Bón phân cho cây thanh long

Thứ sáu, 27/10/2017

Cây thanh long chịu hạn tốt nên được trồng ở những vùng nóng và cần ánh sáng trực tiếp. Thanh long chủ yếu được trồng tập trung ở vùng cát nóng Bình Thuận. Do biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần, miền Bắc nóng hơn và rét giảm dần nên cây thanh long đang được trồng nhiều tại các tỉnh phía Bắc.
Cây thanh long chịu hạn tốt nên được trồng ở những vùng nóng và cần ánh sáng trực tiếp. Thanh long chủ yếu được trồng tập trung ở vùng cát nóng Bình Thuận. Do biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần, miền Bắc nóng hơn và rét giảm dần nên cây thanh long đang được trồng nhiều tại các tỉnh phía Bắc.

1. Sử dụng phân bón theo tiêu chuẩn VietGAP:

Kỹ thuật và quy trình quản lý việc sử dụng phân bón khi trồng Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu phải ghi chép, lưu trữ hồ sơ đầy đủ các số liệu về các loại phân, liều lượng sử dụng, thời điểm bón phân và cả tên người trực tiếp thực hiện khâu bón phân; trong đó, cần ghi đầy đủ cả số liệu về diện tích đất, độ tuổi cây, sản lượng thu hoạch.

2. Chủng loại phân bón:

Các loại phân bón thích hợp đối với Thanh Long bao gồm:

+ Phân hữu cơ cổ điển: Là loại phân nền rất cần thiết cho Thanh Long, phân hữu cơ cổ điển là các loại phân chuồng, phân xanh được ủ hoai mục. Theo quy trình VietGAP, tuyệt đối không được dùng phân chuồng, hay các vật liệu như mụn dừa, trấu mục... chưa qua ủ hoai để bón cho Thanh Long nhằm ngăn ngừa các loại vi sinh vật gây bệnh. Nơi ủ phân phải được bố trí ở nơi riêng biệt, không gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

+ Phân hữu cơ vi sinh: Là các loại phân hữu cơ được xử lý bổ sung một hoặc nhiều loại vi sinh vật có ích như vi sinh cố định đạm, vi sinh phân giải lân khó tiêu trong đất, vi sinh phân giải nhanh chất hữu cơ khó tiêu ... do đó, phân hữu số vi sinh có giá trị cao hơn phân hữu cơ cổ điển và thường sử dụng với hàm lượng ít hơn. Hiện nay, thị trường lưu hành khá nhiều loại hữu cơ vi sinh; tuy nhiên, nhà vườn có thể chế biến tại chỗ bằng cách sử dụng các nguồn phân chuồng, trấu, mụn dừa, rơm rạ, lục bình ... để xử lý với các chế phẩm vi sinh. Phổ biến và tiện dụng hiện nay là xử lý phân hữu cơ với nấm Tricoderma; nguồn xác bã hữu cơ được gom đống, tưới nước vừa đủ ẩm, đạp dẻ rồi pha 20 gram Tricoderma tưới cho mỗi mét khối đống ủ; sau đó dùng bạt nhựa đậy kín đông ủ, tưới nước bổ sung hàng tuần, cách khoảng 2-3 tuần giở đống ủ để cào đảo. Sau 1,5 - 2 tháng ủ thì có thể sử dụng.

+ Phân hoá học: Bao gồm các loại phân đa lượng (như N, P, K) dùng bón gốc và các loại phân trung lượng và vi lượng (như Ca, Zn, Cu, Fe, Mn, Mg, Bo ... ) thường có nhiều trong phân bón lá.

3. Kỹ thuật bón phân:

Trong thực tế, hàm lượng và thời điểm bón phân còn tùy thuộc vào loại đất, mật độ trồng, tuổi cây ... Tuy nhiên, bình quân hàm lượng phân và cách bón có thể tính theo đơn vị trụ Thanh Long như sau:

3.1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: (năm thứ 1-2)

+ Bón lót: Phân hữu cơ được bón một lần duy nhất với lượng từ 15 - 20 kg cùng với phân 0,5 kg super lân và 20 gram Basudin lúc đắp mô chuẩn bị đặt hom. Nếu không chủ động được nguồn phân hữu cơ cổ điển thì sử dụng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng từ 2 - 5 kg/trụ tuỳ loại phân.

+ Bón thúc lần 1: Mổt tháng sau khi trồng bón 25 gram urê + 25 gram DAP cho một trụ hoặc 100 gram NPK 20-20-0 tưới xung quanh cách gốc 5-10 cm. Định kỳ 2 tuần bón một lần, với liều lượng phân như trên. Nếu bón bằng cách rải theo mô thì phải vùi lấp, hoặc dùng rơm rạ đậy lên trên.

+ Bón thúc lần 2, 3: Bón định kỳ cách nhau 3 tháng một lần với liều lượng như sau : 100 gram urê + 100 gram NPK 20- 20-15 cho một trụ. Khi cây ra hoa bón thêm 100 gram NPK 20 - 20 -15 cho một trụ. Nếu đủ dinh dưỡng thì đến cuối năm thứ nhất cây đã cho trái. Cách bón tốt nhất là rải phân chung quanh tán cây cách gốc 20-40 cm và xới nhẹ cho phân được vùi lấp để tránh bị rửa trôi.

3.2. Giai đoạn khai thác trái: (từ năm thứ 3 trở đi)

3.2.1. Phân hữu cơ: 30-50 kg phân chuồng ủ hoai mục và chia làm 2 lần; lần 1 sau khi tỉa cành tạo tán chuẩn bị khai thác trái chính vụ, lần 2 vào lúc chuẩn bị thu trái nghịch vụ. Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh với lượng bón từ 2-5 kg cho 1 trụ, và chia làm 3 đợt bón: lúc vừa thu hoạch xong, lúc ra hoa và lúc nuôi trái.

3.2.2. Phân vô cơ: Cần bón khoảng 1,08 kg urê + 3,6 kg super lân + 0,8 kg KC1; tương ứng với lượng phân nguyên chất là 500 gram N + 500 gram P2Os + 500 gram K20 (Thanh Long từ 3-5 năm tuổi) hoặc 1,63 kg urê + 3,6 kg super lân +1,25 kg KC1, tương ứng 750 gram N + 500 gram P2Os +750 gram K20 (Thanh Long từ 5 năm tuổi trở lên).

3.2.3. Các giai đoạn bón (8 lần trong năm):

+ Lần 1: Sau khi kết thúc vụ thu hoạch chính (khoảng cuối tháng 8 dương lịch) hoặc đã thu hoạch 80% số lượng trái trên vườn bón 200 gram urê + 3,6 kg super lân cho một trụ đối với vườn từ 3 - 5 năm tuổi hoặc 300 gram urê + 3,6 kg super lân cho một trụ đối với vườn trên 5 năm tuổi.

+ Lần 2: (đầu tháng 11 dương lịch). Bón 200 gram urê + 150 gram KC1 cho một trụ đối với vườn Thanh Long 3-5 năm tuổi, hoặc 300 gram urê + 250 gram KC1 đối với vườn Thanh Long trên 5 năm tuổi.

+ Lần 3: Cách lần bón thứ nhất 60 ngày. Bón 200 gram urê + 150 gram KC1 cho một trụ (vườn 3-5 năm tuổi) hoặc 300 gram urê + 250 gram KC1 cho một trụ (vườn trên 5 năm tuổi).

+ Lần 4: Cách lần bón thứ hai 30 ngày. Bón 100 gram urê + 100 gram KC1 cho một trụ (vườn 3-5 năm tuổi) hoặc 150 gram urê +150 gram KC1 cho một trụ (vườn trên 5 năm tuổi).

+ Lần 5, 6, 7, 8: Tiếp tục bón lượng phân còn lại theo định kỳ 30-35 ngày/lần, lượng phân bón tương tự như lần 4. Mục đích bón phân ở các giai đoạn nầy nhằm nuôi thân, hoa và trái.

Có thể thay thế phân đơn bằng phân NPK16-16-8 hoặc 20-20-15 với lượng phân bón từ 2-3 kg/trụ. Có thể bón bổ sung phân urê khoảng 0,1 - 0,2 kg/trụ lúc cây ra đọt non và phân KC1 từ 0,1-0,2kg/trụ lúc cây nuôi quả.

* Cách bón phân: Xới nhẹ chung quanh gốc cây, cách gốc từ 15-30 cm rãi phân đều khắp tán cây và xới cho phân lấp vào trong đất. Mùa khô có thể kết hợp dùng lớp bùn mỏng bồi quanh gốc, và sau cùng dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ lên trên. Nói chung, khi bón phân cần chú ý thao tác vùi lấp để rễ cây hấp thu triệt để ít bị mất phân. Riêng phân hữu cơ phải tuyệt đôi ủ hoai mục và tốt nhất cho ủ với các chế phẩm nấm đôi kháng; như nấm Tricoderma; rất có lợi cho cây.

* Phân bón lá: Nhằm kích thích ra hoa, tăng độ lớn của trái, độ bóng của vỏ trái, độ cứng của tai trái. Chỉ nên sử dụng các loại phân bón lá được phép lưu hành và tuỳ theo nhu cầu mà chọn phân bón lá thích hợp như các trường hợp sau:

+ Sau khi cắt tải tạo tán: Có thể phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao NPK (30-10-10). Phun 7 ngày/lần với liều lượng 30 gram/bình 16 lít.

+ Kích thích ra hoa: Dùng các loại phân có hàm lượng lân cao NPK (15-52-10) phun 1 tuần/lần. Sau khi thụ phấn khoảng 3 ngày dùng phân bón lá NPK (30-10-10) + GA3 với liều lượng the hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Giai đoạn nuôi trái: Dùng phân bón lá NPK (20-20-20) khoảng 20 ngày trước thu hoạch hoặc NPK Ca (12-0-40-3 Ca) với liều lượng 30 gram/bình 16 lít. Phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày nhằm tăng độ cứng của vỏ trái, tai trái xanh, bảo quản lâu.

+ Để tăng chất lượng quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tai lá xanh cứng, dài) có thể sử dụng thêm loại phân bón lá Fervitta (5-5-5) hay loại hữu cơ sinh học  Fish Emulsion (5-1-1).

Tóm lại, để đảm bảo năng suất và chât lượng trái Thanh Long về lâu dài phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho Thanh Long, cân đối NPK trung và vi lượng chủ yếu thông qua việc kết hợp bón phân hữu cơ nhất là phân hữu cơ vi sinh với phân vô cơ. Cân đối giữa phân bón gốc và phân bón lá. Không được lạm dụng phân bón lá, nhất là phân bón lá có chất đều hoà sinh trưởng.
 

Quốc Bảo tổng hợp (Nguồn: Trung tâm khuyến nông Long An)


Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×