Hốt bạc từ nghề làm kiểng thú
Thứ sáu, 16/02/2018

Cây kiểng hình linh vật là một trong những mặt hàng độc đáo được các nghệ nhân ở “vương quốc” hoa kiểng chuẩn bị rất công phu để phục vụ thị trường tết.
Cây kiểng hình linh vật là một trong những mặt hàng độc đáo được các nghệ nhân ở “vương quốc” hoa kiểng chuẩn bị rất công phu để phục vụ thị trường tết.

Nhiều chậu kiểng hình con chó của ông Vi đã được khách hàng đặt mua trước tết 1 tháng. ẢNH: DUY TÂN
Những ngày này, ven QL57, đoạn từ xã Hưng Khánh Trung B đến xã Vĩnh Thành (H.Chợ Lách, Bến Tre), nhà vườn tất bật tạo hình, chăm chút các loại kiểng hình thú.
Ông Lê Văn Trí (43 tuổi, ngụ xã Hưng Khánh Trung B, H.Chợ Lách) có 20 năm làm nghề kiểng thú, cho biết năm nào gia đình ông cũng uốn hàng chục cây quất kiểng hình thú tương ứng với linh vật của năm. Mỗi loại có độ khó riêng và cần tỉ mỉ đến từng chi tiết, riêng kiểng chó khó làm hơn kiểng gà năm 2017 rất nhiều.
Bắt đầu từ tháng 2 âm lịch, ông Trí đã chuẩn bị chiết quất thành nhánh, cho vào bầu rồi bó lại để ươm. Đến đầu tháng 10 âm lịch ông bắt đầu thực hiện công đoạn tạo hình. Theo ông Trí, trước tiên phải vạch ra ý tưởng cho bộ khung, sau đó phác họa ra giấy, chỉnh sửa đến khi hoàn thiện và đem đi thiết kế, hàn nối những thanh sắt tạo khuôn, dồn những giỏ quất đạt chất lượng vào khung sắt để tạo hình. Công đoạn tạo hình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu.
Người thợ phải uốn nắn những nhánh quất sao cho đúng tỷ lệ khuôn sẵn có, tỉa lá thật đều theo tỷ lệ khuôn, tránh làm trái bị dập, hư hại. Mỗi chậu kiểng chó cần khoảng 20 giỏ quất (mỗi giỏ 3 - 4 nhánh). Phần từ cổ đến đầu của kiểng chó tạo hình rất khó và đòi hỏi kỹ thuật cao. Khung dùng để tạo hình kiểng chó chỉ có 2 mẫu, dáng đứng và dáng ngồi. “Nếu quá trình uốn vào khung có một số trái bị dập thì loại bỏ ngay. Bên cạnh đó, phải có bí quyết xử lý để trái chuyển màu vàng, đỏ đúng thời điểm, khi đó sản phẩm mới được cho là hoàn thiện. Sản xuất kiểng thú so với các loại kiểng tạo hình khác đều có những cái khó riêng. Nhưng thị hiếu của khách hàng thường chọn mua những loại kiểng thú được tạo hình từ cây quất”, ông Trí cho biết.
Theo ông Trí, trong kiểng thú 12 con giáp thì kiểng ngựa có giá cao nhất do mang ý nghĩa “mã đáo thành công”, giá 10 - 12 triệu đồng/cặp. Năm nay mưa bão nhiều, chi phí sản xuất tăng 15 - 20% nên số lượng kiểng chó ông Trí làm không nhiều, chỉ khoảng 30 cặp kích thước lớn và 10 cặp nhỏ. Hiện tại, thương lái từ Hà Nội, Bình Dương, Đắk Lắk đã đến tận vườn đặt mua 12 cặp, trong đó loại lớn giá 6 - 7 triệu đồng/cặp, nhỏ 2 - 3 triệu đồng/cặp. Ông Trí nhẩm tính, với giá bán này, vụ kiểng tết năm nay ông thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Tương tự, nghệ nhân Lê Văn Vi (50 tuổi, ngụ ấp Phú Long, xã Tân Khánh Trung B) với 13 năm trong nghề đã mày mò, sáng tạo các loại kiểng hình, kiểng thú độc, lạ bằng cây quất. Theo ông Vi, phần đầu chó được xem là bộ phận quan trọng nhất khi tạo hình và được làm rất kỳ công. Trước tiên, tạo mặt nạ từ bông gòn và keo, hồ kết dính, sau đó nắn cho giống đầu chó thật. Kế tiếp dùng nước sơn vẽ và tô đậm những chi tiết như mắt, mũi, miệng, màu da... Sự khéo léo của nghệ nhân là phải làm sao để sản phẩm thật sự có hồn. Tùy theo kích thước, một người phải mất 1 - 2 ngày để tạo ra một chậu kiểng chó.
Thời điểm này, khách từ nhiều tỉnh, thành đã đến các vườn kiểng ở H.Chợ Lách đặt mua kiểng thú với số lượng lớn. Tại cơ sở của ông Vi, kiểng hình chó được bán với giá 4 - 6 triệu đồng/cặp loại nhỏ, 10 - 12 triệu đồng/cặp loại lớn và 15 - 16 triệu đồng/cặp loại cực lớn... Ông Vi nhẩm tính, sau trừ chi phí, năm nay ông thu lãi từ kiểng thú khoảng 70 triệu đồng.

Nhiều chậu kiểng hình con chó của ông Vi đã được khách hàng đặt mua trước tết 1 tháng. ẢNH: DUY TÂN
Những ngày này, ven QL57, đoạn từ xã Hưng Khánh Trung B đến xã Vĩnh Thành (H.Chợ Lách, Bến Tre), nhà vườn tất bật tạo hình, chăm chút các loại kiểng hình thú.
Ông Lê Văn Trí (43 tuổi, ngụ xã Hưng Khánh Trung B, H.Chợ Lách) có 20 năm làm nghề kiểng thú, cho biết năm nào gia đình ông cũng uốn hàng chục cây quất kiểng hình thú tương ứng với linh vật của năm. Mỗi loại có độ khó riêng và cần tỉ mỉ đến từng chi tiết, riêng kiểng chó khó làm hơn kiểng gà năm 2017 rất nhiều.
Bắt đầu từ tháng 2 âm lịch, ông Trí đã chuẩn bị chiết quất thành nhánh, cho vào bầu rồi bó lại để ươm. Đến đầu tháng 10 âm lịch ông bắt đầu thực hiện công đoạn tạo hình. Theo ông Trí, trước tiên phải vạch ra ý tưởng cho bộ khung, sau đó phác họa ra giấy, chỉnh sửa đến khi hoàn thiện và đem đi thiết kế, hàn nối những thanh sắt tạo khuôn, dồn những giỏ quất đạt chất lượng vào khung sắt để tạo hình. Công đoạn tạo hình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu.
Người thợ phải uốn nắn những nhánh quất sao cho đúng tỷ lệ khuôn sẵn có, tỉa lá thật đều theo tỷ lệ khuôn, tránh làm trái bị dập, hư hại. Mỗi chậu kiểng chó cần khoảng 20 giỏ quất (mỗi giỏ 3 - 4 nhánh). Phần từ cổ đến đầu của kiểng chó tạo hình rất khó và đòi hỏi kỹ thuật cao. Khung dùng để tạo hình kiểng chó chỉ có 2 mẫu, dáng đứng và dáng ngồi. “Nếu quá trình uốn vào khung có một số trái bị dập thì loại bỏ ngay. Bên cạnh đó, phải có bí quyết xử lý để trái chuyển màu vàng, đỏ đúng thời điểm, khi đó sản phẩm mới được cho là hoàn thiện. Sản xuất kiểng thú so với các loại kiểng tạo hình khác đều có những cái khó riêng. Nhưng thị hiếu của khách hàng thường chọn mua những loại kiểng thú được tạo hình từ cây quất”, ông Trí cho biết.
Theo ông Trí, trong kiểng thú 12 con giáp thì kiểng ngựa có giá cao nhất do mang ý nghĩa “mã đáo thành công”, giá 10 - 12 triệu đồng/cặp. Năm nay mưa bão nhiều, chi phí sản xuất tăng 15 - 20% nên số lượng kiểng chó ông Trí làm không nhiều, chỉ khoảng 30 cặp kích thước lớn và 10 cặp nhỏ. Hiện tại, thương lái từ Hà Nội, Bình Dương, Đắk Lắk đã đến tận vườn đặt mua 12 cặp, trong đó loại lớn giá 6 - 7 triệu đồng/cặp, nhỏ 2 - 3 triệu đồng/cặp. Ông Trí nhẩm tính, với giá bán này, vụ kiểng tết năm nay ông thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Tương tự, nghệ nhân Lê Văn Vi (50 tuổi, ngụ ấp Phú Long, xã Tân Khánh Trung B) với 13 năm trong nghề đã mày mò, sáng tạo các loại kiểng hình, kiểng thú độc, lạ bằng cây quất. Theo ông Vi, phần đầu chó được xem là bộ phận quan trọng nhất khi tạo hình và được làm rất kỳ công. Trước tiên, tạo mặt nạ từ bông gòn và keo, hồ kết dính, sau đó nắn cho giống đầu chó thật. Kế tiếp dùng nước sơn vẽ và tô đậm những chi tiết như mắt, mũi, miệng, màu da... Sự khéo léo của nghệ nhân là phải làm sao để sản phẩm thật sự có hồn. Tùy theo kích thước, một người phải mất 1 - 2 ngày để tạo ra một chậu kiểng chó.
Thời điểm này, khách từ nhiều tỉnh, thành đã đến các vườn kiểng ở H.Chợ Lách đặt mua kiểng thú với số lượng lớn. Tại cơ sở của ông Vi, kiểng hình chó được bán với giá 4 - 6 triệu đồng/cặp loại nhỏ, 10 - 12 triệu đồng/cặp loại lớn và 15 - 16 triệu đồng/cặp loại cực lớn... Ông Vi nhẩm tính, sau trừ chi phí, năm nay ông thu lãi từ kiểng thú khoảng 70 triệu đồng.
Tỉ phú cây kiểng ở làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ
Gần cả đời gắn bó với trồng cây kiểng, ông Nguyễn Văn Dành (70 tuổi), Phó chủ nhiệm làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vừa được tôn vinh là một trong những nông dân xuất sắc nhất VN.

Ông Dành bên những cây nguyệt quế được tạo dáng công phu. ẢNH: THIÊN LỘC
Ông Dành cho biết ông theo nghiệp trồng cây kiểng đã trên 50 năm nay. Cha ông là một trong những người trồng hoa kiểng cố cựu ở làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ. Tính đến nay, gia đình ông Dành có tới bốn đời làm nghề hoa kiểng. Ông là đời thứ hai, các con, cháu ông là đời thứ ba, thứ tư.
Qua hàng chục năm lăn lộn với nghề, ông Dành đã sưu tầm, tập hợp được nhiều giống kiểng quý để ươm trồng và phát triển, chủ yếu là các giống kiểng truyền thống như cằn thăn, kim quýt, mai vàng, mai chiếu thủy, sanh, si, nguyệt quế, khế, bông giấy… Vườn kiểng của ông hiện có khoảng 300 cây có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao, giá mỗi cây từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có khoảng 700 chậu kiểng lớn nhỏ, đa dạng về kích thước và chủng loại. Nếu quy thành tiền, tổng tài sản từ cây kiểng của gia đình ông có thể lên đến vài tỉ đồng.
Hiện nay, bình quân mỗi năm doanh thu vườn kiểng của ông Dành trên 1 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập hằng năm cũng còn tùy thuộc vào giá cả thị trường và mức tiêu thụ, nhất là vào vụ tết. “Trồng cây kiểng tuy không khó nhưng người trồng phải nắm vững kỹ thuật, thường xuyên chăm sóc, uốn sửa, cắt tỉa, tạo dáng thì cây mới có giá trị nghệ thuật cao. Đối với những loại kiểng bông như mai vàng, nguyệt quế, bông giấy và kiểng trái như khế, lựu… càng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn mới có thể cạnh tranh với các làng hoa khác”, ông Dành chia sẻ.
Theo ông Dành, làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ đã tồn tại gần 80 năm, gắn liền với ngày tết cổ truyền ở Nam bộ. Trải qua những năm chiến tranh rồi đến thời bình, nhất là từ khi QL91B được mở cắt ngang rạch Bà Bộ, nhiều công trình xây dựng mọc lên khiến diện tích trồng hoa kiểng ngày càng bị thu hẹp, tưởng chừng như làng hoa Bà Bộ không còn đất để duy trì. Tuy nhiên, làng hoa vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Từ năm 2011, UBND TP.Cần Thơ đã phê duyệt thành lập làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ ở 2 phường Long Hòa và Long Tuyền và Hợp tác xã hoa kiểng Bình An thì làng hoa bắt đầu khởi sắc trở lại. Hiện nay, tuy diện tích bị thu hẹp nhưng chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Vừa qua, trong chương trình Tự hào nông dân VN (giai đoạn 2013 - 2017) và 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông Dành vinh dự là 1 trong 63 nông dân cả nước được vinh danh. Ngoài bằng khen của Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân VN vì có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và xây dựng nông thôn mới, ông Dành còn được cấp giấy chứng nhận Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Ngọc Mai tổng hợp
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sài Gòn có 1 ngôi trường cổ hơn 100 năm tuổi
- Vì sao nên ăn khoai lang?
- 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 tại Việt Nam
- Cô giáo vùng cao yêu nghề, mến trẻ
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
- Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc
- Cách bố trí ăn uống trong dịch corona
- Cách chống nồm và phơi quần áo nhanh khô
- 6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa
- Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận