Cách giữ hoa đào, lay ơn tươi lâu trong dịp tết
Thứ bảy, 19/01/2019

Hoa lay ơn (hoa dơn) với tên khoa học là Gladiolus là loại hoa được sử dụng nhiều trong ngày tết truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên làm thế nào để giữ hoa lay ơn luôn tươi trong dịp tết thì không phải ai cũng biết.
1. Cách giữ hoa lay ơn tươi lâu trong những ngày Tết
Hoa lay ơn (hoa dơn) với tên khoa học là Gladiolus là loại hoa được sử dụng nhiều trong ngày tết truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên làm thế nào để giữ hoa lay ơn luôn tươi trong dịp tết thì không phải ai cũng biết.

Các bước giữa hoa lay ơn tươi lâu
1. Trước khi cắm hoa phải xúc rửa bình thật sạch bằng xà bông rồi phơi khô ngoài nắng, nhất là những bình hoa đã cũ và thường cắm những loại hoa có thân cành mềm dễ gây thối nước như hoa huệ, thược dược,… Sau mỗi lần thay nước cũng phải xúc rửa bình thật sạch.
2. Cắt xéo vết cắt để tăng cường bề mặt hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không bị áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn.

Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ cắm ngập gốc cánh khoảng 3 - 5cm.
3. Nếu cắt hoa từ trên cây, nên cắt dài cuống cành hoa một chút để trước khi cắm vào bình bạn có thể cắt bỏ phần gốc của cành hoa khoảng 3 - 5cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa).
Khi cắt bỏ đoạn gốc cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang cháy để cắt, sau đó cắm nhanh cành hoa vào bình. Làm như vậy nước trong bình sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chuyển đến các bộ phận của cành hoam giữ hoa tươi lâu hơn.
4. Sau khi rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa là nước, vì thế sau khi cắt phải cắm ngay cành hoa vào nước càng sớm càng tốt, để cành hoa luôn ở trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nước. Nếu tình trạng thiếu hụt nước kéo dài, cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn.

5. Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước ấm khoảng 38 - 40oC, vì nước ấm vận chuyển vào cành hoa nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có Fluor có thể hủy hoại mô lá, hoa, nếu nguồn nước có chứa Fluor phải chứa vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hóa chất này bay hết mời dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hoa hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập nước. Nếu nhà đã có sẵn máy sục khí Ôzôn để rửa rau quả thì tốt nhất là nên dùng nước đã xục khí Ôzôn (sau khi xục khí Ôzôn nước đã được tiệt trùng, rất sạch) để cắm hoa, hoa sẽ tươi lâu hơn)
6. Trước khi cắm cắt bỏ bớt là phía dưới, không để lá bị ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành không những gây thối gốc cành, làm cho nước bị nhiễm khuẩn mà còn làm cho dòng nước hút vào trong cành bị chặn lại.

7. Mỗi khi thay nước nêm cắt bỏ phần bị thối ở gốc cành. Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ cắm ngập gốc cánh khoảng 3 - 5cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hóa chất như nước Javel, Sulfat đồng, thuốc tím,…(nồng độ 0,05 gram/lít) để ức chế vị sinh vật gây thối, hoa sẽ tươi lâu hơn
8. Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào (như cạnh cửa sổ), dưới mái tôn nóng, ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt trần hoặc trên mặt tivi, radio…vì hơi nóng sẽ làm giảm tuổi thọ của hoa. Không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng không kịp để bổ sung sẽ làm hoa bị héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên đưa bình hoa vào phòng lạnh, chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng “hứng sương”.
2. Cắt xéo vết cắt để tăng cường bề mặt hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không bị áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn.

Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ cắm ngập gốc cánh khoảng 3 - 5cm.
3. Nếu cắt hoa từ trên cây, nên cắt dài cuống cành hoa một chút để trước khi cắm vào bình bạn có thể cắt bỏ phần gốc của cành hoa khoảng 3 - 5cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa).
Khi cắt bỏ đoạn gốc cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang cháy để cắt, sau đó cắm nhanh cành hoa vào bình. Làm như vậy nước trong bình sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chuyển đến các bộ phận của cành hoam giữ hoa tươi lâu hơn.
4. Sau khi rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa là nước, vì thế sau khi cắt phải cắm ngay cành hoa vào nước càng sớm càng tốt, để cành hoa luôn ở trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nước. Nếu tình trạng thiếu hụt nước kéo dài, cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn.

5. Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước ấm khoảng 38 - 40oC, vì nước ấm vận chuyển vào cành hoa nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có Fluor có thể hủy hoại mô lá, hoa, nếu nguồn nước có chứa Fluor phải chứa vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hóa chất này bay hết mời dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hoa hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập nước. Nếu nhà đã có sẵn máy sục khí Ôzôn để rửa rau quả thì tốt nhất là nên dùng nước đã xục khí Ôzôn (sau khi xục khí Ôzôn nước đã được tiệt trùng, rất sạch) để cắm hoa, hoa sẽ tươi lâu hơn)
6. Trước khi cắm cắt bỏ bớt là phía dưới, không để lá bị ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành không những gây thối gốc cành, làm cho nước bị nhiễm khuẩn mà còn làm cho dòng nước hút vào trong cành bị chặn lại.

7. Mỗi khi thay nước nêm cắt bỏ phần bị thối ở gốc cành. Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ cắm ngập gốc cánh khoảng 3 - 5cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hóa chất như nước Javel, Sulfat đồng, thuốc tím,…(nồng độ 0,05 gram/lít) để ức chế vị sinh vật gây thối, hoa sẽ tươi lâu hơn
8. Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào (như cạnh cửa sổ), dưới mái tôn nóng, ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt trần hoặc trên mặt tivi, radio…vì hơi nóng sẽ làm giảm tuổi thọ của hoa. Không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng không kịp để bổ sung sẽ làm hoa bị héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên đưa bình hoa vào phòng lạnh, chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng “hứng sương”.
Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Để cành hoa đào tươi lâu trong những ngày tết nhiều người thường đốt gốc đào trước khi cắm. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm thậm chí là phản tác dụng. Những bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giữ được cành đào tươi đẹp trong suốt dịp tết.

Hoa đào ngày Tết.
Anh Nguyễn Văn Minh - nông dân đang sở hữu 3 sào đào với gần 300 gốc ở bãi sông Hồng, thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, với 10 năm kinh nghiệm chăm sóc đào cho rằng: “Khi đốt bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học”.
Bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhật Tân, có gia đình nhiều đời trồng, chăm sóc và bán đào cũng cho rằng, việc đốt gốc cành đào là không khoa học, phản tác dụng trong việc bảo vệ đào. Hiện đa số nông dân Nhật Tân không áp dụng biện pháp này.

Một người bán hàng đang đốt gốc đào.
Trao đổi với NTNN, TS Đặng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh - Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào... Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.
Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. “Nếu đốt quá lâu, quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn” - TS Đông nói.

Hoa đào ngày Tết.
Anh Nguyễn Văn Minh - nông dân đang sở hữu 3 sào đào với gần 300 gốc ở bãi sông Hồng, thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, với 10 năm kinh nghiệm chăm sóc đào cho rằng: “Khi đốt bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học”.
Bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhật Tân, có gia đình nhiều đời trồng, chăm sóc và bán đào cũng cho rằng, việc đốt gốc cành đào là không khoa học, phản tác dụng trong việc bảo vệ đào. Hiện đa số nông dân Nhật Tân không áp dụng biện pháp này.

Một người bán hàng đang đốt gốc đào.
Trao đổi với NTNN, TS Đặng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh - Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào... Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.
Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. “Nếu đốt quá lâu, quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn” - TS Đông nói.
Chọn mua cành đào
Đầu tiên để có được cành đào tươi khỏe ngay từ khâu chọn mua cây/cành đào từ vườn hoặc ngoài chợ, mọi người cần lưu ý nhà vườn đánh cây tránh làm đứt rễ cây, vỡ bầu sẽ ảnh hưởng đến sức sống và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Với đào cành, nêm chọn cành tươi, thân khỏe chắc, nụ nhiều và mập mạp.

Một trong những cách giữ hoa đào tươi lâu là nên mua cách Tết 2 - 3 ngày.

Một trong những cách giữ hoa đào tươi lâu là nên mua cách Tết 2 - 3 ngày.
Cách để cành đào luôn tươi
Rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa. Đây là bí quyết quan trọng nhất để có cành hoa đào luôn tươi rói, bạn cần đảm bảo cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi khuất gió và giữ ấm, hoa sẽ bền và tươi lâu. Có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước bạn có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ. Đối với đào cây trồng chậu thì nên tưới thường xuyên bằng nước sạch nhưng không cần ẩm ướt quá, đào ưa khô nên nếu bạn tưới nhiều gốc đào sẽ úng và thối rễ, cây nhanh hỏng.

Rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa là một trong những bí quyết để hoa luôn tươi.

Rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa là một trong những bí quyết để hoa luôn tươi.
Bổ sung thêm dinh dưỡng cho đào cành
Bạn có thể thả vào lọ hoa vài viên B1 để có thêm dinh dưỡng nuôi hoa. Bạn có thể dùng ngay loại dành cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây có đủ dinh dưỡng hơn. Kali cũng là thành phần bổ sung giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cành đào tươi khỏe.
Cách điều chỉnh để đào nở nhanh hay chậm hơn theo ý muốn
Nếu cành đào bạn mua nụ bé và sát tết vẫn chưa nở, mẹo đơn giản để hoa nở nhanh là bạn chỉ cần thay nước ấm cắm hoa, với đào cây thúc hoa nở nhanh bằng cách đắp vôi xung quanh gốc, chỉ sau một ngày là hoa sẽ nở. Bạn cũng cần bổ sung đủ nước cho đào và giữ đào trong phòng kín, nhiệt độ ấm.

Để hoa nở chậm hơn thì với đào cành bạn khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm để hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa.
Ngược lại, để hoa nở chậm hơn thì với đào cành bạn khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm để hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa, dùng nước lạnh để cắm hoa. Với đào cây trồng chậu bạn rải sỏi lên lớp đất trong chậu có tác dụng làm mát gốc cây, để đào ra ban công thoáng mát sẽ có tác dụng làm hoa nở chậm lại.
Ngược lại, để hoa nở chậm hơn thì với đào cành bạn khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm để hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa, dùng nước lạnh để cắm hoa. Với đào cây trồng chậu bạn rải sỏi lên lớp đất trong chậu có tác dụng làm mát gốc cây, để đào ra ban công thoáng mát sẽ có tác dụng làm hoa nở chậm lại.
Minh Ngọc tổng hợp (Theo phunutoday/Khỏe&đẹp, Afamily/Dân Việt)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận