Các phát minh thân thiện với môi trường
Thứ hai, 24/06/2019

Quả bóng đá tạo ra điện năng từ những cú sút; chiếc đèn điện hoạt động bằng… nước biển hay loại chất liệu da làm từ dứa là những sản phẩm không những thân thiện với thiên nhiên, mà còn thực sự tuyệt vời đối với cuộc sống của chúng ta!
Những phát minh tuyệt vời thân thiện với môi trường... và cả con người
Quả bóng đá tạo ra điện năng từ những cú sút; chiếc đèn điện hoạt động bằng… nước biển hay loại chất liệu da làm từ dứa là những sản phẩm không những thân thiện với thiên nhiên, mà còn thực sự tuyệt vời đối với cuộc sống của chúng ta!

Không chỉ là một chiếc bóng đèn điện, Mygdal Plantlight còn là một “hệ sinh thái” hoàn chỉnh! Với thiết kế đặc biệt, cây xanh nằm bên trong Mygdal Plantlight sẽ có được tất cả những yếu tố cần thiết để duy trì sự sống mà không cần tốn công chăm sóc. Theo đó, quá trình quang hợp – rất quan trọng với thực vật – vẫn sẽ diễn ra nhờ ánh sáng tận dụng được từ bóng đèn; thậm chí, bạn cũng sẽ không cần phải tưới nước, vì cái cây nằm trong một không gian kín hoàn toàn và toàn bộ nước được cây hấp thụ ban đầu sau khi trả lại môi trường dưới dạng hơi thông qua khí khổng, sẽ lại ngưng tụ và tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.

Những hoạt động thường ngày của chúng ta như khi bước đi, chạy, nhảy, vui chơi… đều sinh ra năng lượng nhưng hầu hết chúng đều bị bỏ phí. Việc tận dụng lại nguồn năng lượng “không khói” dồi dào này thực sự là một ý tưởng thiết thực và bề vững, Soccket chính là một sản phẩm được sinh ra dựa trên quan điểm này! Soccket sở hữu ngoại hình và công năng như một quả bóng đá bình thường. Điểm đặc biệt là ở chỗ, quả bóng này có khả năng hấp thụ tất cả các lực tác động vào nó và biến chúng thành điện năng, lưu trữ lại để sử dụng như một chiếc pin dự phòng.

SALt Lamp là một chiếc đèn di động hết sức đặc biệt và thân thiện với môi trường, khi không hoạt động bằng pin hay nhiên liệu hóa thạch mà chỉ bằng…muối và nước! Cụ thể, bằng cách tiếp nhiên liệu là một ly nước cùng 2 thìa canh muối chiếc đèn sẽ chiếu sáng cả đêm. Thậm chí, khi không có sẵn muối, chúng ta còn có thể sử dụng cả nước biển. The SALt Lamp thực sự là một sản phẩm hữu ích cho người dân ở những quốc gia kém phát triển, khi mà nguồn lưới quốc gia vẫn rất hạn chế!

Trishula là một công ty Ấn Độ chuyên sản xuất các loại dao, thìa, dĩa “ăn được”.Theo đó, các sản phẩm của Trishula được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên là hỗn hợp của gạo, cao lương, bột mỳ và hoàn không có bất kỳ hóa chất hoặc phụ gia độc hại nào. Những loại dụng cụ bàn ăn “sinh thái” này thực sự là một lựa chọn thay thế tối ưu cho các loại thìa dĩa bằng nhựa dùng một lần, vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe cũng như góp phần vào vấn nạn ô nhiễm môi trường!

Piñatex là một chất liệu giả da làm được làm từ sợi cellulose của lá dứa, thay vì nhựa như thông thường, mà vẫn đem lại những đặc điểm “bắt chước” cần thiết của da thật như: độ bền, không thấm nước, tính đàn hồi và cảm giác khi sử dụng! Việc sử dụng Piñatex sẽ giúp cùng lúc giải quyết hai vấn đề lớn là môi trường và việc giết động vật để lấy da.!
Thiên tài 12 tuổi phát minh ra máy lọc chất thải nhựa dưới đại dương
Nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng rác thải nhựa ở đại dương, cậu bé thần đồng Haaziq Kazi (12 tuổi, đến từ thành phố Pune, Ấn Độ) đã phát minh ra một chiếc máy có khả năng giải loại bỏ các chất thải nhựa ra khỏi môi trường đại dương.
Trong khi hầu hết những đứa trẻ 12 tuổi vẫn còn mải mê với những cuốn truyện tranh, những bộ phim hoạt hình hay các trò chơi điện tử và hoàn toàn vô ưu vô lo về những vấn đề toàn cầu, Kazi đã đau đáu về việc làm thế nào để thế hệ sau này không phải sống trong một môi trường đầy nhựa thải.
“Cháu đã xem một số phim tài liệu và nhận ra rằng, chất thải tác động xấu đến sinh vật biển. Cháu cảm thấy mình phải làm gì đó. Những con cá mà chúng ta ăn hàng ngày đang phải ăn nhựa trong đại dương nên chu kỳ ô nhiễm đã đi đến chúng ta và điều này thậm chí còn ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của con người. Do đó, cháu đã đưa ra giải pháp ERVIS”, Kazi chia sẻ.
Giải thích phát minh ERVIS của mình, Kazi nói: “Những chiếc đĩa sử dụng lực hướng tâm để hút chất thải, sau đó nó tiến hành phân tách nước, sinh vật biển và chất thải. Sinh vật biển và nước sẽ được đưa trở lại đại dương, còn chất thải bị giữ lại và tiếp tục được phân tách thành 5 phần nữa”.
Không chỉ dừng lại ở những bản vẽ con nít, Kazi đã tiến hành thử nghiệp phát minh của mình và dõng dạc giới thiệu, phân tích nó trong chương trình TEDxGatewayở Mumbai vào năm ngoái.

Chỉ mới 12 tuổi nhưng Kazi đã tự tin giới thiệu giải pháp ERVIS loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương trong chương trình nổi tiếng TEDxGateway.
Trong bài phát biểu của mình, Kazi tiết lộ, ý tưởng vật lý đằng sau phát minh ERVIS đến từ việc rửa tay. Mẹ Kazi từng nói cậu bé cần phải rửa tay trước khi ăn và khi rời khỏi nhà vệ sinh với một bàn tay sạch sẽ, ý tưởng về ERVIS đã bật lên trong đầu cậu bé thiên tài.
Kazi tuyên bố đã chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu ERVIS đầu tiên trong bồn tắm của mình. Mặc dù chỉ hoạt động trong 7 giây trước khi hỏng nhưng nó đã cho thấy hiệu quả như mong đợi.

Công trình nghiên cứu loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương của Kazi đã khiến nhiều tổ chức và nhà khoa học quốc tế chú ý.
Bài diễn thuyết hết sức thuyết phục và tự tin của Kazi tại TEDxGateway đã thu hút sự chú ý của các tổ chức và học giả quốc tế. Tuy nhiên, Kazi cho biết, dự án vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Đây vẫn chỉ là giai đoạn đầu. Công trình của cậu bé cần phải trải qua nhiều giai đoạn và thử nghiệm với một nguồn tài chính đáng kể trước khi một ERVIS thực thụ có thể hoạt động đầy đủ xuất hiện ở các đại dương.
Kazi khẳng định cậu bé vẫn sẽ theo phát minh ERVIS nhằm âm thầm hút hết những rác thải nhựa của loài người ra khỏi “mẹ thiên nhiên”.
Trong cuộc chiến chống tại cuộc khủng hoảng rác thải nhựa này, tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần bằng việc tiêu thụ và xử lý các chất thải nhựa một cách có trách nhiệm hơn.
Trong khi hầu hết những đứa trẻ 12 tuổi vẫn còn mải mê với những cuốn truyện tranh, những bộ phim hoạt hình hay các trò chơi điện tử và hoàn toàn vô ưu vô lo về những vấn đề toàn cầu, Kazi đã đau đáu về việc làm thế nào để thế hệ sau này không phải sống trong một môi trường đầy nhựa thải.
“Cháu đã xem một số phim tài liệu và nhận ra rằng, chất thải tác động xấu đến sinh vật biển. Cháu cảm thấy mình phải làm gì đó. Những con cá mà chúng ta ăn hàng ngày đang phải ăn nhựa trong đại dương nên chu kỳ ô nhiễm đã đi đến chúng ta và điều này thậm chí còn ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của con người. Do đó, cháu đã đưa ra giải pháp ERVIS”, Kazi chia sẻ.
Giải thích phát minh ERVIS của mình, Kazi nói: “Những chiếc đĩa sử dụng lực hướng tâm để hút chất thải, sau đó nó tiến hành phân tách nước, sinh vật biển và chất thải. Sinh vật biển và nước sẽ được đưa trở lại đại dương, còn chất thải bị giữ lại và tiếp tục được phân tách thành 5 phần nữa”.
Không chỉ dừng lại ở những bản vẽ con nít, Kazi đã tiến hành thử nghiệp phát minh của mình và dõng dạc giới thiệu, phân tích nó trong chương trình TEDxGatewayở Mumbai vào năm ngoái.

Chỉ mới 12 tuổi nhưng Kazi đã tự tin giới thiệu giải pháp ERVIS loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương trong chương trình nổi tiếng TEDxGateway.
Trong bài phát biểu của mình, Kazi tiết lộ, ý tưởng vật lý đằng sau phát minh ERVIS đến từ việc rửa tay. Mẹ Kazi từng nói cậu bé cần phải rửa tay trước khi ăn và khi rời khỏi nhà vệ sinh với một bàn tay sạch sẽ, ý tưởng về ERVIS đã bật lên trong đầu cậu bé thiên tài.
Kazi tuyên bố đã chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu ERVIS đầu tiên trong bồn tắm của mình. Mặc dù chỉ hoạt động trong 7 giây trước khi hỏng nhưng nó đã cho thấy hiệu quả như mong đợi.

Công trình nghiên cứu loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương của Kazi đã khiến nhiều tổ chức và nhà khoa học quốc tế chú ý.
Bài diễn thuyết hết sức thuyết phục và tự tin của Kazi tại TEDxGateway đã thu hút sự chú ý của các tổ chức và học giả quốc tế. Tuy nhiên, Kazi cho biết, dự án vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Đây vẫn chỉ là giai đoạn đầu. Công trình của cậu bé cần phải trải qua nhiều giai đoạn và thử nghiệm với một nguồn tài chính đáng kể trước khi một ERVIS thực thụ có thể hoạt động đầy đủ xuất hiện ở các đại dương.
Kazi khẳng định cậu bé vẫn sẽ theo phát minh ERVIS nhằm âm thầm hút hết những rác thải nhựa của loài người ra khỏi “mẹ thiên nhiên”.
Trong cuộc chiến chống tại cuộc khủng hoảng rác thải nhựa này, tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần bằng việc tiêu thụ và xử lý các chất thải nhựa một cách có trách nhiệm hơn.
Minh Trang tổng hợp (Theo khoahoc.tv)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận