Kỹ thuật cơ bản trồng cây đậu tương - Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu tương (P4)

Thứ tư, 11/07/2018

Trong quá trình canh tác, một trong những mối lo ngại nhất hiện nay của người trồng đậu, đó là vấn đề dịch hại. Xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cây đậu nành cùng với biện pháp phòng trừ.
Trong quá trình canh tác, một trong những mối lo ngại nhất hiện nay của người trồng đậu, đó là vấn đề dịch hại. Xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cây đậu nành cùng với biện pháp phòng trừ.
 

1. Sâu xám


Sâu xám gây hại vào ban đêm, sâu 1-3 tuổi ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân. Từ 4 tuổi trở lên sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân nôn kéo xuống đất.

Cách phòng trừ: Cày và phơi ải đất để tiêu diệt trứng và nhộng; làm đất và cỏ thật kỹ trước khi trồng làm hạn chế nguồn ký chủ; bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách xới đất xung quanh gốc bị sâu cắn để tìm; bắt bướm trưởng thành bằng bả… Dùng thuốc hóa học khi mật độ sâu tới ngưỡng bằng các loại thuốc: Sugadan 30G, Vifuran 3G… diệt trừ sâu non 1-3 tuổi; với sâu 4-5 tuổi tổ chức bắt vào buổi sáng sớm.
 

2. Ruồi đục thân


Loài côn trùng này hại cây còn non từ lúc nảy mầm cho tới 2 tuần tuổi. Nếu chúng phá hoại các cây đậu tương khi được 10- 14 ngày tuổi, bị hại nặng, cây héo rũ và chết, thì tỷ lệ chết của cây là khoảng 90%; phá hoại giai đoạn khác cây sẽ sống sót, nhưng còi cọc và ốm yếu. Triệu chứng đầu tiên là các đốm trắng trên cây con và các lá thứ nhất, hoặc thứ hai do ấu trùng hút nhựa, sau đó triệu chứng rõ rệt hơn. Ấu trùng đục rãnh trên cây con và trên lá thứ nhất, hoặc lá thứ hai thành các đường cong màu nâu trên bề mặt lá.

Cách phòng trừ: Trước khi trồng, xử lý hạt bằng cách trộn với Marshal 25ST với tỷ lệ 10g/kg hạt. Sử dụng Monokrotofos 15% với lượng 2 lít/ha cho các cây đã gieo được 8 ngày, hoặc dùng thuốc BiAn 40EC, BiAn 50EC,… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì, nhãn mác.
 

3. Sâu đục quả


Sâu hại nặng ở giai đoạn quả non, sâu non đục khoét vào quả và ăn hạt. Sâu non còn đục phá thân làm cho cây sinh trưởng chậm hoặc chết khô.

Cách phòng trừ: Bố trí hợp lý thời vụ; làm đất kỹ, đất có thời gian ngâm nước 2- 3 ngày. Trước khi có quả non cần phun các loại thuốc như: Ammate 150SC, Silsau 3.6EC, Kuraba 3.6EC… theo liều khuyến cáo.
 

4. Sâu xanh


Sâu có kích thước khá lớn, màu xanh lục với 2 sọc nâu mờ giữa lưng và 2 sọc trắng lớn chạy dọc hai bên hông. Sâu thường thấy có chiều dài khoảng 20- 30mm, ẩn ở mặt dưới lá và ăn thủng lá thành nhiều lỗ lớn. Sâu phát triển qua 5 tuổi sau 15- 20 ngày rồi chui xuống đất để làm nhộng. Sâu cũng có thể hóa nhộng trong quả hay lá khô.

Cách phòng trừ: Thường xuyên quan sát ruộng, nhất là sau trồng đến 1 tháng, lúc này lá chưa giao nhau nên dễ phát hiện ổ trứng để kịp thời ngắt bỏ. Sâu kháng thuốc cao nên khó trị bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường. Nên bắt bằng tay, kết hợp với phun thuốc như Match, Cyperan… theo liều khuyến cáo.
 

5. Bọ xít xanh


Bọ chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép không chín được.

Cách phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc hóa học như: Bian 40EC, Bian 50EC, Padan 95SP, Dipterex… theo liều khuyến cáo.
 

6. Bệnh gỉ sắt


Trong điều kiện nhiệt độ 22- 24 độ C và độ ẩm không khí cao, bệnh phát sinh mạnh nhất. Khi nhiệt độ trên 30 độ C, nếu có mưa to thì có xu hướng làm giảm bệnh. Bệnh gây hại nặng nhất ở vụ Xuân, nhẹ ở vụ Hè thu, Thu đông. Cây bị bệnh xuất Cách phòng trừ: Chọn giống chống chịu được bệnh, bố trí thời vụ thích hợp. Sử dụng các loại thuốc như: Score 250ND, Zineb, Booc- đô, Callihex 5SC,… theo liều lượng khuyến cáo.
 

7. Bệnh lở cổ rễ


Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con, đặc biệt phát sinh mạnh nhất trong điều kiện làm đất không kỹ, độ ẩm cao. Cây bị bệnh ở cổ rễ có lớp sợi trắng, cây bị vàng và chết.

Cách phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất nếu vụ trước ruộng bị nặng; xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm. Khi bị bệnh nặng dùng các loại thuốc như: Anvil 5SC, Score 250EC, Cavil 50SC… theo liều khuyến cáo.
 

8. Bệnh thán thư


Bệnh hại từ giai đoạn cây con đến có hoa, quả. Bệnh nặng nhất trong điều kiện độ ẩm không khí cao và nhiệt độ thấp, khi độ ẩm dưới 80%, bệnh có thể ngừng phát triển. Trên lá vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng, nhiều vết hợp thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.

Cách phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo, khi bệnh chớm xuất hiện phải xử lý bằng các loại thuốc như: Aomec 2SL, Diboxylin 2L… theo liều khuyến cáo.

Ngoài ra, cần quan tâm đến một số bệnh hại khác như: Héo gốc mốc trắng, héo vàng, thối thân, héo xanh vi khẩn và bệnh khảm lá (virus).

NĐH tổng hợp

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×