Kỹ thuật trồng, lai tạo một số loài hoa
Thứ tư, 19/09/2018

Hoa cái trên cây mẹ sau khi khử đực, sáng hôm sau từ 8 – 10 giờ
I, Kỹ thuật lai tạo giống hoa hồng mới
1. Phương pháp lai hữu tính
- Khử đực: Tháng 4, tháng 5 chọn một số hoa nở ngay trên cây bố mẹ, bóc vỏ cánh hoa lần lượt từ ngoài vào trong, dùng panh gắp hết nhị đực, rồi chụp túi giấy để cách ly. Công việc này nên làm vào 4 – 5 giờ chiều và không muộn quá 8 giờ sáng hôm sau.
- Thụ phấn hoa: Chọn những bông hôm sau nở trên cây bố, bóc cánh hoa dùng panh gắp lấy túi phấn bỏ vào đĩa, đánh dấu tên giống bố, đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh phơi ra nắng. Sau khi khô, túi phấn vỡ tung phấn ra.
1. Phương pháp lai hữu tính
- Khử đực: Tháng 4, tháng 5 chọn một số hoa nở ngay trên cây bố mẹ, bóc vỏ cánh hoa lần lượt từ ngoài vào trong, dùng panh gắp hết nhị đực, rồi chụp túi giấy để cách ly. Công việc này nên làm vào 4 – 5 giờ chiều và không muộn quá 8 giờ sáng hôm sau.
- Thụ phấn hoa: Chọn những bông hôm sau nở trên cây bố, bóc cánh hoa dùng panh gắp lấy túi phấn bỏ vào đĩa, đánh dấu tên giống bố, đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh phơi ra nắng. Sau khi khô, túi phấn vỡ tung phấn ra.

- Thụ phấn: Hoa cái trên cây mẹ sau khi khử đực, sáng hôm sau từ 8 – 10 giờ có thể thụ phấn. Dùng bút lông chấm lấy phấn hoa trong đĩa bôi nhẹ lên đầu vòi nhụy, hoặc trực tiếp dùng hoa đực rũ phấn lên vòi nhụy hoa cái, nên làm lại vài lần để thụ phấn cho chắc.
- Chăm sóc sau thụ phấn: Sau khi thụ phấn có kết quả, rút bỏ túi bao, tăng cường chăm bón cho cây mẹ, bón thêm kali, khống chế không cho ra lộc mới và các cành ở gốc, ngắt bỏ các hoa, nụ còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả và phòng chống sâu bệnh hại. Khi quả chuyển màu đỏ là thu hái được.
- Xử lý hạt: Tách vỏ quả chín lấy hạt, dùng nước lọc bỏ hạt lép. Chọn những hạt đẫy trộn với cát bảo quản trong tủ lạnh 0 – 5 độ C. Ít nhất 2 – 3 tháng mới nảy mầm. Có thể dùng acid chlohydric (HCl) xử lý phá ngủ.
- Bồi dục cây con: Sau khi hạt nứt vỏ, nhú mầm, ươm cây con vào giàn hoặc đĩa ươm cây. Khi cây con cao 20cm, hoá gỗ mới đem trồng ra ngoài ruộng.
- Sơ tuyển: Sau khi trồng 3 – 5 tháng cây mọc được 5 – 7 lá thật, có nụ và hoa, có thể sơ tuyển. Chọn cây sinh trưởng khoẻ, ra hoa liên tục, nhiều hoa, màu sắc tươi, dáng đẹp, cánh hoa từ 10 – 25 cái, cành có độ dài vừa phải, cứng, thẳng, gai ít, lá hình dáng đẹp, nhẵn, kháng chịu bệnh cao.
- Chọn lai: Cây con phải chọn nhiều lần. Cây chọn được lần đầu mang ghép hoặc giâm cành để nhân ra 6 – 7 cây. Năm thứ 3 ghép những cây đã chọn được ở năm thứ 2 để nhân ra 70 – 90 cây. Năm thứ 4 nhân ra 1.000 cây, tiến hành bình chọn năng suất, chất lượng hoa và tính chống chịu.
2. Phương pháp chọn giống biến dị chồi
- Phương pháp này là bồi dục giống từ các chồi đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo, các giống được tạo ra theo cách này có rất nhiều tính trạng giống mẹ, nó giữ được phần lớn ưu điểm của cây gốc và cải thiện khuyết điểm. Phương pháp này rất đơn giản, dễ làm.
- Biến dị chồi tự nhiên là sự tạo thành những tính trạng thay đổi do sự đột biến gen trong điều kiện tự nhiên. Đột biến nhân tạo là dùng tác nhân dẫn đến đột biến để xử lý cây, nhằm tăng tần xuất biến dị nên sử dụng chiếu xạ.
3. Tạo giống bằng kỹ thuật mới
Công nghệ mới ở đây chủ yếu là dùng công nghệ gen để tạo ra giống mới. Phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, đắt tiền, kỹ thuật cao mà chỉ có ở một số nước tiến tiến hay những cơ sở đầu tư trang thiết bị hiện đại mới có điều kiện áp dụng.
II. Kỹ thuật ghép mai nhiều màu
Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại Mai đẹp như Bạch Mai (hoa trắng), Hồng Mai (hoa vàng hồng), Thanh Mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh Mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh Mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24, 60,… đến 150 cánh…
1. Chuẩn bị cây làm gốc ghép
- Có thể dùng gốc mai vàng, mai tứ quý hay mai rừng làm gốc ghép. Khi những cây này có đường kính gốc lớn khoảng 3 – 4cm là có thể làm gốc ghép được. Sau khi đã có cây đủ tiêu chuẩn làm gốc, bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn (cách mặt đất khoảng 30 – 40cm).
- Cắt xong rồi trồng vào trong chậu, chờ một thời gian gốc mai sẽ đâm tược, chọn để lại 4-5 tược đẹp phân bố đều xung quanh gốc, số còn lại tỉa bỏ. Khi nào tược lớn cỡ chiếc đũa ăn cơm là ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một gốc ghép).
2. Chuẩn bị giống để ghép
Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như Bạch Mai (hoa trắng), Hồng Mai (hoa vàng hồng), Thanh Mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh Mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh Mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24, 60,… đến 150 cánh, bạn có thể chọn loại nào tùy theo ý thích của bạn.
Kỹ thuật ghép mai nhiều màu
a, Ghép Bo:
- Trên gốc ghép (cách thân chính khoảng 2 – 3cm), dùng dao ghép (có mũi nhọn cứng, sắc) rạch 2 đường song song với thân cây, mỗi đường dài khoảng 0,6cm, cách nhau 0,4cm. Sau đó cắt 2 đường nằm ngang nối liền 2 đường dọc lại với nhau thành một hình chữ nhật (phần này gọi là “cửa sổ”).
- Cành để lấy giống có độ lớn tương đương gốc ghép. Trên cành giống chọn mắt mầm còn tốt, sau đó rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chữ nhật nhỏ hơn “cửa sổ” một chút (phần này gọi là “bo”). Tách “bo” ra khỏi cành, sau đó tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồi đặt “bo” đúng vào vị trí trong”cửa sổ”, ép nhẹ tay cho Bo ôm sát lấy gốc ghép. Dùng dây Nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép.
.jpg)
- Hai tuần sau kiểm tra nếu thấy Bo còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép, sau khi cắt một thời gian, mắt mầm sẽ phát triển thành chồi và thành cành mai ghép sau này. Cách ghép này tương đối dễ thực hiện được nhiều nghệ nhân áp dụng.
b) Ghép áp
- Về yêu cầu: Phải có một cây (cây làm gốc ghép hoặc cây cần lấy giống) phải được trồng trong chậu để có thể di chuyển được. Trên cây giống, chọn cành có độ lớn tương đương với gốc ghép. Dùng cọc tre gác hoặc kê treo chậu, có cây di chuyển được sát gần với cành trên
- Trên gốc ghép, cách thân chính khoảng 4 – 5cm, lấy dao sắc cắt vạt một miếng dài 2cm, sâu khoảng ¼ độ lớn của cành cho lộ tầng sinh gỗ. trên cành ghép cũng cắt một miếng tương tự, sau đó áp 2 mặt vừa cắt lại với nhau rồi dùng dây Nilon quấn, ép chặt lại. Một tháng sau kiểm tra thấy đã dính thì cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt đứt khoảng 2/3 cành ghép( phía dưới chỗ ghép). Sau 2 tuần, cắt đứt rời hoàn toàn rồi đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.
c) Ghép nêm
- Các công việc chuẩn bị ban đầu cũng như trong phần ghép áp. Cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép (cách thân chính khoảng 5 – 6cm) rồi dùng dao sắt cắt vạt hai bên chỗ vừa cắt một vết xiên từ dưới lên cũng dài khoảng 1,5 – 2cm và sâu khoảng 1/3 độ lớn của cành sau đó luồn hình nêm đã cắt trên gốc ghép vào bên trong chỗ vừa cắt trên cành ghép. Rồi dùng dây Nilon quấn chặt lại.
- Một tháng sau kiểm tra thấy đã dính thì cắt đứt 1/3 cành ghép phía dưới chỗ ghép, 2 tuần sau cắt đứt hoàn toàn rồi mới đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.
d) Ghép khúc cành
- Áp dụng cho gốc ghép đã lớn cỡ ngón tay trở lên. Trên gốc ghép cách thân chính 4 – 5cm, rạch một đường dài 1,5cm song song với thân, trên đầu cắt mọt đường ngang dài 0,8cm (tạo thành hình chữ T).
- Chọn cành ghép lớn cỡ ruột bút bi, cắt một đoạn dài cỡ 3 – 4cm, có chứa 2 – 3cm mắt mầm, cắt bỏ lá, dùng dao cắt vạt xéo một đoạn dài khoảng 1cm ở đầu dưới của đoạn cạnh này. Dùng mũi dao nhọn tách mở 2 bên vỏ của hình chữ T rồi đưa mặt vừa cắt vạt trên cành ghép, áp sát vào phần gỗ của gốc ghép 2 – 3 tuần, nếu cành ghép còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép.
III. Kỹ thuật ghép mai vàng
1. Dụng cụ ghép mai
Dao lam, băng keo non.
2. Kỹ thuật ghép mai
- Bước 1: chọn nơi ghép, bạn có thể ghép vào thân mai, hoặc cành mai, hoặc bứ cứ chỗ nào bạn thích.
- Bước 2: Nếu là cành thì bạn dùng dao lam lóc nhẹ lớp vỏ mai lên như hình bên dưới sâu khoảng 2 – 3 cm.


- Bước 3: Chọn nhánh mai con để ghép.
Nhánh mai ghép vào phải nhỏ như hình bên dưới (đường kính lớn hơn que tâm một chút), tuyệt đối phải ngắt hết lá nhánh ghép, nếu để lá nhánh ghép sẽ thoát hơi nước làm nhánh ghép chết khô.
Nhánh mai ghép vào phải nhỏ như hình bên dưới (đường kính lớn hơn que tâm một chút), tuyệt đối phải ngắt hết lá nhánh ghép, nếu để lá nhánh ghép sẽ thoát hơi nước làm nhánh ghép chết khô.

Sau đó vạt dẹp hai bên như hình bên dưới.

- Bước 4: Ghép nhánh mai con đã vạt dẹp 2 bên vào thân ghép, rồi dùng băng keo non quấn thật chặt lại. Nếu kỹ hơn dùng bọc ny long buộc bên ngoài.


Sau 20 ngày thì nhánh ghép sẽ dính vào thân ghép, khi nào thấy nhánh ghép đã phát triển tốt thì tháo băng keo.
IV. Kinh nghiêm trồng lan hồ điệp
- Không nên bỏ nước đá vào trong chậu vì nước đá làm rễ bị lạnh không hút được nước. Hơn nữa cây lan không ưa bị lạnh như vậy. Nếu nhiệt độ trong nhà hơi lạnh hoa sẽ lâu tàn hơn, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi quá mau chỉ làm cho hoa chóng tàn và thui nụ.
- Bón phân như vậy quá mạnh và không có hiệu quả. Nên nhớ chỉ bón phân khi cây mọc mạnh và ra rễ. Rễ cây bị thối làm sao hút dược nước và phân bón. Mỗi lần chỉ bón ½ hay ¼ thìa cà phê mà là thìa gạt chứ không phải là thìa đầy. Bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.
- Không nên để lan ở gần bếp vì lan rất nhậy cảm với mùi gas và mùi dầu mỡ có thể làm hoa chóng tàn và thui nụ. Hơn nữa mỗi khi đốt bếp nhiệt độ sẽ tăng lên, khi tắt bếp nhiệt độ giảm xuống. Lan Hồ điệp không thích nhiệt độ thay đổi đột ngột như vậy.
ĐH (Nguồn: Baovecaytrong.com; kythuatnuoitrong.com)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận