Điểm khác biệt giữa người tích cực và người tiêu cực, giữa người thành công và người thất bại
Thứ tư, 02/05/2018

Những khác biệt giữa người tích cực và người tiêu cực, giữa người thành công và người thất bại là gì, hãy cùng tìm hiểu?
1. Giữa người tích cực và người tiêu cực khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua 10 điểm khác biệt dưới đây:
Những người tích cực luôn vui vẻ, lạc quan và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, trong khi đó, người tiêu cực lại sống mãi trong cảm giác u ám, tự ti.

Cuộc sống của ai cũng vậy, luôn là tập hợp của những gì bất ngờ rất khó đoán trước, của những thay đổi, những thăng trầm. Thế nhưng, cùng một cuộc sống ấy, có những người lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, sẵn sàng đối mặt với mọi thứ để rồi từ đó, họ đạt được thành công và được nhiều người yêu mến. Và cũng có những người lúc nào cũng sống trong một bầu không khí u ám, không có động lực để làm bất kì việc gì.
Vậy đâu là lý do cho sự khác biệt ấy? Câu trả lời có lẽ là thái độ của bạn đối với cuộc sống. Chỉ khi nào bạn duy trì cho mình một thái độ sống tích cực, tươi sáng thì bạn mới có thể nắm bắt được những cơ hội xuất hiện trong đời và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc tràn đầy. Nếu bạn có chưa rõ thế nào là một người tích cực và thế nào là một người tiêu cực thì đây chính là 10 khác biệt cơ bản nhất giữa 2 kiểu người:
Cái cách mà bạn đón nhận những thay đổi sẽ thể hiện phần nào thái độ cũng như lối sống của bạn. Nếu như những người tích cực chẳng bao giờ sợ thay đổi, luôn sẵn sàng đón nhận những cái mới để có thể trở nên hoàn thiện hơn thì người tiêu cực chỉ muốn trung thành với những gì bất di bất dịch.

Những người sống tích cực luôn hiểu rằng thất bại là mẹ của thành công, thất bại không đáng sợ mà nó chính là những bài học giúp bạn trưởng thành. Ngược lại thì những người tiêu cực lại cho rằng thất bại nghĩa là yếu kém và trở nên chán chường, mất động lực cố gắng.


Những người thuộc hội lạc quan tích cực luôn muốn được thử thách bằng những công việc khó khăn, bởi nhờ chúng mà họ tôi luyện được ý chí của bản thân, học hỏi thêm nhiều điều mới. Người tiêu cực thì luôn chọn việc dễ dàng vì họ sợ hãi những vấp ngã, chính bởi vậy, tránh được bao nhiêu thì họ sẽ tránh bấy nhiêu.

Những người có thái độ sống tích cực luôn được truyền cảm hứng từ thành công của người khác, họ sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: "Mình có thể học được gì từ những người ấy?". Người tiêu cực thì không vậy, sự ưu tú của người khác giống như cái gai trong mắt họ, khiến họ cảm thấy ghen tị và bị đe dọa vì người khác thành công có nghĩa là bản thân họ đã thua cuộc.

Sai lầm khiến những người tích cực trưởng thành. Họ không sợ những ý kiến nhận xét vì chính nhờ những góp ý thẳng thắn ấy, họ mới biết mình thiếu sót ở đâu. Người luôn giữ thái độ tiêu cực thì cảm thấy bị xúc phạm mỗi khi bị phủ nhận.

"Học, học nữa, học mãi" là châm ngôn sống của những người tích cực. Với họ, việc học chưa bao giờ là muộn cả. Người tiêu cực thì lại luôn tin rằng họ đã biết tất cả và tỏ ra kém nhạy bén với những tri thức mới mẻ, họ không quan tâm lắm việc điều gì đúng, điều gì sai, họ chỉ để tâm xem ai đúng ai sai mà thôi.

Thái độ tích cực giúp người ta luôn đặt mình trong tâm thế một nhà vô địch, có nghĩa là họ luôn tự tin vào bản thân và không cảm thấy thua kém người khác. Trái lại với nó chính là thái độ tiêu cực. Người tiêu cực thường có thu hướng thu mình lại, họ hay cảm thấy tự ti, chính vì vậy thường cúi gằm mặt và ngại giao tiếp.

Trong cùng một hoàn cảnh, những người tích cực sẽ đón nhận mọi thứ với suy nghĩ lạc quan, họ luôn thấy hy vọng cuối đường hầm, trong khi những người tiêu cực lúc nào cũng cảm thấy u ám, mất hết ý chí đấu tranh dù cơ hội và hy vọng vẫn còn đó.

Trên đời này không có ai là hoàn hảo 100%, những người tiêu cực biết vậy, nên họ chấp nhận việc mình cũng có thể thất bại, cũng có thể mắc sai lầm, quan trọng là họ biết chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. Người tiêu cực lại thích đổ lỗi cho người khác và tìm đủ cách để khiến mình vô can.

Thái độ sống là một thứ hoàn toàn có thể nhân rộng và truyền từ người này qua người khác. Người tích cực sẽ lan truyền sự tích cực và người tiêu cực thì chỉ kéo lùi người khác xuống. Người tích cực không bao giờ tiết kiệm lời khen vì họ biết những lời khích lệ đúng lúc có thể làm gia tăng sự tự tin cho mọi người. Người tiêu cực thì chỉ biết đến mình, họ cho phủ nhận sự cố gắng của tất cả và cho rằng đó là việc mà người khác phải làm.
2. Những điểm khác biệt căn bản giữa người thành công, kẻ thất bại
Theo Dave Kerpen (CEO của Likeable Local), người thành công thường hy vọng mọi người thành đạt, trong khi, những kẻ thất bại chỉ ngấm ngầm mong cho người khác gặp sai lầm.

Chân dung Dave Kerpen - CEO của Likeable Local, tác giả của cuốn sách "The Art of People".
Dưới đây là 13 điểm khác biệt căn bản giữa những người thành công và người bình thường:
Người thành công dũng cảm thay đổi, kẻ thất bại sợ phải thay đổi
Theo CEO Dave Kerpen, dũng cảm thay đổi là một trong những điều khó khăn nhất một người có thể làm được.
Sống trong một thế giới liên tục chuyển động và công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, con người cần nắm bắt những thay đổi và thích nghi thay vì sợ hãi, từ chối hoặc trốn tránh chúng. Những người thành công là những người làm được điều này.
Người thành công nói về những ý tưởng, kẻ thất bại nói về người khác
Thay vì nói xấu người khác, những người thành công thích thảo luận về các ý tưởng.
“Chia sẻ ý tưởng với những người khác sẽ chỉ khiến họ thành công hơn” - Kerpen cho hay.
Người thành công dám chịu trách nhiệm về thất bại của mình, kẻ thất bại chỉ biết đổ lỗi cho người khác
Những doanh nhân thành đạt và nhà lãnh đạo thực sự thành đạt phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp. Thế nhưng, họ luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mỗi sai lầm của mình.
“Đổ lỗi cho người khác không giải quyết được vấn đề. Giẫm lên lưng của người khác thật chẳng phải điều gì tốt đẹp” - CEO của Likeable Local khẳng định.
Người thành công trao cho người khác niềm tin chiến thắng, kẻ thất bại lấy đi niềm tin của người khác.
Theo tác giả của cuốn sách "The Art of People", hãy giúp mọi người trải nghiệm những khoảnh khắc họ tỏa sáng và nỗ lực hơn trong công việc. Làm như thế, bạn sẽ thành công hơn trong vai trò người lãnh đạo và đồng đội.

Những kẻ thất bại thường hay nói xấu người khác
Theo CEO Dave Kerpen, dũng cảm thay đổi là một trong những điều khó khăn nhất một người có thể làm được.
Sống trong một thế giới liên tục chuyển động và công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, con người cần nắm bắt những thay đổi và thích nghi thay vì sợ hãi, từ chối hoặc trốn tránh chúng. Những người thành công là những người làm được điều này.
Người thành công nói về những ý tưởng, kẻ thất bại nói về người khác
Thay vì nói xấu người khác, những người thành công thích thảo luận về các ý tưởng.
“Chia sẻ ý tưởng với những người khác sẽ chỉ khiến họ thành công hơn” - Kerpen cho hay.
Người thành công dám chịu trách nhiệm về thất bại của mình, kẻ thất bại chỉ biết đổ lỗi cho người khác
Những doanh nhân thành đạt và nhà lãnh đạo thực sự thành đạt phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp. Thế nhưng, họ luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mỗi sai lầm của mình.
“Đổ lỗi cho người khác không giải quyết được vấn đề. Giẫm lên lưng của người khác thật chẳng phải điều gì tốt đẹp” - CEO của Likeable Local khẳng định.
Người thành công trao cho người khác niềm tin chiến thắng, kẻ thất bại lấy đi niềm tin của người khác.
Theo tác giả của cuốn sách "The Art of People", hãy giúp mọi người trải nghiệm những khoảnh khắc họ tỏa sáng và nỗ lực hơn trong công việc. Làm như thế, bạn sẽ thành công hơn trong vai trò người lãnh đạo và đồng đội.

Những kẻ thất bại thường hay nói xấu người khác
Người thành công mong muốn người khác thành công, kẻ thất bại âm thầm cầu cho người khác thất bại.
“Khi bạn làm việc cùng với những người khác trong một tổ chức, để có thành công thực sự, tất cả mọi người đều phải làm tốt. Đó là lý do những người thành công nhất luôn muốn thấy đồng nghiệp của họ thành đạt và phát triển sự nghiệp” - CEO Kerpen cho hay.
Người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng
Cách duy nhất để một con người trưởng thành, chuyên nghiệp hơn và trở thành người dẫn đầu là không ngừng học hỏi.
Ông Kerpen giải thích: "Bạn có thể dẫn trước đối thủ một bước và trở nên linh hoạt hơn vì bạn hiểu biết nhiều hơn. Nếu bạn chỉ làm việc một cách cảm tính, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội học hỏi và nâng cao giá trị của bản thân".
Người thành công đề nghị giúp đỡ người khác, kẻ thất bại cầu mong người khác giúp mình.
Nếu gặp một người có sức ảnh hưởng, câu hỏi tốt nhất mà bạn nên đưa ra là “Tôi có thể giúp anh (chị) điều gì?”, thay vì “Anh (chị) có thể giúp đỡ tôi không?”. Dù họ chấp nhận hay từ chối lời đề nghị của bạn, tinh thần sẵn sàng tương trợ người khác cũng khiến họ cảm thấy thân thiện và có xu hướng giúp đỡ mỗi khi bạn cần.
Người thành công nắm bắt cơ hội, hành động để có được điều mình muốn, kẻ thất bại sợ thất bại.
“Sợ bị từ chối và sợ thất bại là hai trong số những nỗi sợ khiến con người bị tê liệt nhiều nhất. Bởi vậy, nhiều người thường xuyên kìm hãm việc nói ra những mong muốn của bản thân.
Nếu chúng ta không đòi hỏi, yêu cầu những thứ chúng ta muốn, có thể chúng ta đang chắc chắn rằng mình làm được và mình không thể bị từ chối. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết mọi người lại tự nói với bản thân rằng chúng ra sẽ thất bại, sẽ bị từ chối và không đạt được mục tiêu” - Kerpen cho hay.
Trong cuốn “The Art of People”, Kerpen đưa ra ví dụ về một nhân viên bán hàng. Cô không tìm được bất cứ vị khách nào, đơn giản vì cô không chủ động hỏi về mong muốn của họ. Doanh số bán hàng bắt đầu gia tăng sau khi cô bắt đầu trở nên thẳng thắn hơn.
Nếu bạn muốn thành công, bạn cần ghi nhớ một câu thần chú: “Không giữ nỗi sợ hãi trong lòng, hãy nói lên mong muốn của mình".
Người thành công luôn tìm cách để hiểu rõ bản thân mình, kẻ thất bại không biết tự quan sát.
“Bước đầu tiên trong việc học cách tạo ảnh hưởng tốt với người khác để đạt được điều mình mong muốn trong cuộc sống và sự nghiệp là hiểu rõ bản thân mình” - Kerpen viết.
Theo ông, chúng ta nên tìm hiểu những động lực tiềm ẩn, cách cải thiện tâm trạng của bản thân và cách tương tác với người khác tốt nhất.
Người thành công lắng nghe trước và không ngừng lắng nghe, kẻ thất bại lại nói quá nhiều.
Trong kinh doanh, trên phương tiện truyền thông xã hội và trong cuộc sống, lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất nhưng nó đang bị xem nhẹ.
Lắng nghe là điều khó thực hiện bởi khi cảm thấy hào hứng với một ý tưởng nào đó, tất cả những gì chúng ta muốn làm là nói về nó. Tuy nhiên, nếu nói ít hơn, chúng ta sẽ dễ dàng thuyết phục người khác chấp nhận ý tưởng của mình hơn.
Kerpen viết: “Lắng nghe và để người khác nói là chìa khóa chiến thắng trong cuộc sống, kinh doanh và trong mọi mối quan hệ của loài người”.

Người thành công lắng nghe nhiều hơn người khác
“Khi bạn làm việc cùng với những người khác trong một tổ chức, để có thành công thực sự, tất cả mọi người đều phải làm tốt. Đó là lý do những người thành công nhất luôn muốn thấy đồng nghiệp của họ thành đạt và phát triển sự nghiệp” - CEO Kerpen cho hay.
Người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng
Cách duy nhất để một con người trưởng thành, chuyên nghiệp hơn và trở thành người dẫn đầu là không ngừng học hỏi.
Ông Kerpen giải thích: "Bạn có thể dẫn trước đối thủ một bước và trở nên linh hoạt hơn vì bạn hiểu biết nhiều hơn. Nếu bạn chỉ làm việc một cách cảm tính, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội học hỏi và nâng cao giá trị của bản thân".
Người thành công đề nghị giúp đỡ người khác, kẻ thất bại cầu mong người khác giúp mình.
Nếu gặp một người có sức ảnh hưởng, câu hỏi tốt nhất mà bạn nên đưa ra là “Tôi có thể giúp anh (chị) điều gì?”, thay vì “Anh (chị) có thể giúp đỡ tôi không?”. Dù họ chấp nhận hay từ chối lời đề nghị của bạn, tinh thần sẵn sàng tương trợ người khác cũng khiến họ cảm thấy thân thiện và có xu hướng giúp đỡ mỗi khi bạn cần.
Người thành công nắm bắt cơ hội, hành động để có được điều mình muốn, kẻ thất bại sợ thất bại.
“Sợ bị từ chối và sợ thất bại là hai trong số những nỗi sợ khiến con người bị tê liệt nhiều nhất. Bởi vậy, nhiều người thường xuyên kìm hãm việc nói ra những mong muốn của bản thân.
Nếu chúng ta không đòi hỏi, yêu cầu những thứ chúng ta muốn, có thể chúng ta đang chắc chắn rằng mình làm được và mình không thể bị từ chối. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết mọi người lại tự nói với bản thân rằng chúng ra sẽ thất bại, sẽ bị từ chối và không đạt được mục tiêu” - Kerpen cho hay.
Trong cuốn “The Art of People”, Kerpen đưa ra ví dụ về một nhân viên bán hàng. Cô không tìm được bất cứ vị khách nào, đơn giản vì cô không chủ động hỏi về mong muốn của họ. Doanh số bán hàng bắt đầu gia tăng sau khi cô bắt đầu trở nên thẳng thắn hơn.
Nếu bạn muốn thành công, bạn cần ghi nhớ một câu thần chú: “Không giữ nỗi sợ hãi trong lòng, hãy nói lên mong muốn của mình".
Người thành công luôn tìm cách để hiểu rõ bản thân mình, kẻ thất bại không biết tự quan sát.
“Bước đầu tiên trong việc học cách tạo ảnh hưởng tốt với người khác để đạt được điều mình mong muốn trong cuộc sống và sự nghiệp là hiểu rõ bản thân mình” - Kerpen viết.
Theo ông, chúng ta nên tìm hiểu những động lực tiềm ẩn, cách cải thiện tâm trạng của bản thân và cách tương tác với người khác tốt nhất.
Người thành công lắng nghe trước và không ngừng lắng nghe, kẻ thất bại lại nói quá nhiều.
Trong kinh doanh, trên phương tiện truyền thông xã hội và trong cuộc sống, lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất nhưng nó đang bị xem nhẹ.
Lắng nghe là điều khó thực hiện bởi khi cảm thấy hào hứng với một ý tưởng nào đó, tất cả những gì chúng ta muốn làm là nói về nó. Tuy nhiên, nếu nói ít hơn, chúng ta sẽ dễ dàng thuyết phục người khác chấp nhận ý tưởng của mình hơn.
Kerpen viết: “Lắng nghe và để người khác nói là chìa khóa chiến thắng trong cuộc sống, kinh doanh và trong mọi mối quan hệ của loài người”.

Người thành công lắng nghe nhiều hơn người khác
Người thành công sống minh bạch và dễ tổn thương, kẻ thất bại sống một cách bí ẩn và phòng thủ.
Khi còn nhỏ, chúng ta được học rằng, khóc lóc và thể hiện cảm xúc nói chung là biểu hiện của sự yếu đuối. Tuy nhiên, Kerpen đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của việc làm cho bản thân mình tổn thương.
Trong một cuộc họp nhằm cắt giảm nhân sự nhóm điều hành của Likeable Media, Kerpen đề nghị mọi người chia sẻ những trải nghiệm khó khăn nhất mà họ từng trải qua và những gì họ học được từ chúng.
Kết quả là, một số người, trong đó có cả Kerpen, đã khóc và họ cảm thấy "đồng điệu về tâm hồn".
"Nói cách khác, cảm xúc chân thành, đặc biệt là những xúc cảm đủ mạnh khiến người khác rơi lệ, có ảnh hưởng rất lớn trong việc kết nối với người khác. Nếu bạn có thể cảm nhận được sự đau khổ của người khác đến mức đồng điệu, bạn có thể liên quan đến người đó ở mức độ sâu hơn" - Kerpen viết.
Người thành công giữ thái độ tích cực, kẻ thất bại thường suy nghĩ tiêu cực.
Thái độ tích cực có sức lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là khi nó xuất phát từ một người lãnh đạo, Kerpen khẳng định.
Trong một hội nghị mà ông tham gia từ 10 năm trước, một trong những diễn giả đã đề nghị người nghe trả lời “Sức khỏe của tôi rất tốt” thay vì “Tôi ổn” khi được hỏi “Bạn có khỏe không?”.
Nhà diễn thuyết đó cho hay, bằng việc sử dụng ngôn từ thể hiện sự tích cực, bạn có thể thu hút bất cứ ai đang nói chuyện với mình, khiến họ muốn được ở gần bạn. Bởi, dù thế nào đi nữa, tinh thần lạc quan vẫn tốt hơn. Chẳng ai lại không muốn những điều tích cực và lạc quan cả!
Người thành công cam kết sẽ biết ơn và giúp đỡ những người xung quanh, kẻ thất bại đặt bản thân lên trên tất cả.
Trong phần kết của cuốn “The Art of People”, Kerpen tiết lộ: “Bí kíp để có mọi thứ bạn muốn trong công việc và cuộc sống là đối xử tốt với mọi người, chứ không phải là cố gắng để có mọi thứ bạn muốn”.
Nói cách khác, những người tốt bụng là người về đích trước tiên. Kerpen chia sẻ một ví dụ về cách cư xử tốt giúp ông thành công trong sự nghiệp. Sau một cuộc gặp với Rich (nhà đầu tư mạo hiểm), Kerpen đã gửi tặng ông này một chậu cây bonsai thay lời cảm ơn vì nhà đầu tư đã dành thời gian lắng nghe. Không may mắn, trước khi món quà tới được chuyển tới chỗ Rich, ông này quyết định không đầu tư cho doanh nghiệp của Kerpen. Tuy nhiên, vì cách ứng xử đẹp này, ông Rich đã giới thiệu Kerpen cho một nhà đầu tư mạo hiểm khác phù hợp hơn và doanh nghiệp của Kerpen đã được rót vốn.
Khi còn nhỏ, chúng ta được học rằng, khóc lóc và thể hiện cảm xúc nói chung là biểu hiện của sự yếu đuối. Tuy nhiên, Kerpen đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của việc làm cho bản thân mình tổn thương.
Trong một cuộc họp nhằm cắt giảm nhân sự nhóm điều hành của Likeable Media, Kerpen đề nghị mọi người chia sẻ những trải nghiệm khó khăn nhất mà họ từng trải qua và những gì họ học được từ chúng.
Kết quả là, một số người, trong đó có cả Kerpen, đã khóc và họ cảm thấy "đồng điệu về tâm hồn".
"Nói cách khác, cảm xúc chân thành, đặc biệt là những xúc cảm đủ mạnh khiến người khác rơi lệ, có ảnh hưởng rất lớn trong việc kết nối với người khác. Nếu bạn có thể cảm nhận được sự đau khổ của người khác đến mức đồng điệu, bạn có thể liên quan đến người đó ở mức độ sâu hơn" - Kerpen viết.
Người thành công giữ thái độ tích cực, kẻ thất bại thường suy nghĩ tiêu cực.
Thái độ tích cực có sức lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là khi nó xuất phát từ một người lãnh đạo, Kerpen khẳng định.
Trong một hội nghị mà ông tham gia từ 10 năm trước, một trong những diễn giả đã đề nghị người nghe trả lời “Sức khỏe của tôi rất tốt” thay vì “Tôi ổn” khi được hỏi “Bạn có khỏe không?”.
Nhà diễn thuyết đó cho hay, bằng việc sử dụng ngôn từ thể hiện sự tích cực, bạn có thể thu hút bất cứ ai đang nói chuyện với mình, khiến họ muốn được ở gần bạn. Bởi, dù thế nào đi nữa, tinh thần lạc quan vẫn tốt hơn. Chẳng ai lại không muốn những điều tích cực và lạc quan cả!
Người thành công cam kết sẽ biết ơn và giúp đỡ những người xung quanh, kẻ thất bại đặt bản thân lên trên tất cả.
Trong phần kết của cuốn “The Art of People”, Kerpen tiết lộ: “Bí kíp để có mọi thứ bạn muốn trong công việc và cuộc sống là đối xử tốt với mọi người, chứ không phải là cố gắng để có mọi thứ bạn muốn”.
Nói cách khác, những người tốt bụng là người về đích trước tiên. Kerpen chia sẻ một ví dụ về cách cư xử tốt giúp ông thành công trong sự nghiệp. Sau một cuộc gặp với Rich (nhà đầu tư mạo hiểm), Kerpen đã gửi tặng ông này một chậu cây bonsai thay lời cảm ơn vì nhà đầu tư đã dành thời gian lắng nghe. Không may mắn, trước khi món quà tới được chuyển tới chỗ Rich, ông này quyết định không đầu tư cho doanh nghiệp của Kerpen. Tuy nhiên, vì cách ứng xử đẹp này, ông Rich đã giới thiệu Kerpen cho một nhà đầu tư mạo hiểm khác phù hợp hơn và doanh nghiệp của Kerpen đã được rót vốn.
Trần Đồng (tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Hơn 300 thanh niên khu vực miền Bắc tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023
- Ngày Sách Việt Nam
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
- THANH NIÊN VIỆT NAM TIÊN PHONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật
- NASA hợp tác với Nhật Bản để lấy mẫu mặt trăng sao Hỏa
- Tiến sĩ Việt phát triển hệ thống xử lý mẫu DNA kích hoạt bằng giọng nói
- Những con số kỷ lục cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới 2023
- Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam
- Thông báo danh sách thí sinh vào Vòng chung kết Quốc gia MOSWC – VIETTEL 2023
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận