Kỹ thuật nuôi ếch

Thứ tư, 26/08/2015

Có thể nuôi ếch theo hai cách: nuôi tự do và nuôi nhốt trong lồng hoặc trong bể.

Có thể nuôi ếch theo hai cách: nuôi tự do và nuôi nhốt trong lồng hoặc trong bể. Nuôi tự do là hinh thức nuôi ếch trong ao, trong vườn với điều kiện có tường  bao quanh và có hệ thống nơi ở cho ếch. Còn nuôi ếch trong lồng và nuôi trong bể là hình thức nuôi tập trung. Lồng được đặt sát trên mặt nước và có những vật liệu độn một phần đáy lồng lên khỏi mặt nước. Các cách này đều có thể áp dụng được  và  cho hiệu quả cao. Tuỳ điều kiện  của từng gia đình mà chúng ta có thể chọn cách nuôi lồng, nuôi bể.

1. Nuôi tự do

Ở bất cứ điều kiện nào cũng có thể tiến hành được cách nuôi này. Những gia đình không có ao, vẫn có thể bố trí nuôi ếch được. Đặc biệt, trong các khu  vườn trông rau hoặc trồng cây ăn quả ta nên bố trí thêm  việc nuôi ếch . không biết chừng hiệu quả của việc nuôi ếch lại còn cao hơn cả việc trồng cây. Có gia đình còn nuôi được cả ếch trên đồi! Vì vậy, nhà nào cũng nên để tâm nghiên cứu xem mình có thể nuôi được ếch không? Nếu có điều kiện không nên bỏ qua đối tượng vật nuôi hấp dẫn này. Người có khó khăn thì nuôi ít, người có điều kiện thì nuôi nhiều. đã có người ở thành phố, chỉ có 20 m2 phía sau nhà mà cũng tổ chức nuôi ếch được. Tất nhiên nếu tạo được điều kiện tối ưu thì ếch sẽ phát triển tôt, lớn nhanh.

a. Thiết kế khu nuôi ếch

Để có nơi nuôi ếch tốt, cần chon nơi yên tĩnh, đât thịt không quá chua hoặc quá mặt, đủ ánh sáng, ó nguồn nước sạch và có thể lấy vào, tháo ra một cách chủ động. Trong tự nhiên, chúng ta thấy nơi nào có nước ngọt và không khí nóng ẩm thì nơi đó có nhiều ếch nhái.
Đời sống của ếch trải qua các giai đoạn rất khác nhau. Lúc nhỏ, chúng là nòng lọc sống hoàn toàn ở dưới nước. Khi biến thái thành ếch, chúng sống cả ở dưới nước cả ở trên cạn. Vì vậy, nơi nuôi ếch phải phù hợp theo từng giai đoạn sống. Nếu có điều kiện, bạn nên có 4 loại ao hoặc bể để nuôi riêng các loại ếch đẻ, nòng nọc, ếch con và ếch thịt.

Nơi cho ếch đẻ có thể rộng từ 20- 100 m2. Không dứt khoát khu vực đó phải là ao hoặc bể. Nó có thể là một góc vườn, nhưng trong đó phải có một hố nước, mét nước phải nông, tốt nhất là có bờ thoai thoải để ếch gặp nhau đẻ. Cũng có thể bố trí trong khu vực này những hào hoặc rãnh lớn. Kích thước của chúng không bắt buộc có thể rộng hoặc hẹp, từ 40- 50 cm trở lên. Khi cặp đôi, ếch cái thường cõng ếch đực và đứng ở nơi nửa chìm, nửa nổi ven bờ. Trên mặt nước nên phủ một lớp bèo tây khoảng một nửa diện tích. Có thể lợi dụng bể xây hoặc ao nuôi ếch thịt làm nơi cho ếch đẻ. Tuy nhiên, phải chú ý tẩy dọn sạch sẽ và bố trí cho phù hợp.
Nơi nuôi nòng nọc có kích thước rộng, hẹp tuỳ theo quy mô nuôi, diện tích 5- 30 m2, mức nước từ 2-50 cm. Nên dùng bể xây ương nuôi nòng nọc để tránh các loại địch hại và dễ vớt khi thu hoạch.
Ở Trung Quốc, người ta bố trí nơi ương nuôi nòng nọc là các bể rộng từ 10-15 m2. Một nửa bể thì trũng với độ sâu nhất khoảng 50 cm. Nửa kia cao hơn và chạy thoai thoải xuống mặt nước. Phía đầu cao của bể có nguồn nước luôn luôn chảy rỉ vào. Phía đầu sâu hơn của bể có một ống nhỏ dẫn nước ra ngoài, miệng ống được bịt bằng lưới nhỏ hoặc vải màn để tránh nòng nọc thoát ra. Nòng nọc sẽ bơi lội dưới nước và khi đã mọc chân, chúng rất thích bò lên chỗ cao. Đặc biệt, ở vệt nước chảy xuống trên phần gồ cao nòng nọc rất thích tập trung ở đó. Bể ương loại này có ưu điểm là nước luôn luôn sạch vì được thay thường xuyên.

Nơi nuôi ếch con, diện tích từ 5-20 m2, diện tích mặt nước chiếm 1/2 - 3/5 khu nuôi, mức nước từ 2-20 cm. Đáy ao hoặc đáy bể nên là nền đất thịt cứng phần đất còn lại là nền bờ ao làm nơi ếch ở và hoạt động bắt mồi. Ngay sát mép nước mép nước làm các hang, hốc cho ếch ở. Nó thường được gọi là “mà”, dùng gạch xếp nghiêng nối nhau  theo chiều dài của “mà”, “mà này sát “mà” kia, cách nhau 5 – 7 cm, có thể  bố trí 20 – 30 “mà” liền một chỗ rồi gác cây hoặc ván lên trên, sâu đó lấp đất lên. Có thể trộn đất với rơm như kiểu trát vách để phủ lên trên dày 20 – 40 cm. Cũng có thể làm các hầm bằng tre  hoặc gỗ, trên có phủ đất. Hàng ngày, té hoặc hắt nước vào khu vực n ày để chúng luôn luôn được ẩm, tránh để “mà” của ếch  bị khô. Trên mặt ao phủ ½ - 2/3 là bèo tây. Để đề phòng địch hại và ếch chạy trốn, xung quanh ao hoặc bể nuôi, vây bao bằng phên tre nứa, lưới ni lông hoặc tường xây có chiều cao tối thiểu 0,5m. Cũng có thể sử dụng các ô nuôi lơn làm chỗ nuôi ếch con, cho đầy nước vào máng ăn. Vứt bèo tây tươi vào xung qyanh ô nuôi. Phải thường xuyên tưới ẩm cho bèo và cả ô nuôi đó. Chính giữa kê một miếng gỗ làm giá để thức ăn. Đây là thời kỳ luyện cho ếch tập ăn dần thức ăn tĩnh, việc luyện này mất khoảng 2 – 3 ngày. Tường chỉ cần cao 50 cm là ếch không thể nhảy ra được. Mật độ thả từ 50 – 70 con.m2, không nên thả mật độ quá dầy.

Cũng có thể dùng sân  gạch quây xung quanh bằng ni lông làm chỗ nuôi ếch. Lưu ý phải che mát và để một lượng nước sâm s ấp khoảng  5 – 10  cm trong sân. Bà con thường xấp gạch xung quanh sân và lấy đất sét miết lại để giữ nước. Phía trên cao căng phên hoặc làm giàn và phủ lá dừa, lá chuối cho mát sân. Không cần che kín toàn bộ vì ếch thích môi trường vừa được sưởi nắng, vừa được che mát. Ta cũng vứt bèo tây tươi vào sân vì ếch con thích chui rúc trong các cụm bèo.

Nơi nuôi ếch thịt cũng có điều kiện tương tự như nơi nuôi ếch con. Nó có thể là một khu vườn có tường hoặc ni lông dầy bao xung quanh. Điều cần thiết nhất là trong khu vực nuôi phải có ao hoặc bể xi măng chìm, diện tích từ 20 – 100 m2, mức nước 0,8 – 1 m. Bờ tường chắn cao từ 1,2 m trở lên, xung quanh bờ ao và trên khu vực “mà” cần trồng khoai nước, khoai lang, chuối, đu đủ, cam quýt… và làm giàn mướp, giàn nhót để tạo bóng mát, giữ ẩm cho khu ếch ở, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập.

Ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ) còn có người nuôi ếch ngay ở….trên đồi! Gia đình ấy có một vườn táo trồng trên đồi, xung quanh đồi đã ó tường bao quanh. Ông chủ rất thích nuôi ếch nên nghĩ ra cách tạo nguồn nước trên đồi bằng caác đào những hố rộng 1m, dài 2m và sâu 30 cm trên khắp khu đồi, mỗi hố cách nhau 15m. ông lấy ni lông nót vào các hố đó và bơm nước ở dưới lên đổ đày vào các hố, ngay cạnh các hố, ông làm hệ thống “mà” cho ếch bằng gạch. Ông đưa ếch vào nuôi. Cứ hai tuần ông lại múc hết nước trong các hố để tưới cho táo. Sau đó, lại bơm nước lên cho đầy. Bằng cách này ông cũng nuôi và thu hoạch được hàng tạ ếch.
Cũng cần lưu ý, ở tất cả các ao và bể nuôi ếch, đáy cần có độ dốc khoảng 3 độ để dễ tháo cạn và có đường dẫn nước vào, ra. Các đường này phải có dãnh hoặc lưới chắn cẩn thậnđể ngăn ếch khỏi thoát ra ngoài.


Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×