Chàng trai trẻ với nhiều sáng kiến làm lợi 92,1 tỷ đồng
Thứ năm, 17/05/2018

Dù làm việc ở môi trường nhiều áp lực, nhưng “cây sáng kiến” Vũ Văn Bình (SN 1989, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội-Viettel)
Dù làm việc ở môi trường nhiều áp lực, nhưng “cây sáng kiến” Vũ Văn Bình (SN 1989, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội-Viettel) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo và công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật làm lợi 92,1 tỷ đồng cho tập đoàn.
.jpg)
Chàng trai trẻ Vũ Văn Bình (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel) được biết đến với nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, làm lợi cho Tập đoàn hàng trăm tỷ đồng. Là Trưởng phòng Cố định băng rộng của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel, Vũ Văn Bình được giao nhiệm vụ quy hoạch định cỡ, bảo đảm tài nguyên cho kinh doanh, vận hành khai thác dịch vụ internet cố định và truyền hình; tối ưu hóa các nghiên cứu để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí đầu tư... Vũ Văn Bình cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ cung cấp internet băng rộng GPON. Việc áp dụng thành công công nghệ này giúp Tập đoàn xây dựng một dịch vụ có chất lượng tốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn và trở thành nền tảng chính cung cấp dịch vụ internet cho Tập đoàn. Đến nay, có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng công nghệ GPON.
Bước ngoặt cuộc đời
Vũ Văn Bình chia sẻ, năm 2012, Bình vào Viettel, được học và kế thừa nhiều trong lĩnh vực kỹ thuật. Đây là môi trường giúp Bình trưởng thành và là bước ngoặt bước vào nghiên cứu hàng loạt giải pháp triển khai đem lại hiệu quả cao cho tập đoàn.
Sau 5 năm công tác, năm 2017, Bình có 3 sáng kiến được công nhận, và chủ trì hàng chục nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật làm lợi hàng chục tỷ đồng. Chia sẻ về những ý tưởng sáng tạo, Bình cho biết, có 2 thời điểm đáng ghi nhớ nhất là được tham gia nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ cung cấp internet băng rộng giúp Viettel xây dựng dịch vụ chất lượng tốt, tạo ưu thế cạnh tranh, trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ internet. Đến nay, đã có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng công nghệ GPON. Đặc biệt, Bình được tham gia dự án xác định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý lỗi gập ống lỏng chứa sợi quang khi thi công hạ tầng cố định.
Chia sẻ về những ý tưởng sáng tạo, Bình cho biết, có 2 thời điểm đáng ghi nhớ nhất là được tham gia nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ cung cấp internet băng rộng giúp Viettel xây dựng dịch vụ chất lượng tốt, tạo ưu thế cạnh tranh, trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ internet. Đến nay, đã có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng công nghệ GPON. Đặc biệt, Bình được tham gia dự án xác định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý lỗi gập ống lỏng chứa sợi quang khi thi công hạ tầng cố định.
Trong những ý tưởng sáng tạo, Bình ấn tượng với sáng kiến xoay góc thanh giữ đầu nối. Sáng kiến không tốn thời gian, nhưng giúp hàng nghìn kỹ sư hiện trường giảm thời gian thao tác, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra nó còn tránh hoàn toàn việc vô tình nhìn thẳng vào lõi sợi quang làm ảnh hưởng đến mắt người lao động.
Nhớ lại thời điểm năm 2012 – 2013, khi Viettel chuyển sang cáp quang, Bình kể, qua nghiên cứu, nhóm nhận thấy cáp viễn thông thông thường có 24 sợi và trong đó có 4 ống lỏng, mỗi ống chứa 6 sợi quang. Vì vậy khi thi công, công nhân kéo hết một đoạn lại phải cắt sợi cáp và cắt luôn cả 24 sợi, nhưng lại chỉ dùng đúng một sợi để nối vào thiết bị cho khách hàng. Cách làm vừa tốn kém, vừa mất thời gian để hàn nối cáp. “Đối mặt không ít thách thức, sau một năm, nhóm đã tìm ra cách cải tiến các dây cáp hiện tại bằng cách giảm số sợi trong ống lỏng và thực hiện tách ống khi kết nối với tủ cáp. Phương pháp này giúp giảm chi phí thi công và tăng chất lượng dịch vụ” - Bình chia sẻ.
Không những vậy, Bình còn chủ trì nghiên cứu và tự thiết kế hệ thống lõi cung cấp dịch vụ truyền hình - hệ thống đầu tiên được triển khai tại Viettel. Chủ trì thiết kế, nâng cấp hệ thống lõi truyền hình Viettel giúp tăng năng lực từ 180 lên 270 kênh truyền hình, số khách hàng có thể phục vụ tăng từ 1 triệu lên 1,7 triệu. Hiện, Bình đang tham gia xây dựng hạ tầng internet cáp quang băng thông rộng, siêu rộng của Viettel đến từng hộ gia đình; góp phần phổ cập internet tại Việt Nam và mục tiêu xây dựng hạ tầng băng thông rộng quốc gia. Đây là huyết mạch thông tin, kết nối vạn vật (IOT) và là nền tảng cơ sở phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để có những sáng kiến đó, có những đêm, Bình thức đến 5 giờ sáng tìm thêm cơ sở logic tiếp cận vấn đề. Vì có niềm tin điều mình làm là hiệu quả đã giúp Bình và đội nghiên cứu thành công. Nguồn cảm hứng thúc đẩy việc không ngừng sáng tạo và đề xuất các giải pháp trong công việc của Bình đến từ những việc khó. “Làm về kỹ thuật thường không lãng mạn nhưng với em, cần nhất là những nụ cười mỗi khi mạng lưới có sự cố, sản phẩm chưa hoàn thành… khi ấy mọi điều sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn để đi tới thành công” - Bình nói.
Vũ Văn Bình là 1 trong số 336 đại biểu tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V – 2018 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 19,20/5/2018.
.jpg)
Chàng trai trẻ Vũ Văn Bình (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel) được biết đến với nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, làm lợi cho Tập đoàn hàng trăm tỷ đồng. Là Trưởng phòng Cố định băng rộng của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel, Vũ Văn Bình được giao nhiệm vụ quy hoạch định cỡ, bảo đảm tài nguyên cho kinh doanh, vận hành khai thác dịch vụ internet cố định và truyền hình; tối ưu hóa các nghiên cứu để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí đầu tư... Vũ Văn Bình cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ cung cấp internet băng rộng GPON. Việc áp dụng thành công công nghệ này giúp Tập đoàn xây dựng một dịch vụ có chất lượng tốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn và trở thành nền tảng chính cung cấp dịch vụ internet cho Tập đoàn. Đến nay, có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng công nghệ GPON.
Bước ngoặt cuộc đời
Vũ Văn Bình chia sẻ, năm 2012, Bình vào Viettel, được học và kế thừa nhiều trong lĩnh vực kỹ thuật. Đây là môi trường giúp Bình trưởng thành và là bước ngoặt bước vào nghiên cứu hàng loạt giải pháp triển khai đem lại hiệu quả cao cho tập đoàn.
Sau 5 năm công tác, năm 2017, Bình có 3 sáng kiến được công nhận, và chủ trì hàng chục nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật làm lợi hàng chục tỷ đồng. Chia sẻ về những ý tưởng sáng tạo, Bình cho biết, có 2 thời điểm đáng ghi nhớ nhất là được tham gia nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ cung cấp internet băng rộng giúp Viettel xây dựng dịch vụ chất lượng tốt, tạo ưu thế cạnh tranh, trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ internet. Đến nay, đã có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng công nghệ GPON. Đặc biệt, Bình được tham gia dự án xác định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý lỗi gập ống lỏng chứa sợi quang khi thi công hạ tầng cố định.
Chia sẻ về những ý tưởng sáng tạo, Bình cho biết, có 2 thời điểm đáng ghi nhớ nhất là được tham gia nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ cung cấp internet băng rộng giúp Viettel xây dựng dịch vụ chất lượng tốt, tạo ưu thế cạnh tranh, trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ internet. Đến nay, đã có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng công nghệ GPON. Đặc biệt, Bình được tham gia dự án xác định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý lỗi gập ống lỏng chứa sợi quang khi thi công hạ tầng cố định.
Trong những ý tưởng sáng tạo, Bình ấn tượng với sáng kiến xoay góc thanh giữ đầu nối. Sáng kiến không tốn thời gian, nhưng giúp hàng nghìn kỹ sư hiện trường giảm thời gian thao tác, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra nó còn tránh hoàn toàn việc vô tình nhìn thẳng vào lõi sợi quang làm ảnh hưởng đến mắt người lao động.
Nhớ lại thời điểm năm 2012 – 2013, khi Viettel chuyển sang cáp quang, Bình kể, qua nghiên cứu, nhóm nhận thấy cáp viễn thông thông thường có 24 sợi và trong đó có 4 ống lỏng, mỗi ống chứa 6 sợi quang. Vì vậy khi thi công, công nhân kéo hết một đoạn lại phải cắt sợi cáp và cắt luôn cả 24 sợi, nhưng lại chỉ dùng đúng một sợi để nối vào thiết bị cho khách hàng. Cách làm vừa tốn kém, vừa mất thời gian để hàn nối cáp. “Đối mặt không ít thách thức, sau một năm, nhóm đã tìm ra cách cải tiến các dây cáp hiện tại bằng cách giảm số sợi trong ống lỏng và thực hiện tách ống khi kết nối với tủ cáp. Phương pháp này giúp giảm chi phí thi công và tăng chất lượng dịch vụ” - Bình chia sẻ.
Không những vậy, Bình còn chủ trì nghiên cứu và tự thiết kế hệ thống lõi cung cấp dịch vụ truyền hình - hệ thống đầu tiên được triển khai tại Viettel. Chủ trì thiết kế, nâng cấp hệ thống lõi truyền hình Viettel giúp tăng năng lực từ 180 lên 270 kênh truyền hình, số khách hàng có thể phục vụ tăng từ 1 triệu lên 1,7 triệu. Hiện, Bình đang tham gia xây dựng hạ tầng internet cáp quang băng thông rộng, siêu rộng của Viettel đến từng hộ gia đình; góp phần phổ cập internet tại Việt Nam và mục tiêu xây dựng hạ tầng băng thông rộng quốc gia. Đây là huyết mạch thông tin, kết nối vạn vật (IOT) và là nền tảng cơ sở phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để có những sáng kiến đó, có những đêm, Bình thức đến 5 giờ sáng tìm thêm cơ sở logic tiếp cận vấn đề. Vì có niềm tin điều mình làm là hiệu quả đã giúp Bình và đội nghiên cứu thành công. Nguồn cảm hứng thúc đẩy việc không ngừng sáng tạo và đề xuất các giải pháp trong công việc của Bình đến từ những việc khó. “Làm về kỹ thuật thường không lãng mạn nhưng với em, cần nhất là những nụ cười mỗi khi mạng lưới có sự cố, sản phẩm chưa hoàn thành… khi ấy mọi điều sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn để đi tới thành công” - Bình nói.
Vũ Văn Bình là 1 trong số 336 đại biểu tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V – 2018 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 19,20/5/2018.
Hoài Nam tổng hợp
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận