Hướng dẫn trồng rau xà lách trong thùng xốp
Thứ ba, 18/02/2020

Xà lách là loại cây thân thảo và cũng là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống. Rau xà lách có khá nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn là lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím,...


Cây xà lách dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng
Xà lách là loại cây thân thảo và cũng là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống. Rau xà lách có khá nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn là lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím,... Với ưu điểm kỹ thuật trồng cây đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng, nên người dân có thể trồng chúng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Mỗi thùng rau như vậy không chỉ mang lại cho người dân sự thuận tiện, mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.
Xà lách là loại rau ưa lạnh có thể trồng quanh năm thời gian lý tưởng là vụ đông xuân hoặc xuân hè.
Vào mùa hè thường trồng xà lách trong nhà kính, nếu bạn ko có nhà kính bạn làm giàn che và trồng bằng rau xà lách chịu nhiệt.
1. Chuẩn bị nguyên liệu vật tư
a. Khay trồng
Có thể tận dụng các vật dụng trong gia đình, hoặc trang bị hệ thống khay nhựa, thùng xốp có kích thước 40 x 60 x 15 cm để trồng (chú ý: lớp đất khi trồng trong khay nên có chiều dày >=10 cm).
Nếu sử dụng loại chậu đất nhớ tạo những lỗ nhỏ thoát nước để tránh làm ngập úng cây. Sau đó làm sạch chậu cây để tránh vi khuẩn hoặc côn trùng bên trong.
b. Hạt giống

c. Mặt bằng
Nên chọn nơi thoáng, có ánh sáng trực tiếp để trồng rau ăn lá. Có thể đặt nơi ban công các tầng nhà, hay sử dụng hệ thống giàn. Các tầng giàn cách nhau khoảng cách tối thiểu là 40 cm.
d. Phân bón
2. Chuẩn bị đất và cách gieo hạt
Có thể sử dụng các loại đất sạch được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hoặc pha trộn hỗn hợp sơ dừa – phân hữu cơ (ủ hoai) – vi sinh vật (hỗn hợp đất trộn) sau đó cho vào khay xốp, tưới ẩm hỗn hợp đất trộn sau đó tiến hành gieo giống.
Xà lách không quá kén đất trồng nhưng tốt nhất nên trộn đều đất tribat dinh dưỡng và xơ dừa theo tỉ lệ 1:1 để thoát nước tốt cho cây rau.
Hạt xà lách rất nhỏ, có lớp vỏ mỏng nên không cần tiến hành ngâm ủ như những loại hạt khác mà có thể rải trực tiếp lên bề mặt khay sau đó tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (1gram/ khay). Sau khi gieo hạt đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1 – 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt). Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2 cm).


Trang bị cho người dùng kỹ thuật trồng cây và cách gieo trồng để có thùng rau sạch tại nhà
3. Cách chăm sóc rau sau khi gieo trồng
a. Tưới nước
Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.
b. Tỉa thưa và sang khay
Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Quy cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.

Bón phân lần 1, bón lót 3 - 4 kg phân bò hoai mục, 100gram phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh (3 - 4kg). Bón phân lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro ( 02 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.


Khi cây phát triển tối đa, sau trồng từ 35 - 40 ngày, thì có thể thu hoạch. Lưu ý, sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/ khay kích thước 40x 60cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại
ĐH (Theo VietQ)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận