Kỹ thuật trồng mít

Thứ ba, 11/08/2015

Mít là loại cây trồng phổ biến ở nước ta, nhiều hộ gia đình thanh niên đã không những thoát nghèo mà giàu lên từ cây mít. Tuy nhiên để thành công, các bạn cần nắm vững kỹ thuật về trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch mít.

Mít là loại cây trồng phổ biến ở nước ta, nhiều hộ gia đình thanh niên đã không những thoát nghèo mà giàu lên từ cây mít. Tuy nhiên để thành công, các bạn cần nắm vững kỹ thuật về trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch mít.

1. Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ tốt nhất cho cây mít sinh trưởng và phát triển là 20- 32 độ c, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho mít từ 70- 75%, độ ẩm chủ yếu tác động vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, các giai đoạn khác ít ảnh hưởng.
- Nước: Mít có bộ rễ ăn sâu, chịu hạn tốt, có thể chịu được khô hạn 3- 4 tháng, nhưng để có năng suất cao nên trồng mít ở những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000- 2.000mm, ngược lại mít chịu úng kém.
- Ánh sáng: Mít là cây ưa sáng. Ánh sáng từ 2.000- 2.500 giờ/năm, phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Đất đai: Mít là cây dễ tính, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, gồm: Đất đỏ bazan, phù sa, đất xám, đất đồi núi… Tuy nhiên, đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu, nít chịu úng kém, ở các vùng đất thấp, khi trồng phải lên líp. Độ pH đất thích hợp cho trồng mít là 5- 7,5.

2. Giống mít
Việt Nam hiện có nhiều giống mít khác nhau, do đó về năng suất, chất lượng (độ ngọt, mức độ ngon) không giống nhau. Người ta tạm chia thành hai loại mít: Mít có múi khô (mít dai) và mít có múi ướt (mít mật, mít múi mềm).
Mít cổ truyền/mít địa phương
Giống mít này được trồng phổ biến, lâu đời ở các địa phương. Cây cao, búp và lá non không có lông, quả to, nặng từ vài ba kg đến 10- 20kg.
Mít Nghệ

 


Giống mít Nghệ cao sản là giống chịu khô hạn tốt, chống được giông bão, quả to, múi thơm, giòn, ngọt, thích hợp ăn tươi, hoặc chế biến xuất khẩu. Ngoài ra có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và lấy gỗ… Loại mít này dễ trồng, ít công chăm sóc, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… và cho năng suất cao.
Mít Tố nữ
Mít Tố nữ cao khoảng 20m và có thể cho ra quả hai lần/năm. Cây khoảng 3- 5 tuổi thì bắt đầu cho quả. Cây sai có đến hàng trăm quả, mùa mít chín kéo dài đến 6 tuần. Cây mít Tố nữ không khác mít thường nhiều, nhưng trên lá và trên ngọn non có những lông màu nâu dựng đứng. Vỏ có xơ dính liền, có thể bổ bằng một nhát dao dọc rồi tách múi vỏ dễ dàng, múi thường dính vào lõi.

 


Quả có dạng hình trứng dài, kích thước chiều dài khoảng 22- 50cm, bề ngang khoảng 10- 17cm, trọng lượng từ 1- 6kg, thông thường dưới 2kg, múi màu xanh, vàng hoặc cam, bên trong có hạt lớn. Mùi vị mít Tố nữ gioongs mít ướt pha với mùi Sầu riêng. Vỏ mít dầy, dẻo với gai đẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự vỏ mít ướt.
Mít Thái Changai
Mít có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đặc biệt phù hợp với vùng đất đồi. Cây có thể cao 20m; lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng; hoa chùm, đơn tính, cuống to, không cánh, dính vào nhau thành cụm hoa kép. Hoa đực chín, sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn phát triển thành quả, quả kép.

 


Mít thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu hạn tốt, nhưng không chịu được ngập úng. Thích ứng nhiều loại đất: Đổ Bazan, phù sa, đất xám…
Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không lạnh, mít cho quả sau khi trồng từ 8- 12 tháng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, quả rất sai và nặng từ 6- 12kg/quả, cá biệt có quả nặng tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây, có quả chín, có quả đang ra. Múi có thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100- 150 quả/cây.
Mít không hạt
Mít có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỷ lệ ăn được trên 90%. Năng suất cao, trọng lượng quả trung bình 9- 10kg, quả lớn 13- 15kg, khi chín vỏ có màu vàng xanh, quả cân đối. Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi non có răng cưa rất rõ.
Mít có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong quả khi rất cao. Khi quả già vỏ màu vàng xanh, gai nở, các đường cjir xung quanh gai chuyển thành màu vàng sẫm. Mít có hương vị đặc biệt, ngọt lịm, hương thơm.

 


Thời gian trồng đến cho quả từ 14- 18 tháng, nếu chăm sóc tốt, đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, mít sẽ cho quả sau 10- 12 tháng.
Mít Ruột đỏ
Là giống mít của Thái Lan, cho giá trị kinh tế rất cao, không chỉ có ưu điểm là lạ mắt (khi chín có màu như củ cà rốt), ruột đỏ mà còn rất ít xơ, múi to, cơm dầy, thơm nhẹ, vị ngọt vừa phải nên được thị trường rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, mít cho quả rất to, bình quân 10kg/quả, nếu chăm sóc tốt quả có thể năng từ 15- 17kg.

 


Mít ruột đỏ lớn nhanh, gỗ cứng, phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn tốt và ít sâu bệnh. Thời vụ trồng thích hợp là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.
Mít Viên linh
Mít có xuất xứ từ Thái Lan, dễ trồng và ít công chăm sóc, cây sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, thích nghi vùng đất không bị ngập úng kéo dài, chịu hạn và phèn mặn trung bình. Sau khi trồng 2- 3 năm, cây cao khoảng 4m, đường kính tán trên 3m. Cây có độ phân cành rộng. Số hoa trên chùm 2- 4 hoa, số quả trên chùm 1- 2 quả (tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây mà để quả trên chùm nhiều hay ít). Quả to, trọng lượng bình quân từ 7- 10kg, đặc biệt có quả đạt từ 15- 20kg, khi chín có màu xanh vàng, tương đối đều, gai nở.

 


Quả mít Viên linh có hình dáng đẹp, chất lượng ngon và năng suất ổn định, vỏ mỏng (10mm), thịt có màu vàng tươi, vị ngọt và ít thơm, rất ít xơ, độ brix đạt 22,75%, tỷ lệ cơ đạt 50%. Thịt khô, dai, ít nước, có thể sử dụng trong công nghệ chế biến, hoặc ăn tươi rất ngon, ít ngán. Mít cho quả quanh năm, thời gian từ khi trổ bông đến khi thu họach khoảng 4 tháng.

3. Thời vụ trồng mít
Mít có thể trồng được quanh năm, nhưng thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, từ tháng 5- 7 dương lịch. Nếu chủ động được nước tưới, có thể trồng sớm hơn.

4. Kỹ thuật trồng mít
a. Chuẩn bị cây giống trước khi trồng
- Trồng bằng hạt:
Trồng bằng hạt, tuy dễ làm nhưng nhược điểm là cây chậm ra quả (trung bình 4- 8 năm), dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho quả sai, chất lượng không ngon, có nhiều biến dị, không giữ được nguyên phẩm chất cây mẹ, cây có rễ cọc; bứng, trồng hay chết.
- Tạo cây con bằng phương pháp ghép:
Cây ghép sẽ cho quả sớm hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn, giữ được phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công thấp, chỉ đạt 20- 40%. Do vậy, muốn ghép mít đạt tỷ lệ sống cao, cần chú ý các khâu sau:
+ Chuẩn bị gốc ghép: Chọn hạt mít rừng, chọn những quả to, chín tròn đều để lấy hạt. Chọn hạt to, sau đó đem hạt ngâm vào nước lạnh vài giờ để rửa sạch nhớt, vớt ra để ráo và đem gieo ngay. Thời gian từ gieo đến mọc khoảng một tháng, nếu để lâu hơn thì tỷ lệ mọc thấp và thời gian mọc kéo dài.

 


Để tiện cho việc vận chuyển, nên gieo vào túi bầu ni lông kích thước 20 x10cm hoặc 20 x15cm. Chọn đất tươ xốp trộn với phân chuồng hoai, phân lân và thuốc trừ kiến, mối; sau đó tiến hành cho vào bầu, xếp thành luống, làm mái che, gieo mỗi bầu 01 hạt và tưới nước dủ ẩm. Chăm sóc cho đến khi cây có chiều cao 50 - 60cm, vỏ thân gần gốc chuyển sang màu nâu và lớn gần bằng ngón tay út là có thể tiến hành ghép.
+ Chẩn bị cành ghép: Cành để lấy mắt ghép phải chọn từ những cây đúng giống, khỏe mạnh, không sâu bệnh, sai quả, quả tròn đều, năng suất cao và ổn định, chất lượng ngon. Chọn cắt những cành bánh tẻ, có các mầm khỏe, cắt bỏ hết những lá, chỉ chừa lại 1-2mm cuống lá, bảo quản tốt, không để cành ghép bị mất nước, nếu để mất nước, héo tỷ lệ sống sau ghi ghép rất thấp.
+ Ghép mắt: Có nhiều cách ghép, nhưng cách ghép mắt cửa sổ là dễ sống nhất, làm như sau:
Trên cây gốc gép, dùng dao sắc rạch hai đường song song cách nhau 1cm, dài 2cm, cách mặt đất 15- 20cm, sau đó tiến hành ghép mắt bằng mầm ghép đã lựa chọn. Cách ghép, thông thường như với các loại cây ăn quả khác. Trước ghép khoảng 2 tháng thì bón phân kali để khi ghép dễ bóc vỏ, mau liền sẹo. Nên ghép vào mùa khô, cây ghép sẽ dễ sống hơn so với mùa mưa, mùa xuân (cây sinh trưởng mạnh và nhiều mủ).
+ Ghép áp: Trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa tuổi (2- 6 tháng), dùng đoạn cành ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán. Gốc ghép gieo hạt vào bầu to một chút cho bộ rễ phát triển dễ hơn. Nếu chăm sóc tốt thì 6 tháng có thể buộc bầu đưa lên gần cành ghép trên cây mẹ, để sát cành ghép và gốc ghép, cạo vỏ rồi buộc lại với nhau. Ghép áp dễ sống nhất, sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ.
- Tạo cây con bằng phương pháp chiết cành:
Chiết cành là phương pháp nhân giống được áp dụng rộng rãi. Cành chiết phải là cành tương đối già (2- 3 năm tuổi), cách chiết thông thường như các cây ăn quả khác. Có thể dùng chất kích thích khi chiết (IBA 1.000 ppm,…) sẽ nâng cao tỷ lệ sống. Thời vụ chiết tốt nhất là tháng 3- 4 (vụ xuân) và tháng 8- 9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định.
- Tạo cây con bằng phương pháp giâm rễ, giâm cành:
Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính từ 2- 3cm cắt thành từng đoạn 15- 20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlate C, Aliette 0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10- 15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 2-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm gốc, ngọn). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem ra trồng.
(Nếu giâm cành cần phải làm nhanh ngay sau khi cắt; nếu chiết thì cần để sau 2- 3 ngày cho nhựa khô, rồi mới bó bầu, nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành)

b. Làm đất và thiết kế vườn trồng
Vườn trồng phải cày bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại, thoát nước tốt trong mùa mưa, chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất, quanh vườn thông thoáng để chống sâu bệnh, cần đo đạc để phân lô, xác định hướng trồng, định vị hốc bằng phương pháp thủ công.
Xây dựng hệ thống tưới tiêu, đường đi nội bộ, việc này đòi hỏi phải được tính toán trước, vì sẽ ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn trong quá trình đầu tư. Tùy theo địa hình đất cao hay thấp để đào mương thoát nước cho phù hợp.
Đất bằng phẳng, xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30- 40cm (tùy mực nước ngầm ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Nơi thấp cần đắp mô cao từ 40- 70cm. Nếu đất trồng có độ dốc thấp, nêm đào hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40cm, nếu độ dốc hơi cao đà hố 40 x 40 x 60cm (sâu 60cm). Mỗi hố có thể trộn 0,5 – 1kg vôi bột, 0,3- 0,7kg phân lân supe, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục…

c. Mật độ và khoảng cách trồng
Mít là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng cho cây sinh trưởng và phát triển, kháng sâu bệnh; có 2 loại mật độ trồng:
Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m, một sào Trung bộ trồng khoảng 16 cây.
Trồng thưa: Cây cách cây 6m, hàng cách hàng 7m, 01 sào Trung bộ trồng khaongr 11 cây. Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa.

d. Tiêu chuẩn cây giống
Cây giống phải đảm bảo đúng giống và đủ tiêu chuẩn xuất vườn (thường có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm, cao hơn 30cm, kể từ vết ghép), bộ rễ phát triển mạnh, lá đang giai đoạn già, vết ghép tiếp hợp tốt. Trước khi trồng 2 tuần phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và phải xịt thuốc trừ sâu, phòng chống nấm bệnh thật kỹ.

e. Cách trồng
Đất thấp trồng trên mô cao 40- 70cm, đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang với mặt đất, đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 10- 20cm. Hốc phải sâu và to hơn bầu cây giống, rạch đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại, đặt bầu vào hốc chuẩn bị sẵn, rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp lại. Nế cây cao dùng cộc cắm cố định cho cây khỏi ngã, tủ xung quanh gốc bằng các vật liệu sẵn có để che cỏ dại, chống xói mòn và giữ ẩm.

g. Tưới tiêu nước
Tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2- 3 ngày/lần, sau đó tưới 4- 5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và vào những tháng quá khô hạn. Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương thoát đảm bảo chống úng tốt nhất.

h. Làm cỏ
Định kỳ làm cỏ quanh gốc, cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu cày cách gốc 0,4m, năm thứ 2 cách gốc 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mùa mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất. Từ năm thứ 3, chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt của đất.

i. Cắt tỉa, tạo tán
Cắt tỉa, tạo tán nhằm giúp cây phát triển cân đối, các cành ngang phân bố đều nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già, cành mọc không đúng hướng, cành vô hiệu. Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành, tạo tán 2- 3 lần/năm, cây lớn thì mỗi năm một lần sau khi


Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×