Chàng trai 9x kiếm tiền tỉ từ đông trùng hạ thảo

Thứ ba, 12/01/2021

Nhiều lần thất bại, bị cụt vốn và thua lỗ, nhưng chàng trai sinh năm 1994, Ong Thế Dũng ở thôn Đông Sơn, xã Đông Hưng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) vẫn kiên trì nuôi đông trùng hạ thảo, rồi thành công, bỏ túi hơn 1 tỉ đồng/năm. Mô hình của Dũng đã đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2020.
Nhiều lần thất bại, bị cụt vốn và thua lỗ, nhưng chàng trai sinh năm 1994, Ong Thế Dũng ở thôn Đông Sơn, xã Đông Hưng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) vẫn kiên trì nuôi đông trùng hạ thảo, rồi thành công, bỏ túi hơn 1 tỉ đồng/năm. Mô hình của Dũng đã đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2020.


Ong Thế Dũng trong khu nuôi cấy đông trùng hạ thảo của mình ảnh: N.T

 
Hai năm qua, cái tên Dũng “đông trùng hạ thảo” trở nên quen thuộc với nhiều bạn trẻ ở tỉnh Bắc Giang. Theo Ong Thế Dũng, năm 2015, khi đang là sinh viên, bác ruột của Dũng bị bệnh, uống đông trùng hạ thảo, sức khỏe dần cải thiện nên cậu nung nấu ý tưởng nuôi loại nấm đặc biệt này. Tốt nghiệp đại học, Dũng đi làm công nghệ thông tin cho một công ty một năm, rồi quyết định về quê khởi nghiệp với đông trùng hạ thảo, quyết tâm “mang một mô hình làm giàu mới cho người dân địa phương”.

Dũng khăn gói vác ba lô tham quan và học thực tế tại một số mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo ở Hà Nội, TPHCM. Tích lũy kiến thức thực tế, Dũng dồn vốn và vay thêm bạn bè được 800 triệu đồng thực hiện ý tưởng. Năm 2017, Dũng bắt đầu triển khai mô hình với diện tích 40m2, nuôi cấy 4.000 lọ mô giống. Những mẻ nấm đầu tiên không sinh trưởng, phát triển theo ý muốn khiến cậu tiêu tốn khá nhiều công sức, tiền bạc. Cụt vốn, nhưng không nản chí, Dũng tiếp tục lao vào tìm tòi, học hỏi.

Dũng chia sẻ, để nuôi cấy đông trùng hạ thảo thành công cần phải tạo ra môi trường sống giống trong tự nhiên. “Điều kiện nuôi cấy đông trùng hạ thảo phải đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Mỗi lần nuôi cấy thường kéo dài khoảng 65 - 80 ngày mới có thể cho thành phẩm. Đông trùng hạ thảo khi thu hoạch phải đạt yêu cầu sản phẩm màu vàng sậm, lên đều, đẹp và kích thước chiều dài đạt 6 - 10cm”, Dũng cho hay.

Sau khi nuôi cấy thành công, Dũng mang sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Khi đạt tiêu chuẩn, anh mới mang sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Dũng quảng bá sản phẩm của mình trên mạng xã hội. Các đầu mối tìm đến mua, rồi đặt hàng lâu dài. Hiện, sản phẩm của Dũng có thị trường tiêu thụ trên toàn quốc. Ngoài việc thành công với quy trình làm giống, cấy mô, Dũng còn đi sâu vào việc chế biến các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo với nhiều mức giá để người dân có cơ hội sử dụng nhiều hơn.

Sản phẩm của Dũng làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đến tháng 3/2020, Dũng mở rộng quy mô sản xuất với diện tích 150m2, nuôi cấy 20.000 lọ mô giống. Sau 65 đến 80 ngày chăm sóc, Dũng có thể thu hoạch được 500 đến 600 kg thành phẩm sợi đông trùng tươi (sau khi sấy khô còn 45 - 55 kg nấm đông trùng hạ thảo), còn giá thể nhộng đạt công suất 20.000 con.

Giá bán 1kg thành phẩm đông trùng hạ thảo tươi từ 4 - 5 triệu/kg và 40 - 50 triệu/kg sản phẩm khô đối với giá thể tổng hợp. Giá bán lẻ trên giá thể nhộng dao động từ 20-30 nghìn/con. Đây là mức giá rẻ hơn nhiều lần so với đông trùng hạ thảo nhập khẩu.

Dũng cho biết, mô hình đông trùng hạ thảo cho tổng doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí có lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng.

Hiện nay, mô hình của Ong Thế Dũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động thanh niên, thu nhập trung bình từ 5-8 triệu đồng/tháng; đồng thời tạo việc làm lao động thời vụ từ 8-10 lao động có thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng. 

Theo Tiền Phong
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×