Kỹ thuật đốn, tỉa cây chè

Thứ sáu, 16/07/2021

Chè xanh là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, nên được trồng ở nhiều nơi và được người dân rất ưa chuộng. Việc đốn tỉa, tạo hình phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng chè xanh sẽ cho hiệu quả cao. Các vị trí của cành trên cây khác nhau thì có tuổi phát dục khác nhau, cành phía trên cao thường có tuổi phát dục lớn nên nhanh ra hoa kết quả, sinh trưởng dinh dưỡng yếu. Vì vậy cần được đốn đi để kích thích các mầm phía dưới mọc lên sinh trưởng dinh dưỡng khỏe hơn, chậm ra hoa hơn.
Chè xanh là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, nên được trồng ở nhiều nơi và được người dân rất ưa chuộng. Việc đốn tỉa, tạo hình phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng chè xanh sẽ cho hiệu quả cao. Các vị trí của cành trên cây khác nhau thì có tuổi phát dục khác nhau, cành phía trên cao thường có tuổi phát dục lớn nên nhanh ra hoa kết quả, sinh trưởng dinh dưỡng yếu. Vì vậy cần được đốn đi để kích thích các mầm phía dưới mọc lên sinh trưởng dinh dưỡng khỏe hơn, chậm ra hoa hơn.


 

Ý nghĩa

 
- Phá bỏ ưu thế sinh trưởng đỉnh của cây và kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành nhiều cành non mới.

- Tạo ra bộ khung tán trẻ, khỏe, tăng diện tích bề mặt tán cho nhiều búp, vừa tầm hái, tăng năng suất lao động.

- Làm cho cây trẻ lâu, hạn chế sự ra hoa, kết quả, kích thích sinh trưởng búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp.
 

Một số nguyên tắc cần nhớ

  • Đốn đau trước, đốn phớt sau.
  • Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.
  • Đối với những vùng mà khí hậu có sự đảm bảo về độ ẩm, hoặc là vùng có điều kiện chủ động được nguồn nước tưới chè thì có thể đốn bớt một phần diện tích nương chè vào khoảng tháng 4-5 sau đợt chè xuân sẽ góp phần giúp rải vụ thu hoạch chè và cho kết quả tốt hơn.
Đốn tạo hình 

Nương chè có 70 % số cây cao 65 – 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên. 

Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm.

Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm.

Đốn phớt

Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

Đốn lửng

Khi đã đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, chè nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 – 65 cm, hoặc chè thái nguyên năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm để thuận tiện cho việc thu hoạch.

Đốn đau

Những đồi chè đã đốn lửng nhiều năm, cành nhiều u bướu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45 cm.

Đốn trẻ lại

Những nương có dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật dưới ngưỡng cho phép đáp ứng yêu cầu sản xuất chè Thái Nguyên an toàn., cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 15 cm.

Thời vụ đốn chè

Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinh trưởng. Tập trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối 10 - 15 ngày.

Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh sẽ làm cho chè bị khô đầu cành.

Ở vùng có ẩm độ tốt, chủ động tưới nước thì có thể áp dụng biện pháp đốn 1 phần diện tích vào tháng 4 - 5 sau đợt chè xuân để rải vụ thu hoạch.

Cách đốn tỉa và dụng cụ đốn.

Để các nương chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao ổn định, bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp trong kỹ thuật đốn chè sau:

Cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 – 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên ta bắt đầu đốn tỉa lần 1:
  • Đốn chè lần 1 (chè tuổi 2). Đốn thân chính cách mặt đất 12 – 15 cm, cành bên 30 – 35cm.
  • Đốn chè lần 2 (chè tuổi 3): Đốn thân chính cách mặt đất 30 – 35 cm, cành bên 40 – 45 cm tạo tán bằng.
  • Đốn chè lần 3 (chè tuổi 4): Đốn thân chính cách mặt đất 45 cm, tạo tán bằng hoặc mâm xôi tuỳ theo đốn máy hoặc đốn tay.
Chú ý: Khi đốn vết đốn vát 450, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều. Khi đốn lần 1 các cành xung quanh có vết đốn vát quay về tâm cây chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần tiến hành kiểm tra vết đốn, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại cho đúng kỹ thuật.
 
Tác dụng của việc đốn chè
 
+ Mặt tốt
 
- Làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa, kết quả.

- Loại trừ các cành già yếu, sâu bệnh không còn khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp tươi.

- Tăng đường kính tán chè, tăng mật độ cành và búp trên tán tạo cơ sở cho sản lượng búp cao.

- Đối với những nương chè già cỗi, đốn nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán tăng cường sức sống cho cây.

- Tạo bộ khung tán ngang tầm người hái, nâng cao năng suất lao động.
 
+ Mặt xấu:
 
Thường chỉ xảy ra khi khi chúng ta đốn sai quy trình. Ví dụ như làm tổn thương cây, những vết thương đó sẽ là nơi sâu hại, bệnh hại dễ dàng xâm nhập. Hay khi đốn không đúng mùa vụ, đốn sai mục đích...
 
Nguồn: Giáo trình nghề trồng chè - Bộ NN&PT NT, nghenong.vn (TL)
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×