Cựu thí sinh Olympia trở thành thực tập sinh dài hạn tại NASA
Chủ nhật, 05/08/2018

Vương Thiện Huy (sinh năm 1994), cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia xuất sắc trúng tuyển chương trình thực tập sinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ở đây, Huy được xem như một khoa học gia thực thụ, cậu tham gia nghiên cứu cải tiến kính viễn vọng không gian để nhìn xa và rõ hơn.
6 năm trước, tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia, chàng trai Vương Thiện Huy (1994), học sinh trường TH Thực hành, ĐH Sư phạm TP. HCM đã gây ấn tượng mạnh với khán giả vì sự thông minh, tài giỏi. Tuy chỉ dừng chân ở cuộc thi tháng nhưng dấu ấn mà Thiện Huy để lại khá sâu sắc.
Trước đó, vào tháng 1/2018, Thiện Huy giành giải xuất sắc, lọt vào top 15% tại hội thảo Toán lớn nhất nước Mỹ - Joint Mathematics Meeting (JMM) với một thuật toán giải phương trình vi phân nhanh, hiệu quả.
6 năm sau, chàng trai năm ấy một lần nữa khiến cả Việt Nam tự hào: Trở thành thực tập sinh của NASA - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ!
Trao đổi với PV Dân trí, Huy cho biết, hiện cậu đang làm nghiên cứu theo chương trình "Year-round Internship" (thực tập dài hạn) tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL - Jet Propulsion Lab) thuộc NASA ở California, Mỹ.
"Thực tập dài hạn khác với thực tập 3 tháng ở chỗ, bọn mình được coi như khoa học gia thực thụ, nhận những đề tài nghiên cứu phức tạp.
Thiện Huy đang làm nghiên cứu theo chương trình được gọi là "Year-round Internship" (thực tập dài hạn) tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL - Jet Propulsion Lab) thuộc NASA ở California, Mỹ.
Công việc cụ thể của mình là cải tiến kính viễn vọng không gian nhìn xa và rõ hơn, thời gian làm việc chiếm khoảng 8-9 tiếng/ngày", Thiện Huy chia sẻ.
Thiện Huy vui vẻ tâm sự, hồi nhỏ khi mới biết tới NASA, cậu tưởng cơ quan này... toàn người sao Hỏa, không dám nghĩ có ngày bản thân được vào đây.
Cuối năm 2016, Huy đăng ký ứng tuyển vào NASA bằng cách nộp học bạ của trường Cao đẳng Cộng đồng Pasadena (California, Mỹ) kèm theo CV. Phía tuyển dụng không trao đổi nhiều qua mail mà chỉ bảo ứng viên chờ. Sau hơn 1 năm, Huy bất ngờ nhận được cuộc gọi của NASA thông báo đã trúng tuyển.
"Đại diện NASA gọi cho mình nói rằng họ có một đề tài liên quan tới lĩnh vực mình quan tâm, hỏi mình có đồng ý vào làm ở đây không. Mình đã nhận lời. Họ cũng yêu cầu mình nói thêm đề tài về Vật lý chất rắn trước đây mình từng làm ở Viện ĐH California-Berkeley năm 2016. Khi đó, mình khá run vì đề tài đã làm từ hơn một năm trước và cố gắng chia sẻ với họ những gì có trong đầu", Huy kể.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng đồng Pasadena, Huy sẽ nộp hồ sơ vào ĐH Cal State LA
Sau đó, phía tuyển dụng gọi điện thoại lại lần cuối để chúc mừng. Vài ngày sau, Thiện Huy nhận được thư mời chính thức từ phòng thí nghiệm tên lửa đẩy vào chương trình thực tập dài hạn.
Đam mê nghiên cứu khoa học, 9X Việt từng thực hiện nghiên cứu về Vật lý chất rắn tại Viện ĐH California-Berkeley; thông thạo máy chạy hệ điều hành Mac lẫn Windows; thông thạo gần hết ngôn ngữ lập trình đương đại (C++, Matlab, Python, Java, Pascal); khả năng quy mọi thứ trong Khoa học về Toán học và nghĩ theo nó (Mathematical Modelling Thinking).
Chàng trai Việt dự định làm thực tập sinh ở phòng thí nghiệm tên lửa đẩy ít nhất 2-3 năm (đó là số năm kinh nghiệm tối thiểu cần thiết để đăng ký chương trình phi hành gia của NASA) sau đó sẽ tham gia vào chương trình phi hành gia của NASA.
"Mình đã hỏi các giáo sư nơi mình làm việc, mình cũng sẽ nộp CV rồi phải chờ đợi họ xem xét hồ sơ. Khoảng thời gian đó đủ để mình lấy thêm bằng thạc sĩ", Thiện Huy chia sẻ.
9X cho biết chương trình phi hành gia đòi hỏi ứng viên không chỉ có kinh nghiệm nghiên cứu, mà còn phải đảm bảo điều kiện thể chất. Bởi vậy, ngoài thời gian ở phòng thí nghiệm, Huy đang rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Cậu đang đá trong đội bóng nghiệp dư của JPL/NASA và sẽ tham gia giải Aerospace League khoảng vài tuần tới.
Khi được hỏi bí tuyết vào chương trình thực tập dài hạn tại NASA, Huy nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của một hồ sơ đủ tốt. Huy tiết lộ NASA cũng như nhiều cơ quan của Mỹ không muốn biết nhiều về ứng viên ngay từ đầu.
Trước đó, vào tháng 1/2018, Thiện Huy giành giải xuất sắc, lọt vào top 15% tại hội thảo Toán lớn nhất nước Mỹ - Joint Mathematics Meeting (JMM) với một thuật toán giải phương trình vi phân nhanh, hiệu quả.
Bảo Minh tổng hợp (Dân Trí, Kênh 14)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận