Kỹ thuật nuôi chim cút thịt

Thứ hai, 16/08/2021

Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về tiêu thụ các sản phẩm từ chim cút ngày càng có nhiều trang trại nuôi chim cút phát triển. Ðây được xem là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay.
Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về tiêu thụ các sản phẩm từ chim cút ngày càng có nhiều trang trại nuôi chim cút phát triển. Ðây được xem là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay.


 

Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng 


Nhiệt độ  thích hợp của việc nuôi chim cút là 21 đến 32 độ C. Nếu điều kiện quá nóng hay quá lạnh thì chim sẽ chậm phát triển và dễ mắc bệnh.

Loài cút có thể dễ dàng thích nghi với môi trường có độ ẩm tương đối từ 40-70%. Tuy nhiên, độ ẩm thích hợp để cút phát triển tốt nhất là 55-60%.

Sản lượng trứng của chim cút rất phụ thuộc vào ánh sáng. Do đó, để cút có năng suất đẻ trứng tốt nhất bạn nên đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp. Đảm đủ 13 giờ chiếu sáng khi cút được 7 tuần tuổi. Và có 16 giờ chiếu sáng hàng ngày kể từ khi chim cút được 9 tuần tuổi.
 

Chuồng nuôi


Có nhiều cách làm chuồng nuôi chim cút với kích thước đa dạng. Chim cút dễ nuôi nên có thể nuôi trong lồng hoặc vây lưới thép nuôi dưới nền đều được. Với lồng nuôi:

Quy cách lồng 1 x 0,5 x 2 m, nuôi được 20 - 25 cút mái. Lồng được làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1 x 1 cm để chim dễ di chuyển và tiện vệ sinh. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Ðáy lồng dốc 2 - 30 để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1 - 1,5 cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10 - 12 cm để đặt vỉ hứng phân. Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1 - 1,5 m, cao 0,4 m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200 - 250 cút 1 tuần, 150 - 200 cút 2 tuần, 100 - 150 cút 3 tuần…

Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1 m, rộng 6 - 7 cm, cao 5 - 6 cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.
 

Chọn giống


Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ có uy tín. Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn… Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều… Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối… Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng.

Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70 - 90 gam/con.

Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại. Trọng lượng lớn hơn cút trống.
 

Thức ăn


Mỗi ngày cút ăn 20 - 25 gram thức ăn hỗn hợp và uống 50 - 80 ml nước/ngày. Thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố. Nước luôn phải là nước sạch.

Thức ăn chủ yếu cho chim cút là cám viên. Người nuôi có thể bổ sung các loại hạt như đậu, kê, lúa để vỗ béo. Ngoài ta cần bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng cách trộn vào thức ăn hoặc pha với nước uống để tăng sức đề kháng và duy trì khả năng sinh sản tốt.

Chim cút ăn khá nhiều, mỗi ngày nên cho ăn 3 - 4 lần và tập cho đàn chim ăn đúng giờ giấc từ khi mới nở.
 

Nước uống cho chim cút


Ngoài ra bạn phải đảm bảo lượng nước cho chim đủ từ 50 đến 100ml mỗi ngày. Nước phải sạch và mát để chim có thể tùy ý uống.

Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Nước phải sạch, không được lẫn phân hay chất độc hại. Ngoài ra bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.
 

Chăm sóc, nuôi dưỡng


Cút con 1 - 25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm. Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34 - 350C, sau đó giảm dần mỗi tuần 30C, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Không khí phải đảm bảo ấm áp nhưng phải thoáng khí.

Mật độ úm: tuần 1: 200 - 250 con/m2, tuần 2: 150 - 200 con/m2, tuần 3: 100 -150 con/m2; tuần 4: 50 - 100 con/m2. Thức ăn, nước uống: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26 - 28%)… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố, khoáng, men tiêu hóa vào nước cho cút uống thường xuyên.

Cút thịt 25 - 30 ngày: Từ ngày 25 chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22 - 24%) cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm. Mật độ nuôi trung bình là  50 - 70 con/m2. Nuôi đến khoảng 40 - 50 ngày tuổi là có thể xuất bán chim cút thịt.
 

Phòng trừ dịch bệnh cho cút


Nhìn chung, dịch bệnh ở chim cút ít hơn so với các loài gia cầm khác. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan và cần có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo đàn cút phát triển và mang lợi nhuận tốt nhất. 

Một số loại bệnh thường gặp khi nuôi chim cút như: bệnh newcastle, viêm loét ruột, bệnh cầu trùng, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ bạn có thể tham khảo.

♦ Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh.

♦ Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.

♦ Bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt

♦ Thêm canxi và photpho để tránh bị bại liệt.

♦ Trong quá trình chim đẻ trứng thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.
 
Nguồn: tapchigiacam.vn, azfarming.vn (TL)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×