh nghiệp nội thất gỗ công nghiệp như Flexfit chính là sự thay đổi thói quen, nhận thức của người tiêu dùng thế hệ trẻ. Trước đây người dân thường ưa chuộng gỗ tự nhiên tuy nhiên hiện nay loại gỗ này ngày càng khan hiếm, chưa kể đến yếu tố cong vênh do thời tiết.
Trong khi đó gỗ công nghiệp hiện nay khắc phục được những nhược điểm thời tiết và đảm bảo được yếu tố bảo vệ môi trường, do phần lớn rừng được trồng và khai thác trong thời gian 3-5 năm, hạn chế được tình trạng khai thác rừng bừa bãi hiện nay trên thế giới.
Để phát triển Flexfit hướng tới những thành công trong tương lai, trao quyền và áp dụng nguyên tắc 80-20 là triết lý quản lý quan trọng nhất đối với nữ CEO này.
2. CEO ứng dụng học tiếng Anh Elsa: Cách tốt nhất để startup là...
Theo Văn Đinh Hồng Vũ - Co-founder, CEO ứng dụng học tiếng Anh Elsa, điều quan trọng của một startup, nhất là startup công nghệ, đó là phải có được sản phẩm tốt.
Được cộng đồng startup Việt biết đến khi là người Việt Nam đầu tiên chinh phục đấu trường công nghệ tầm cỡ thế giới SXSW Edu năm 2016, Văn Đinh Hồng Vũ - Co-founder, CEO Elsa đã lọt vào danh sách 4 công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới, top 5 ứng dụng AI, top 7 ứng dụng AI tốt nhất cho Android và IOS, top 10 ứng dụng AI phải có để giúp điện thoại thông minh hơn... Mới đây, Elsa lại tiếp tục gọi vốn thành công với con số lên đến 7 triệu đô la Mỹ.
Văn Đinh Hồng Vũ - Co-founder & CEO của Elsa từng là cô sinh viên ngoại thương đa tài, đại diện giới trẻ Việt Nam tham dự hàng loạt hội nghị cấp cao dành cho sinh viên thế giới. Tốt nghiệp loại xuất sắc, Hồng Vũ nhận thêm 2 học bổng thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh và thạc sĩ quản lý giáo dục của Đại học Stanford và lần lượt đảm nhiệm vị trí trợ lý tổng giám đốc của Maersk - tập đoàn vận tải và năng lượng có chi nhánh 136 quốc gia với 89.000 nhân viên, vị trí trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company - 1 trong 4 tập đoàn tư vấn đứng đầu nước Mỹ.

Văn Đinh Hồng Vũ - Co-founder, CEO ứng dụng học tiếng Anh Elsa
Để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp, Hồng Vũ đã rời bỏ vị trí nhiều bạn trẻ mơ ước để xây dựng Elsa, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) độc quyền trong lĩnh vực nhận diện giọng nói với công nghệ học sâu đạt chính xác trên 95%. Ứng dụng này sẽ nghe người học phát âm tiếng Anh, rồi đưa ra phản hồi tức thì về những lỗi sai và hướng dẫn chỉnh sửa lại theo chuẩn bản xứ tới từng âm tiết. Elsa được ví như một gia sư tiếng Anh chuyên nghiệp 24/7.
Vũ kể: "Những năm tháng học tiếng Anh theo kiểu truyền thống, nặng văn phạm, từ vựng và đọc - viết mà không có nhiều cơ hội luyện nghe - nói chuyên nghiệp nên những ngày đầu bước chân vào giảng đường Stanford, từ một người vô cùng tự tin, vốn tiếng Anh lưu loát, tôi trở nên dè dặt, luôn bị lúng túng vì phát âm không chuẩn, cảm thấy thiếu tự tin khi bị người nghe hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Biết điểm yếu của mình nhưng ở Mỹ lúc đó, nếu bạn muốn chỉnh sửa phát âm đúng chuẩn thì sẽ phải chi trả khoản phí rất cao, khoảng 100 - 200 USD/giờ để nhận hỗ trợ của các chuyên gia về diễn thuyết. May mắn, tôi được một người bạn Mỹ tận tình bỏ thời gian kèm cặp tôi, kiên nhẫn nghe tôi nói và chỉ ra các lỗi tôi mắc phải".
Từ thực tế bản thân, Vũ ấp ủ ý tưởng xây dựng trí tuệ nhân tạo, nhận diện và phân tích giọng nói để giúp 1,5 tỷ người trên thế giới có thể tự học nói tiếng Anh chính xác, lưu loát. Vũ chia sẻ: "Ngay tại Mỹ, các công ty đều coi trọng khả năng giao tiếp. Nhiều người, vì không nói lưu loát nên khả năng xin được việc thấp hơn, cơ hội thăng tiến mất đi, thậm chí không nói tốt tiếng Anh sẽ mất đi 32% cơ hội nghề nghiệp. Vì vậy, không có cách nào tốt hơn là tạo ra một sản phẩm gắn với công nghệ mới để mọi người trên khắp thế giới có thể sử dụng".
Năm 2016, qua khảo sát, các học viên tiếng Anh đã chi hơn 65 tỷ USD để đầu tư cho các khóa đào tạo tiếng Anh, 90% học viên vẫn phải đánh vật khi họ nói tiếng Anh. Vì vậy, khi Elsa ra mắt đã tạo nên cơn sốt cho những người quan tâm. Hồng Vũ cho biết: "Elsa đã tăng trưởng kinh doanh 400% tại Việt Nam trong năm 2018 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2019".
Theo đại diện quỹ Gradient Ventures- quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của Google, trong quá trình nghiên cứu các công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo khác nhau và đặc biệt là Speech technology, họ đã chú ý đến Elsa - một ứng dụng độc đáo sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói phù hợp cho việc học ngôn ngữ và ngay lập tức bị thu hút, nên quyết định đầu tư 7 triệu USD cho Elsa.
Hồng Vũ cũng cho biết: "Vòng gọi vốn này sẽ giúp Elsa tăng tốc phát triển, khai phá nhiều thị trường mới như Nhật Bản, Indonesia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để chúng tôi làm việc với các chuyên gia từ Google để tiếp tục phát triển đội ngũ nhân tài công nghệ, cũng như các tính năng A.I tiên tiến nhất.
Cuối năm 2019, Elsa cũng sẽ giới thiệu các tính năng mới và xây dựng các tính năng trí tuệ nhân tạo tiên tiến hơn. Elsa đã phát động chương trình "Thầy cô Việt dạy tiếng Anh hay" với việc tài trợ các tài khoản Elsa Pro cho giáo viên tiếng Anh và ra đời chức năng Bảng quản lý lớp học giúp các giáo viên theo dõi tự động tiến độ và kết quả của học sinh".
Theo Hồng Vũ, điều quan trọng của một startup, nhất là startup công nghệ, đó là phải có được sản phẩm tốt. Sản phẩm của bạn phải là giải pháp đổi mới sáng tạo để giải quyết được một vấn đề lớn trong một thị trường lớn, có tiềm năng trở thành người dẫn đầu thị trường để thuyết phục nhà đầu tư. Hiện nay Elsa đang có hơn 4 triệu người dùng đến từ 101 quốc gia, trong đó có hơn 1,6 triệu người dùng Việt Nam.
Sau thời gian học tập bài bản cùng với lộ trình học của Elsa, 85% người dùng phát âm rõ hơn, 68% nói chuyện dễ hiểu hơn, 94% tự tin hơn. Kết quả cho thấy học với Elsa liên tục trong 3 tuần sẽ giúp cải thiện 40% năng lực phát âm và 27 giờ học với Elsa có hiệu quả tương đương với một học kỳ học phát âm chuyên biệt tại một trường đại học của Mỹ.
Từ thực tế bản thân, Vũ ấp ủ ý tưởng xây dựng trí tuệ nhân tạo, nhận diện và phân tích giọng nói để giúp 1,5 tỷ người trên thế giới có thể tự học nói tiếng Anh chính xác, lưu loát. Vũ chia sẻ: "Ngay tại Mỹ, các công ty đều coi trọng khả năng giao tiếp. Nhiều người, vì không nói lưu loát nên khả năng xin được việc thấp hơn, cơ hội thăng tiến mất đi, thậm chí không nói tốt tiếng Anh sẽ mất đi 32% cơ hội nghề nghiệp. Vì vậy, không có cách nào tốt hơn là tạo ra một sản phẩm gắn với công nghệ mới để mọi người trên khắp thế giới có thể sử dụng".
Năm 2016, qua khảo sát, các học viên tiếng Anh đã chi hơn 65 tỷ USD để đầu tư cho các khóa đào tạo tiếng Anh, 90% học viên vẫn phải đánh vật khi họ nói tiếng Anh. Vì vậy, khi Elsa ra mắt đã tạo nên cơn sốt cho những người quan tâm. Hồng Vũ cho biết: "Elsa đã tăng trưởng kinh doanh 400% tại Việt Nam trong năm 2018 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2019".
Theo đại diện quỹ Gradient Ventures- quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của Google, trong quá trình nghiên cứu các công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo khác nhau và đặc biệt là Speech technology, họ đã chú ý đến Elsa - một ứng dụng độc đáo sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói phù hợp cho việc học ngôn ngữ và ngay lập tức bị thu hút, nên quyết định đầu tư 7 triệu USD cho Elsa.
Hồng Vũ cũng cho biết: "Vòng gọi vốn này sẽ giúp Elsa tăng tốc phát triển, khai phá nhiều thị trường mới như Nhật Bản, Indonesia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để chúng tôi làm việc với các chuyên gia từ Google để tiếp tục phát triển đội ngũ nhân tài công nghệ, cũng như các tính năng A.I tiên tiến nhất.
Cuối năm 2019, Elsa cũng sẽ giới thiệu các tính năng mới và xây dựng các tính năng trí tuệ nhân tạo tiên tiến hơn. Elsa đã phát động chương trình "Thầy cô Việt dạy tiếng Anh hay" với việc tài trợ các tài khoản Elsa Pro cho giáo viên tiếng Anh và ra đời chức năng Bảng quản lý lớp học giúp các giáo viên theo dõi tự động tiến độ và kết quả của học sinh".
Theo Hồng Vũ, điều quan trọng của một startup, nhất là startup công nghệ, đó là phải có được sản phẩm tốt. Sản phẩm của bạn phải là giải pháp đổi mới sáng tạo để giải quyết được một vấn đề lớn trong một thị trường lớn, có tiềm năng trở thành người dẫn đầu thị trường để thuyết phục nhà đầu tư. Hiện nay Elsa đang có hơn 4 triệu người dùng đến từ 101 quốc gia, trong đó có hơn 1,6 triệu người dùng Việt Nam.
Sau thời gian học tập bài bản cùng với lộ trình học của Elsa, 85% người dùng phát âm rõ hơn, 68% nói chuyện dễ hiểu hơn, 94% tự tin hơn. Kết quả cho thấy học với Elsa liên tục trong 3 tuần sẽ giúp cải thiện 40% năng lực phát âm và 27 giờ học với Elsa có hiệu quả tương đương với một học kỳ học phát âm chuyên biệt tại một trường đại học của Mỹ.
3. Năng lượng từ yêu thương
Yêu thương, với Nguyễn Thu Trang không chỉ dành cho người thân mà còn dành cho cả những loài sống trên trái đất. Trang khuyến khích "nên ăn và sử dụng những gì tốt nhất không chỉ cho mình mà còn cho các loài. Hãy yêu thương ngôi nhà chung trái đất và chăm sóc nó bằng những hành động thiết thực". House of Chay ra đời từ những suy nghĩ như vậy.


Khởi nghiệp "lén"
Sang Úc du học từ năm 19 tuổi, tốt nghiệp loại ưu ngành tài chính, cộng với vẻ ngoài xinh đẹp, tính cách mềm dẻo, Trang nhanh chóng có công việc đáng mơ ước. Sau 8 năm, một hôm thức dậy, Trang bỗng thèm... nghe tiếng Việt, nghe tiếng xe cộ huyên náo của Sài Gòn, vậy là xách vali về nước. Lúc đầu Trang giữ vị trí giám đốc tài chính cho một thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam. Trang của thời điểm ấy "quyền lực" hệt những quý cô kiêu kỳ vẫn thấy trên phim ảnh. Nhưng thâm tâm, Trang lo lắng vì không có thời gian chăm sóc chính mình và quan tâm đến bố mẹ.
"Tôi bắt đầu tự hỏi, nếu đi theo con đường này năm mười năm nữa, liệu mình có thấy vui? Câu trả lời là không, nhưng tôi chưa tìm được lối thoát. Tình cờ đọc được những tài liệu về ăn chay, tôi dần khám phá ăn chay giúp cơ thể cân bằng, khỏe mạnh lại góp phần bảo vệ môi trường sống, nên quyết định thử" - Trang tâm sự.
Trang ghé qua rất nhiều tiệm chay ở Sài Gòn. Kết quả, sau một thời gian, Trang cảm thấy mệt mỏi vì phần lớn thực phẩm thiếu dinh dưỡng và quá nhiều dầu. Bằng con mắt của người làm tài chính, Trang nhận thấy Việt Nam là thị trường khổng lồ về nhu cầu sống lành mạnh, ăn uống những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Thế là House of Chay ra đời từ một cái bếp nho nhỏ. Trang nấu cho chính cô, gia đình và bạn bè ăn thử. Nhận được sự khích lệ, Trang rời bỏ công việc có thu nhập cao, có vị trí xã hội để mở tiệm bán đồ ăn chay.
Trong năm đầu tiên House of Chay thành hình, Trang không dám nói với bố mẹ về quyết định "động trời" này, cho đến khi cảm thấy không giấu được nữa. "Hồi biết tin, bố mẹ không vui nhưng tôi biết ông bà luôn ủng hộ. Lâu lâu thấy con gái đầu xù tóc rối, làm tất tần tật việc từ nhà bếp đến cửa hàng, xót con nên bố mẹ có "càm ràm" chút chút. Đến bây giờ bố tôi vẫn trêu, học tiếng tây tiếng u, bằng cấp cao giờ về bán thức ăn cho người ta. Vậy chứ hôm sau bố lại khệ nệ giúp tôi lắp từng cái kệ” - Trang chia sẻ.
Hơn cả ăn chay
Hai năm sau khi khởi hành, House of Chay của Nguyễn Thu Trang dần lan tỏa đến giới văn phòng cũng như những gia đình ở thành thị thích ăn chay. Tuy nhiên, không thành quả nào dễ dàng đến. Để có được gần 200 công thức nấu chay như hiện nay, Trang phải tìm tòi và làm việc cùng một số bác sĩ dinh dưỡng tại Mỹ trong suốt 9 tháng ròng rã.
Trang kể: "Cách làm của tôi hơi ngược với một số nơi. Họ nghĩ về món ăn trước rồi tìm nguyên liệu để chế biến. Tôi thì bắt đầu từ giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trước, chẳng hạn có bao nhiêu protein, chất béo, vitamine,... từ đó chọn ra một tuần phải ăn đủ bao nhiêu loại rau củ, bao nhiêu loại hạt để đủ chất. Đi vào cụ thể từng món, món đó sẽ có nhóm rau củ nào. Quan trọng hơn, để món ăn thuần Việt, phù hợp với người Việt, phải tìm rau củ hợp với khẩu vị, lại hợp lý về giá thành. Nấu thành món mà chưa thấy ngon thì lại tiếp tục điểu chỉnh rồi mời bạn bè, người thân đến ăn thử, góp ý. Cuối cùng mới ra công thức cho từng món".
Để không đi chệch hướng, ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, Trang đã xây dựng bài bản giá trị của thương hiệu, đặt ra cho thương hiệu lộ trình từ nhỏ đến lớn để nhận diện và hướng dẫn nhân viên tuân thủ trên một nền tảng xanh, sạch và lan tỏa thông điệp yêu thương bằng những hành động thiết thực.
Để giảm giá thành sản phẩm, Trang lập nông trại rau củ sạch. Bên cạnh nhận đơn hàng từ facebook, hotline, Trang đầu tư web thương mại điện tử, đồng bộ cùng phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, đội ngũ giao hàng đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng đến khách hàng với chi phí hợp lý.
Đã bốn năm qua, House of Chay không chỉ là nơi bán thực phẩm đơn thuần mà còn lan tỏa cách sống xanh trong cộng đồng, như đổi bàn chải nhựa lấy bàn chải tre có hơn 10.000 người tham gia với sự hỗ trợ địa điểm của các nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê tại Sài Gòn, dùng ống hút tre thay ống hút nhựa, sản xuất những sản phẩm thiết yếu như ly, tách, đũa, bàn chải, kem đánh răng, chewing gum từ nguồn nguyên liệu thân thiện môi trường. "Người trẻ là thành phần năng động nhất trong cộng đồng. Do đó, chuyển hóa được họ sẽ tạo nên sức ảnh hưởng về lối sống tích cực đến những người xung quanh" - Trang đúc kết.
"Tôi muốn House of Chay không chỉ là nơi bán thực phẩm mà trở thành chuỗi siêu thị thực phẩm sạch. Trước mắt, House of Chay làm cầu nối giữa những đơn vị sản xuất sản phẩm sạch và người tiêu dùng. Trong năm 2019, House of Chay sẽ sản xuất ly uống nước bằng bã mía" - Trang bộc bạch.
Sang Úc du học từ năm 19 tuổi, tốt nghiệp loại ưu ngành tài chính, cộng với vẻ ngoài xinh đẹp, tính cách mềm dẻo, Trang nhanh chóng có công việc đáng mơ ước. Sau 8 năm, một hôm thức dậy, Trang bỗng thèm... nghe tiếng Việt, nghe tiếng xe cộ huyên náo của Sài Gòn, vậy là xách vali về nước. Lúc đầu Trang giữ vị trí giám đốc tài chính cho một thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam. Trang của thời điểm ấy "quyền lực" hệt những quý cô kiêu kỳ vẫn thấy trên phim ảnh. Nhưng thâm tâm, Trang lo lắng vì không có thời gian chăm sóc chính mình và quan tâm đến bố mẹ.
"Tôi bắt đầu tự hỏi, nếu đi theo con đường này năm mười năm nữa, liệu mình có thấy vui? Câu trả lời là không, nhưng tôi chưa tìm được lối thoát. Tình cờ đọc được những tài liệu về ăn chay, tôi dần khám phá ăn chay giúp cơ thể cân bằng, khỏe mạnh lại góp phần bảo vệ môi trường sống, nên quyết định thử" - Trang tâm sự.
Trang ghé qua rất nhiều tiệm chay ở Sài Gòn. Kết quả, sau một thời gian, Trang cảm thấy mệt mỏi vì phần lớn thực phẩm thiếu dinh dưỡng và quá nhiều dầu. Bằng con mắt của người làm tài chính, Trang nhận thấy Việt Nam là thị trường khổng lồ về nhu cầu sống lành mạnh, ăn uống những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Thế là House of Chay ra đời từ một cái bếp nho nhỏ. Trang nấu cho chính cô, gia đình và bạn bè ăn thử. Nhận được sự khích lệ, Trang rời bỏ công việc có thu nhập cao, có vị trí xã hội để mở tiệm bán đồ ăn chay.
Trong năm đầu tiên House of Chay thành hình, Trang không dám nói với bố mẹ về quyết định "động trời" này, cho đến khi cảm thấy không giấu được nữa. "Hồi biết tin, bố mẹ không vui nhưng tôi biết ông bà luôn ủng hộ. Lâu lâu thấy con gái đầu xù tóc rối, làm tất tần tật việc từ nhà bếp đến cửa hàng, xót con nên bố mẹ có "càm ràm" chút chút. Đến bây giờ bố tôi vẫn trêu, học tiếng tây tiếng u, bằng cấp cao giờ về bán thức ăn cho người ta. Vậy chứ hôm sau bố lại khệ nệ giúp tôi lắp từng cái kệ” - Trang chia sẻ.
Hơn cả ăn chay
Hai năm sau khi khởi hành, House of Chay của Nguyễn Thu Trang dần lan tỏa đến giới văn phòng cũng như những gia đình ở thành thị thích ăn chay. Tuy nhiên, không thành quả nào dễ dàng đến. Để có được gần 200 công thức nấu chay như hiện nay, Trang phải tìm tòi và làm việc cùng một số bác sĩ dinh dưỡng tại Mỹ trong suốt 9 tháng ròng rã.
Trang kể: "Cách làm của tôi hơi ngược với một số nơi. Họ nghĩ về món ăn trước rồi tìm nguyên liệu để chế biến. Tôi thì bắt đầu từ giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trước, chẳng hạn có bao nhiêu protein, chất béo, vitamine,... từ đó chọn ra một tuần phải ăn đủ bao nhiêu loại rau củ, bao nhiêu loại hạt để đủ chất. Đi vào cụ thể từng món, món đó sẽ có nhóm rau củ nào. Quan trọng hơn, để món ăn thuần Việt, phù hợp với người Việt, phải tìm rau củ hợp với khẩu vị, lại hợp lý về giá thành. Nấu thành món mà chưa thấy ngon thì lại tiếp tục điểu chỉnh rồi mời bạn bè, người thân đến ăn thử, góp ý. Cuối cùng mới ra công thức cho từng món".
Để không đi chệch hướng, ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, Trang đã xây dựng bài bản giá trị của thương hiệu, đặt ra cho thương hiệu lộ trình từ nhỏ đến lớn để nhận diện và hướng dẫn nhân viên tuân thủ trên một nền tảng xanh, sạch và lan tỏa thông điệp yêu thương bằng những hành động thiết thực.
Để giảm giá thành sản phẩm, Trang lập nông trại rau củ sạch. Bên cạnh nhận đơn hàng từ facebook, hotline, Trang đầu tư web thương mại điện tử, đồng bộ cùng phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, đội ngũ giao hàng đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng đến khách hàng với chi phí hợp lý.
Đã bốn năm qua, House of Chay không chỉ là nơi bán thực phẩm đơn thuần mà còn lan tỏa cách sống xanh trong cộng đồng, như đổi bàn chải nhựa lấy bàn chải tre có hơn 10.000 người tham gia với sự hỗ trợ địa điểm của các nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê tại Sài Gòn, dùng ống hút tre thay ống hút nhựa, sản xuất những sản phẩm thiết yếu như ly, tách, đũa, bàn chải, kem đánh răng, chewing gum từ nguồn nguyên liệu thân thiện môi trường. "Người trẻ là thành phần năng động nhất trong cộng đồng. Do đó, chuyển hóa được họ sẽ tạo nên sức ảnh hưởng về lối sống tích cực đến những người xung quanh" - Trang đúc kết.
"Tôi muốn House of Chay không chỉ là nơi bán thực phẩm mà trở thành chuỗi siêu thị thực phẩm sạch. Trước mắt, House of Chay làm cầu nối giữa những đơn vị sản xuất sản phẩm sạch và người tiêu dùng. Trong năm 2019, House of Chay sẽ sản xuất ly uống nước bằng bã mía" - Trang bộc bạch.
4. Cô gái Việt khởi nghiệp thành công nhờ kinh doanh mỹ phẩm ở Australia
Trần Ngọc Bích Hằng bỏ vị trí tốt, lương cao tại một tập đoàn khách sạn, khởi nghiệp ngành mỹ phẩm với giấc mơ tạo thương hiệu của riêng mình.
Tại Australia, mọi người gọi Hằng là Emily Tran. Cô gái sinh năm 1991 đến xứ sở chuột túi năm 2009 để học ngành quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Những tưởng cuộc đời cô sẽ hoàn toàn rẽ theo con đường này nhưng một đam mê đã thay đổi tất cả những giấc mơ trước lúc rời Việt Nam. Emily Trần tham vọng mở một thương hiệu làm đẹp của riêng mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ở hiện tại, cô tập trung toàn lực trong việc làm nhà phân phối cho thương hiệu Dermalyana.

Bỏ việc để theo đuổi đam mê
Tháng 8/2013, khi vừa tốt nghiệp và lấy bằng cử nhân của trường quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng quốc tế Blue Mountains, Emily bắt đầu với vị trí lễ tân tại TFE Hotels - một nhánh của tập đoàn Toga hiện có hơn 70 khách sạn 3-5 sao tại Australia, New Zealand và châu Âu. Sau một năm, cô được chọn vào chương trình đào tạo quản lý tương lai và đầu năm 2016 được ký hợp đồng chính thức với vị trí Relief Duty Manager cho tập đoàn TFE Hotels, hỗ trợ quản lý bảy khách sạn tại Tây và Bắc Australia.
"Tôi nghĩ là do thái độ làm việc của mình tốt, tận tâm với khách hàng, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp và siêng năng học hỏi nên được chọn vào các chương trình đạo tạo quản lý và thăng chức nhanh chóng", Emily nhớ lại.
Trong thời gian này, cô bắt đầu thích làm đẹp và các sản phẩm chăm sóc da. Năm 2013, Emily làm việc tại thành phố Darwin với thời tiết nóng bức, mỗi ngày cô đi bộ tới công sở mà không sử dụng kem chống nắng hay bất cứ công cụ che chắn nào nên da bị cháy nắng khá nặng. Các bác sĩ kê thuốc cho cô bôi và dặn chỉ được sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ cho da hoặc có thành phần chiết xuất thiên nhiên.
Emily nói đây là thời điểm mà cô nhớ mãi vì trong thời gian này còn bị dị ứng với một số mỹ phẩm khác. Cô bắt đầu học về các thành phần có trong các sản phẩm trong sóc da, công dụng và cách sử dụng chúng. Càng nghiên cứu, cô lại càng thích hơn khi biết tác động của từng loại và thấy sự thay đổi trên da của mình. "Tôi bắt đầu mua và thử nhiều nhãn hiệu khác nhau và bị cuốn vào chúng lúc nào không hay", cô nói.
Sau nhiều năm công tác trong nghành kinh doanh khách sạn, Emily dần nhận ra chăm sóc da mới thật sự là niềm đam mê của mình. Cô quyết định rẽ ngoặt sự nghiệp, theo đuổi con đường kinh doanh các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp trên đất Australia từ cuối năm 2017. Cô bắt đầu bằng việc lập một trang Facebook và Instagarm để đăng tải các bài viết cũng như hình ảnh sản phẩm và bán online. Tuy nhiên, doanh thu năm ấy rất thấp vì cô mới khởi nghiệp lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tháng 3/2018, Emily tình cờ biết đến thương hiệu Dermalyana, dòng sản phẩm làm trắng da 100% sản xuất tại Australia do công ty Rogers Healthcare có chủ và CEO là một người Anh có tên Stephen Rogers nên chủ động tới công ty để tìm hiểu. Cô ấn tượng khi xem qua và thử các sản phẩm, có ý định mua về bán nhưng để đảm bảo hiệu quả, cô mua năm chai một lúc mang về cho bạn bè và người thân sử dụng.
Hai tuần sau đó, khi nhận những phản hồi tích cực, cô quyết định quay trở lại công ty này để xin làm nhà phân phối chính thức. Đến tháng 12, khi lượng tiêu thụ khá tốt và cho thấy tiềm năng phát triển của dòng sản phẩm này, Emily đề nghị và được công ty đồng ý đặt bút ký thỏa thuận trở thành phân phối độc quyền của hãng tại Sydney và New South Wales. Lúc này, cô biết con đường tương lai và giấc mơ của mình đang rõ ràng hơn bao giờ hết.
"Khởi nghiệp không dễ dàng nhưng phải biết nắm bắt cơ hội"
Tự tin khi tìm được sản phẩm tốt để cung ứng cho thị trường, Emily vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận khách hàng. "Công ty có những chiến lược quảng cáo sản phẩm trên các trang cộng đồng người Việt và giới thiệu về Việt Nam. Sản phẩm cũng được bán tại các nhà thuốc lớn tại Australia. Tôi còn quay thêm video để giới thiệu dòng sản phẩm mới", cô chia sẻ về các nỗ lực đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng hơn.
Vì là startup và công ty mới thành lập nên để tiết kiệm chi phí, cô thuê nhân viên kế toán, khai thuế và vận chuyển từ bên ngoài, còn lại chỉ có hai người làm chính thức. Trong thời gian tới, cô có có kế hoạch tuyển thêm nhân viên để việc kinh doanh phát triển nhanh hơn.
Emily thừa nhận mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm chăm sóc sắc đẹp là rất lớn vì có hàng nghìn thương hiệu trên thị trường. "Nhưng tôi nghĩ với sản phẩm có một không hai thì sẽ có thị trường riêng cho mình - dòng sản phẩm làm trắng da, sản xuất tại Australia theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt thì độ an toàn và hiệu quả rất được đảm bảo", cô tự tin cho biết.
Nữ doanh nhân trẻ cho biết đã đề xuất ký hợp đồng trị giá hàng triệu USD cùng công ty Rogers Healthcare. Cô hiện nắm giữ lượng khách hàng sỉ và lẻ lớn, có mười nhà phân phối và cửa hàng tại Australia, Mỹ, Hong Kong và một số nước khác.
"Tôi cũng huy động lực lượng bán hàng online hùng hậu và từng ngày xây dựng và phát triển đội ngũ bán hàng online một cách sáng tạo nhất. Bây giờ là thời đại của trí tuệ, của công nghệ thông tin và đột phá trong kinh doanh, công ty của tôi cũng không phải ngoại lệ", cô nói.
Emily chia sẻ thành công hiện nay đến từ việc áp dụng quy tắc "tám có". Cụ thể, điều đầu tiên là phải có kiến thức về sản phẩm hay công ty sản xuất ra chúng. Cô đặt tiêu chí chất lượng và hiệu quả là cốt yếu cho việc kinh doanh. "Nhìn chung, Rogers Healthcare đã thỏa mãn tất cả những tiêu chí mà tôi cần có cho một đối tác bền vững để cùng phát triển tại Sydney và New South Wales. Cụ thể là ngoài các công cụ tìm kiếm trên mạng, tôi đã tới gặp trực tiếp người sáng lập và lãnh đạo công ty, thêm vào đó là tin vào giác quan của mình", cô giải thích. Theo cô, cái "có thứ hai" là phải có sự nhạy bén trong kinh doanh. Cụ thể là phải nắm bắt cơ hội đúng lúc. Cái "có" kế tiếp là người kinh doanh online cần phải có đủ kênh bán hàng trực tuyến mà khách hàng tiềm năng hay lui tới để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy và mua hàng nhất.
Ngoài ra, Emily cũng chú trọng đến tác động xã hội và môi trường, tức làm sao sản phẩm phải giúp bản thân và người khác tự tin hơn cũng như việc giúp bảo vệ môi trường nơi cô đang sống. Nữ doanh nhân cho một ví dụ là túi xách đựng hàng của Dermalyana không cán màn nilon và có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể tạo nên thành công nếu không có đủ đam mê, quyết tâm, ý chí tiến thủ và lòng kiên trì bởi khởi nghiệp không bao giờ là một việc dễ dàng. "Nếu áp dụng phương pháp 'tám có' cho bản thân và câu trả lời của bạn là có cho tất cả thì khả năng thành công rất cao", cô nói.
Với sự siêng năng của mình, khi không còn làm công ăn lương mà mỗi ngày là hàng trăm câu hỏi phải giải đáp, hàng trăm công việc không tên, Emily lại thấy yêu thích cuộc sống bây giờ của mình hơn. Không có cả thời gian đi chơi hay du lịch nhưng đổi lại cô được kinh doanh ngành hàng mà mình đam mê, mỗi ngày đều thấy vui vẻ với công việc.
Cô gái sinh năm 1991 thích đọc thông tin trên các báo online để nắm bắt các xu hướng làm đẹp tại Autralia, Việt Nam và trên thế giới rồi viết lại những mục thú vị, có ích cho công việc kinh doanh. Emily muốn một ngày không xa sẽ hợp tác với công ty Rogers Healthcare để ra mắt thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình. Còn hiện tại, cô muốn tích lũy kiến thức và học hỏi để trở thành beauty blogger - chia sẻ những kinh nghiệm và giới thiệu các sản phẩm làm đẹp tốt đến mọi người.
Đông Trần tổng hợp (nguồn: DNSG online/khoinghiep.org.vn)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận