Đoàn viên vùng núi vượt khó làm giàu

Thứ sáu, 25/08/2017

Hiện nay, việc xây dựng mô hình thanh niên phát triển kinh tế của Đoàn có những điểm thuận lợi xuất phát từ sự quan tâm của Đảng Nhà nước về vấn đề thanh niên tham gia phát triển kinh tế…Vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế đã được chứng minh cả lý luận và trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện nay, việc xây dựng mô hình thanh niên phát triển kinh tế của Đoàn có những điểm thuận lợi xuất phát từ sự quan tâm của Đảng Nhà nước về vấn đề thanh niên tham gia phát triển kinh tế…Vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế đã được chứng minh cả lý luận và trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng mô hình thanh niên phát triển kinh tế, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp xây dựng mô hình thanh niên phát triển kinh tế của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2022”.

Thời gian qua, nhiều mô hình thanh niên phát triển kinh tế của Đoàn đã có đóng góp nhất định, góp phần đáp ứng nguyện vọng lập thân, lập nghiệp của thanh niên và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Không ít tấm gương Đoàn viên trẻ đã vượt khó vươn lên, dám nghĩ dám làm, tạo cơ nghiệp cho mình, giúp đỡ nhiều đoàn viên khác và tạo sức “lan tỏa” trong phòng trào thanh niên làm kinh tế.

1. Chàng trai bò sữa 9X thu nhập 600 triệu/năm

Theo  Báo Lâm Đồng, chàng trai trẻ Đỗ Hữu Quyết ở xã Đại Lào (Bảo Lộc, Lâm Đồng) là một điển hình, đã vươn lên làm giàu từ hoàn cảnh kinh tế gia đình ban đầu rất khó khăn. 

Anh Đỗ Hữu Quyết lớn lên ở miền quê Đại Lào phần lớn nghèo kiệt, đất đai toàn sỏi đá. Năm 2010, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh cưới vợ và lập gia đình riêng và bắt đầu khởi nghiệp chỉ vỏn vẹn có 7 triệu đồng từ tiền “hồi môn”. Khi ấy, phong trào chăn nuôi bò sữa ở địa phương bắt đầu phát triển, anh đã mạnh dạn làm chuồng trại và mua 2 bê con về nuôi. Hai năm sau, bê con trở thành bê mẹ, bắt đầu sinh sản và cho thu hoạch sữa. Tuy nhiên, trong buổi ban đầu đã nghèo lại gặp phải cái “eo”, 1 con bò không đạt yêu cầu sản xuất sữa nên anh đành phải bán thịt. “Thắng không kiêu, bại không nản”, anh tiếp tục vay mượn 15 triệu đồng để mua thêm 2 con bê sữa.  



Anh Quyết khẳng định: “Với vùng đất ở xã Đại Lào, nông dân muốn làm giàu thì chỉ có cách là phải chăn nuôi bò sữa”. Hiện tại, đàn bò của anh tuy chưa khai thác sữa 100%, nhưng đã cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí).
Không chỉ xây dựng kinh tế gia đình, anh còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ dịch vụ thú y cho một số hộ nông dân chăn nuôi bò sữa ở địa phương và tham gia các công tá xã hội. Hiện tại, anh Đỗ Hữu Quyết giữ vai trò làm Bí thư Chi đoàn và Phó Bí thư Chi bộ thôn 8. Trong những năm qua, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được giao. 

Theo ghi nhận của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Lào Nguyễn Văn Dũng, anh Đỗ Hữu Quyết là một thanh niên, một đảng viên trẻ rất mẫu mực và dám nghĩ, dám làm. Từ hai bàn tay trắng, chỉ trong vòng 6 năm, Đỗ Hữu Quyết đã lập nên cơ nghiệp và tạo sức “lan tỏa” trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2. Chàng trai “càng đi càng nghèo” về làm giàu quê hương

Theo VOV, sau khi tốt nghiệp lớp 12, cũng như bào chàng trai làng quê khác, anh Dương Văn Thu, ở thôn Hin Lò, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên (Yên Bái) khăn gói đến các thành phố lớn tìm việc làm với mong muốn thoát nghèo. Nhưng càng đi càng nghèo, Dương Văn Thu quyết định trở về quê hương để lập nghiệp.

Anh Thu chia sẻ: “Khi học xong với cách nghĩ non trẻ tôi đã đi rất nhiều nơi để làm thuê. Mặc dù đã bỏ nhiều công sức lao động nhưng thu nhập chẳng đáng là bao nên quyết định trở về quê hương để phát triển kinh tế. Khi đã thành công với mô hình của mình, tôi lại vận động, hỗ trợ một số thanh niên có điều kiện đất đai để phát triển kinh tế gia đình, giúp các bạn có thu nhập và tránh xa các tệ nạn xã hội”.

Năm 2007, anh Thu trở về quê với chút vốn ít ỏi cộng với vay mượn, anh đã bắt tay vào trồng cam Vinh, đào ao nuôi cá và trồng cây keo, bồ đề trên diện tích hơn 4 ha nương đồi của gia đình. Do chịu khó học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc nên tỷ lệ cây sống cao, sau 3 năm cam và ao cá đã cho anh Thu thu nhập ổn định khoảng 70 - 80 triệu đồng/năm.  



Không chỉ năng động làm kinh tế cho riêng gia đình mình, anh Dương Văn Thu còn đứng lên thành lập “Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau làm kinh tế” do chính anh làm Chủ nhiệm để tập hợp các đoàn viên thanh niên thất nghiệp trong thôn cùng phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, câu lạc bộ đã có 15 thành viên, với rất nhiều loại mô hình giúp mỗi thành viên có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Anh Dương Văn Thu hiện còn là địa chỉ tin cậy cho đoàn viên thanh niên trong thôn, trong xã về kỹ thuật chăn nuôi cá và trồng rừng, trồng cà gai leo. Ai có nhu cầu học hỏi về kỹ thuật, anh đều nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho mọi người. Bên cạnh đó anh còn tích cực tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội và làm từ thiện.

Mô hình phát triển kinh tế do anh Dương Văn Thu làm Chủ nhiệm được Tỉnh đoàn Yên Bái bình chọn và tuyên dương là mô hình kinh tế thanh niên tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2014.

Cá nhân anh Thu nhiều lần được tuyên dương, khen thưởng, tiêu biểu là 1 trong 10 gương mặt nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2013; được Trung ương đoàn trao tặng danh hiệu Chủ nhiệm mô hình câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2014. Năm 2016, anh Thu được Tỉnh đoàn Yên Bái bình chọn là 1 trong những gương mặt xuất sắc làm theo lời Bác.

3. Chàng trai người Dao với ý trí học tập theo lời Bác

Theo Tỉnh Đoàn Bắc Kạn, Anh Nông Văn Nguyên, sinh năm 1990 dân tộc Dao ở thôn Khuổi Coóc xã Thượng Quan, gia đình có 3 anh em, Nguyên là con cả trong gia đình làm nông nghiệp. Do hoàn  cảnh quá khó khăn, học hết lớp 8 anh phải ở nhà phụ giúp gia đình làm nương rẫy, năm 2009 anh tham gia nghĩa vụ quân sự và đăng ký học nghề lái xe ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Năm 2012 anh trở về nhưng do gia đình quá nghèo khó khăn chồng chất khó khăn, anh chỉ xin được đi lái xe thuê lương không được bao nhiêu.

Anh Nguyên cho biết: Trước đây gia đình em rất khó khăn, bố mẹ chẳng có tiền để lo cho em học hành, e luôn nghĩ phải tìm cho 1 nghề để ổn định, được nhiều người động viên không nên học nhiều nghề, chỉ học 1 nghề và tập trung làm tốt là được, nên em quyết tâm theo nghề lái xe và đã thành công.

Không nhụt trí, anh đã mạnh dạn đề xuất với tổ chức đoàn thanh niên của xã để vay vốn ngân hàng, mạnh dạn mua chiếc xe ô tô trọng tải 3,5 tấn với giá 300 triệu đồng. Bằng kinh nghiệm sẵn có, cộng với tính cần mẫn trong công việc, được nhiều khách hàng quý mến, tin tưởng nên ngày nào anh cũng có việc làm ổn định. Anh Nông Văn Nguyên – Thôn Khuổi Coóc xã Thượng Quan cũng cho biết thêm: “Vào cuối năm công việc của em rất  nhiều, làm không hết việc, mỗi ngày bình quân 2 chuyến vật liệu cho bà con trong xã, hàng ngày 5 giờ sáng đến 8 giờ tối mới về đến nhà, cũng rất mệt nhưng  mình cũng có thêm thu nhập, hàng năm trừ hết chi phí bình quân e cũng thu nhập được khoảng 60- 70 triệu đồng/năm.”



Có công việc ổn định, anh hăng hái tham gia hoạt động Đoàn đều đặn hơn, phong trào học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được anh quan tâm nhiều hơn, anh nghĩ nghề nào cũng phải học theo Bác, đặc biệt nghề của anh cần học Bác ở các ứng xử, lối sống hòa đồng giản dị, cần cù lao động, có chí vượt khó, giúp đỡ người thân và làng xóm. Bởi bản thân anh là người trực tiếp trải qua khó khăn để đến với thành công không phải một sớm một chiều, mà phải cần cù chịu khó học hỏi, anh luôn động viên các em trong thôn không được bỏ học, phải học hành đến nơi đến chốn mới thành người. Anh vận động nhiều đoàn viên thanh niên trong xã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng mở rộng ra các mô hình phát triển kinh tế như: mô hình chăn nuôi dê, sửa chữa xe máy, máy nông nghiệp…

Đồng chí Đinh Quang Trường – Bí thư Đoàn xã Thượng Quan nhận xét Đồng chí Nguyên là một thanh niên rất chịu thương chịu khó trong phát triển kinh tế, với mô hình của anh cũng được rất nhiều đoàn viên trong xã học tập, không những cần cù trong lao động, anh cũng rất hăng hái tham gia phong trào đoàn phát động, qua tấm gương này mong muốn các đồng chí đoàn viên thanh niên trong và ngoài xã nên tiếp tục noi gương đồng chí Nguyên.

Với những việc làm đó, anh đã được Ban chấp hành đoàn xã Thượng Quan khen thưởng về tấm gương làm kinh tế giỏi năm 2014.
Minh Thanh tổng hợp

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×