Hóa ra những phát minh công nghệ này là do "tai nạn"!

Thứ hai, 14/11/2022

Rất nhiều đồ đạc xung quanh chúng ta được phát minh từ những "tai nạn" trong nghiên cứu.

Rất nhiều đồ đạc xung quanh chúng ta được phát minh từ những "tai nạn" trong nghiên cứu.

 

"Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu". Đó là một câu châm ngôn của nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein.
 

Tuy hơi phiến diện, nhưng nhận xét này đã miêu tả chính xác tính không thể đoán trước của nghiên cứu và phát triển. Ví dụ là một số phát minh quan trọng xảy ra hoàn toàn là ngẫu nhiên dưới đây.
 

Máy tạo nhịp tim
 

Dù bạn có tin hay không thì Máy tạo nhịp tim không phải là thứ mà Kỹ sư Wilson Greatbatch hướng đến khi nghiên cứu thiết bị ghi lại nhịp tim của con người vào năm 1956.
 

Nhà nghiên cứu đã thiết kế sai phần điện trở cho mạch điện trong chiếc máy của mình và tình cờ phát hiện ra rằng chiếc máy có thể truyền xung điện trực tiếp đến mô cơ của tim.
 

Hóa ra những phát minh công nghệ này là do "tai nạn"! - Ảnh 1.

Ảnh: Birgit Reitz-Hofmann/Shutterstock.


Các thế hệ Máy tạo nhịp tim đã xuất hiện từ những năm 1930 nhưng chúng rất nặng nề - và khám phá tình cờ của Greatbatch đã dẫn đến việc tạo ra các máy tạo nhịp tim nhỏ hơn và cuối cùng có thể được cấy vào cơ thể người.
 

Ca cấy ghép Máy tạo nhịp tim thành công đầu tiên diễn ra vào năm 1960 và kéo dài sự sống của bệnh nhân thêm 18 tháng.
 

X-Quang
 

Nhà vật lý học Wilhelm Röntgen đã phát hiện ra Tia X và do đó đã thay đổi thế giới. Tuy nhiên, điều bạn có thể không biết là khám phá đột phá này hoàn toàn tình cờ.
 

Khi Röntgen đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng.
 

Hóa ra những phát minh công nghệ này là do "tai nạn"! - Ảnh 2.

Ảnh: ORION PRODUCTION/Shutterstock.


Thử nghiệm sâu hơn đã giúp ông tạo ra ảnh X-Quang đầu tiên xương bàn tay người - và thú vị hơn đây là bàn tay của chính vợ ông.
 

Tia X đã giúp Röntgen đoạt giải Nobel vật lý đầu tiên vào năm 1901 và cứu sống vô số người. Röntgen cũng không ngờ rằng khám phá này sẽ trở thành một trong những khám phá quan trọng nhất trên thế giới - và là nền tảng của y học hiện đại.
 

Lò vi sóng
 

Phát minh của Percy Spencer đã trở thành tiêu chuẩn trong 90% nhà bếp trên toàn thế giới.
 

Vào năm 1946, Spencer là một kỹ sư thương mại và đang cố gắng tạo ra những cách hiệu quả hơn để sản xuất radar.
 

Và khi đang nghiên cứu để cải thiện mức năng lượng của các ống magnetron (ống chân không năng lượng cao) được sử dụng trong các radar, một điều kỳ lạ đã xảy ra - thanh bơ đậu phộng mà ông chuẩn bị để nuôi sóc đã trở thành một mớ hỗn độn và nhớp nháp.
 

Hóa ra những phát minh công nghệ này là do "tai nạn"! - Ảnh 3.

Ảnh: goffkein.pro/Shutterstock.


Tò mò vì không biết điều gì đã xảy ra, Spencer đã lập tức tiến hành một thử nghiệm khác - đặt một quả trứng bên dưới ống. Chỉ một lúc sau, quả trứng phát nổ.
 

Với tính tò mò vui vẻ, nhà nghiên cứu đã nhanh chóng cho ra lò một lô bỏng ngô để chia sẻ với các đồng nghiệp - và thế là lò vi sóng ra đời. Chỉ 1 năm sau, phát minh này chính thức tung ra thị trường.
 

Dây dán Velcro
 

Dây dán Velcro hiện có mặt trên rất nhiều loại đồ dùng xung quanh chúng ta, từ áo gió, giày dép cho đến túi xách.
 

Phát minh này đến từ quan sát tự nhiên - cụ thể là việc quả của cây ngưu bàng có khả năng bám vào bất cứ thứ gì và gây khó chịu khi gỡ chúng khỏi quần, giày, áo khoác - thậm chí là tóc.
 

Hóa ra những phát minh công nghệ này là do "tai nạn"! - Ảnh 4.

Ảnh: Studio KIWI/Shutterstock.


Một lần khi dắt chó đi dạo trong rừng, George De Mestral đã phát hiện rằng quả ngưu bàng bám khắp nơi, trên lông của chú chó và quần áo của chính ông.
 

De Mestral lấy một mẫu vật và quan sát nó dưới kính hiển vi - để thấy hàng nghìn chiếc móc nhỏ. Khám phá này đã truyền cảm hứng cho ông tạo ra một dải dây có hai mặt - 1 mặt là các móc cứng và mặt còn lại có các sợi mềm như vải quần áo hàng ngày.
 

Và Velcro - từ ghép của "velvet"(nhung) và "crochet" (kim móc) – đã được phát minh.
 

Màng xốp hơi
 

Khi bắt đầu nghiên cứu các kỹ sư Alfred Fielding và Marc Chavannes đã có mục đích là phát minh ra một loại giấy dán tường - chứ không phải như một vật liệu đóng gói đa năng.
 

Hai nhà phát minh đang cố gắng tạo ra một loại giấy có kết cấu - họ đưa 2 miếng nhựa qua máy hàn nhiệt nhưng kết quả "đáng thất vọng" là vật liệu nhiều lớp có các bọt khí bị kẹt lại.
 

Hóa ra những phát minh công nghệ này là do "tai nạn"! - Ảnh 5.

Ảnh: Akintevs/Shutterstock.


Không nản chí, họ đã đưa ra hơn 400 cách sử dụng tiềm năng cho vật liệu này và vào năm 1960, 2 doanh nhân đã quyết định tiếp thị sản phẩm của họ như vật liệu cách nhiệt và sau đó là bao bì bảo vệ.
 

Khách hàng đầu tiên của họ không ai khác chính là gã khổng lồ IBM, hãng đã sử dụng màng xốp hơi để bảo vệ máy tính của mình trong quá trình vận chuyển.
 

Theo Toquoc.vn


Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×