Gần 22 triệu học sinh bước vào năm học mới
Thứ tư, 05/09/2018

Sáng 5/9, hơn 21,9 triệu học sinh cả nước từ mầm non đến THPT bước vào năm học mới 2018-2019
Sáng 5/9, hơn 21,9 triệu học sinh cả nước từ mầm non đến THPT bước vào năm học mới 2018-2019. Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng phải được tổ chức ngắn gọn, hướng đến học sinh, nên hầu hết trường lựa chọn khung giờ 7h30 đến 9h30.
Thời tiết cả nước tạnh ráo, thuận tiện cho thầy và trò dự lễ. Tuy nhiên, ba trường ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) và một trường ở huyện Con Cuông (Nghệ An) phải lùi lễ khai giảng do trường học bị mưa lũ tàn phá, đường đến trường bị chia cắt. Ngoài ra, còn ba trường ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) và một điểm lẻ ở xã Phúc Sạn (Mai Châu, Hòa Bình) học sinh phải đi khai giảng nhờ địa điểm khác do đường chưa thông tuyến sau mưa lũ.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp cần thực hiện, trong đó có quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đại học; phát triển đội ngũ giáo viên; kiên cố hóa trường lớp và đẩy mạnh tự chủ đại học...
Ở nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục quy định các chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn cách tổ chức để địa phương thực hiện. Quan điểm thực hiện là chú trọng tính khoa học, hợp lý trong sắp xếp, tránh tình trạng làm máy móc.
Nhiệm vụ phát triển đội ngũ được xác định là mấu chốt thành bại của đổi mới giáo dục. Do đó, trước thềm năm học mới, Bộ đã ban hành Thông tư về chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu trưởng. "Đây là bước tiến rất lớn vì muốn nâng cao chất lượng giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục thì việc đầu tiên là phải sửa các chuẩn", ông Nhạ nói và cho biết các chuẩn này đều được lấy ý kiến nhiều vòng từ giáo viên trong nước và chuyên gia nước ngoài.
Căn cứ vào lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ này. Hiện nay, Bộ đánh giá bước đầu các cán bộ, giáo viên đã rất quan tâm, tự soi, sửa để tự học và phát triển.
"Chương trình dù rất tốt, giáo viên dù được bồi dưỡng, nhưng điều kiện để thực hiện chương trình, đặc biệt với cấp tiểu học không đủ 2 buổi/ngày thì thời lượng để thầy cô truyền tải, tổ chức dạy học sẽ rất khó khăn", ông Nhạ nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ kiên cố hóa trường lớp, cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước thềm khai giảng, nhiều trường học ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng về cơ sở vật chất do mưa lũ. Bộ trưởng Giáo dục đã lên Sơn La (ngày 1/9) và phân công lãnh đạo Bộ làm việc với địa phương, động viên thầy cô, học sinh vượt qua khó khăn.
Nhắn nhủ với thầy cô trước năm học mới, Bộ Trưởng nói: "Trước khó khăn, thách thức của đổi mới, các thầy cô hết sức bình tĩnh để cùng toàn ngành vượt qua. Tôi tin rằng các thầy cô với sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm sẽ thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình".
Đối với các học sinh, Bộ Trưởng chúc các em chăm ngoan, học giỏi và có một năm thành công dù đối mặt với nhiều nhiệm vụ học tập, định hướng đổi mới và nhiều cơ hội phía trước; đồng thời mong phụ huynh cùng đồng hành để nhà trường - gia đình - xã hội kết hợp hài hòa và tạo ra hệ sinh thái tốt cho phát triển giáo dục.
Một số hình ảnh trong ngày khai giảng năm học mới
Thời tiết cả nước tạnh ráo, thuận tiện cho thầy và trò dự lễ. Tuy nhiên, ba trường ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) và một trường ở huyện Con Cuông (Nghệ An) phải lùi lễ khai giảng do trường học bị mưa lũ tàn phá, đường đến trường bị chia cắt. Ngoài ra, còn ba trường ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) và một điểm lẻ ở xã Phúc Sạn (Mai Châu, Hòa Bình) học sinh phải đi khai giảng nhờ địa điểm khác do đường chưa thông tuyến sau mưa lũ.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp cần thực hiện, trong đó có quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đại học; phát triển đội ngũ giáo viên; kiên cố hóa trường lớp và đẩy mạnh tự chủ đại học...
Ở nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục quy định các chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn cách tổ chức để địa phương thực hiện. Quan điểm thực hiện là chú trọng tính khoa học, hợp lý trong sắp xếp, tránh tình trạng làm máy móc.
Nhiệm vụ phát triển đội ngũ được xác định là mấu chốt thành bại của đổi mới giáo dục. Do đó, trước thềm năm học mới, Bộ đã ban hành Thông tư về chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu trưởng. "Đây là bước tiến rất lớn vì muốn nâng cao chất lượng giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục thì việc đầu tiên là phải sửa các chuẩn", ông Nhạ nói và cho biết các chuẩn này đều được lấy ý kiến nhiều vòng từ giáo viên trong nước và chuyên gia nước ngoài.
Căn cứ vào lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ này. Hiện nay, Bộ đánh giá bước đầu các cán bộ, giáo viên đã rất quan tâm, tự soi, sửa để tự học và phát triển.
"Chương trình dù rất tốt, giáo viên dù được bồi dưỡng, nhưng điều kiện để thực hiện chương trình, đặc biệt với cấp tiểu học không đủ 2 buổi/ngày thì thời lượng để thầy cô truyền tải, tổ chức dạy học sẽ rất khó khăn", ông Nhạ nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ kiên cố hóa trường lớp, cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước thềm khai giảng, nhiều trường học ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng về cơ sở vật chất do mưa lũ. Bộ trưởng Giáo dục đã lên Sơn La (ngày 1/9) và phân công lãnh đạo Bộ làm việc với địa phương, động viên thầy cô, học sinh vượt qua khó khăn.
Nhắn nhủ với thầy cô trước năm học mới, Bộ Trưởng nói: "Trước khó khăn, thách thức của đổi mới, các thầy cô hết sức bình tĩnh để cùng toàn ngành vượt qua. Tôi tin rằng các thầy cô với sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm sẽ thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình".
Đối với các học sinh, Bộ Trưởng chúc các em chăm ngoan, học giỏi và có một năm thành công dù đối mặt với nhiều nhiệm vụ học tập, định hướng đổi mới và nhiều cơ hội phía trước; đồng thời mong phụ huynh cùng đồng hành để nhà trường - gia đình - xã hội kết hợp hài hòa và tạo ra hệ sinh thái tốt cho phát triển giáo dục.
Một số hình ảnh trong ngày khai giảng năm học mới

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự lễ khai giảng tại trường THPT Chu Văn An. Ảnh: Giang Huy

Thầy và trò trường THPT Chu Văn An dự lễ khai giảng. Ảnh: Giang Huy

Nữ sinh trò chuyện trong lễ khai giảng tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Tùng

Học sinh lớp 1 trường tiểu học Trảng Dài trong ngày khai giảng. Ảnh: Phước Tuấn.

Học sinh lớp 1 trường Phù Đổng. Ảnh: Nguyễn Đông

Học sinh làm lễ chào cờ. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo Vnexpress.net
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Hơn 300 thanh niên khu vực miền Bắc tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023
- Ngày Sách Việt Nam
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
- THANH NIÊN VIỆT NAM TIÊN PHONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật
- NASA hợp tác với Nhật Bản để lấy mẫu mặt trăng sao Hỏa
- Tiến sĩ Việt phát triển hệ thống xử lý mẫu DNA kích hoạt bằng giọng nói
- Những con số kỷ lục cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới 2023
- Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam
- Thông báo danh sách thí sinh vào Vòng chung kết Quốc gia MOSWC – VIETTEL 2023
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận