Lại có thêm những sản phẩm mới từ trí thông minh nhân tạo (AI)
Thứ tư, 27/02/2019
2.jpg)
Trung Quốc ra mắt nữ phát thanh viên ảo chạy bằng AI đầu tiên trên thế giới. Trung Quốc tiếp tục có những bước tiến đáng chú ý trong việc khiến các phát thanh viên con người trở nên lỗi thời.
1. Trung Quốc ra mắt nữ phát thanh viên ảo chạy bằng AI đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc tiếp tục có những bước tiến đáng chú ý trong việc khiến các phát thanh viên con người trở nên lỗi thời.
Ngày 19/2, Tân Hoa Xã thông báo hợp tác với công cụ tìm kiếm Sogou để tạo ra nữ phát thanh viên ảo chạy bằng trí thông minh nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới. Được đặt tên là Tân Tiểu Manh, cô phát thanh viên ảo này sẽ chính thức lên sóng truyền hình Trung Quốc vào tháng 3 tới.
1.jpg)
Nữ phát thanh viên ảo chạy bằng trí thông minh nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.
Khoảng 3 tháng trước, Tân Hoa Xã từng khiến Internet ngỡ ngàng khi ra mắt nam phát thanh viên ảo chạy bằng AI đầu tiên trên thế giới tại Hội nghị Internet thường niên của Trung Quốc vào tháng 11/2018.
Tân Hoa Xã và Sogou nói rằng họ cũng đã phát triển và cải tiến một nam phát thanh viên ảo khác, người có thể nói năng và hành động có hồn hơn.
Trong những năm gần đây, Tân Hoa Xã tham vọng sử dụng machine-learning và AI vào công tác truyền thông. Họ đã tạo ra cả phóng viên robot, từng phỏng vấn chuyên gia AI kiêm đồng sáng lập tạp chí Wired, Kevin Kelly tại Hợp Phì vào năm 2017.
Tuy nhiên, robot phóng viên này khá loay hoay trước nhiều câu hỏi mà Kelly đặt ra, đôi khi cần tới 10s để trả lời và giới hạn bản bản thân trong những câu nói gồm chỉ 1 hoặc 2 từ, thậm chí còn chẳng có ý nghĩa.
Quay trở lại với loạt phát thanh viên ảo của Tân Hoa Xã - họ đã nhiệt tình đảm nhận vai trò của mình kể từ khi ra mắt cũng công bố khoảng 3400 bản tin với thời lượng hơn 10.000 phút.
Ngày 19/2, Tân Hoa Xã thông báo hợp tác với công cụ tìm kiếm Sogou để tạo ra nữ phát thanh viên ảo chạy bằng trí thông minh nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới. Được đặt tên là Tân Tiểu Manh, cô phát thanh viên ảo này sẽ chính thức lên sóng truyền hình Trung Quốc vào tháng 3 tới.
1.jpg)
Nữ phát thanh viên ảo chạy bằng trí thông minh nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.
Khoảng 3 tháng trước, Tân Hoa Xã từng khiến Internet ngỡ ngàng khi ra mắt nam phát thanh viên ảo chạy bằng AI đầu tiên trên thế giới tại Hội nghị Internet thường niên của Trung Quốc vào tháng 11/2018.
Tân Hoa Xã và Sogou nói rằng họ cũng đã phát triển và cải tiến một nam phát thanh viên ảo khác, người có thể nói năng và hành động có hồn hơn.
Trong những năm gần đây, Tân Hoa Xã tham vọng sử dụng machine-learning và AI vào công tác truyền thông. Họ đã tạo ra cả phóng viên robot, từng phỏng vấn chuyên gia AI kiêm đồng sáng lập tạp chí Wired, Kevin Kelly tại Hợp Phì vào năm 2017.
Tuy nhiên, robot phóng viên này khá loay hoay trước nhiều câu hỏi mà Kelly đặt ra, đôi khi cần tới 10s để trả lời và giới hạn bản bản thân trong những câu nói gồm chỉ 1 hoặc 2 từ, thậm chí còn chẳng có ý nghĩa.
Quay trở lại với loạt phát thanh viên ảo của Tân Hoa Xã - họ đã nhiệt tình đảm nhận vai trò của mình kể từ khi ra mắt cũng công bố khoảng 3400 bản tin với thời lượng hơn 10.000 phút.
2. Robot đầu tiên thế giới có thể nhìn và vẽ chân dung người
Ngoài khả năng vẽ chân dung, Ai-Da có thể giao tiếp bằng mắt, quan sát người xem tranh và trả lời các câu hỏi.
Chủ một phòng triển lãm tại Anh hi vọng có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi"Liệu robot có thể sáng tạo?" thông qua Ai-Da - một họa sĩ robot có khả năng vẽ chân dung người nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Hiện tại, Ai-Da đang trong quá trình hoàn thiện cuối cùng trước khi xuất xưởng bởi các kỹ sư tại Engineered Arts có trụ sở tại Cornwall, Anh.
Nhà sản xuất Ai-Da cam đoan robot này có khả năng dùng mắt quan sát và dùng tay cầm bút chì vẽ người đang ngồi làm mẫu.
Chủ phòng của phòng triển lãm Aidan Meller đặt tên cho Ai-Da theo tên của nhà toán học người Anh và lập trình viên đầu tiên thế giới - Ada Lovelace, và gọi cô nàng này là "nghệ sĩ robot AI siêu thực" đầu tiên trên thế giới.
Ông Meller nuôi tham vọng giúp Ai-Da trình diễn kỹ năng vẽ như họa sĩ thực thụ.
"Cô ấy thực sự đã vẽ và chúng tôi hi vọng xây dựng công nghệ để cô ấy vẽ" - Meller chia sẻ. "Cũng như một nghệ sĩ trình diễn, cô ấy cũng có khả năng tương tác với khán giả và truyền tải thông điệp, hỏi những câu hỏi về công nghệ ngày nay" - ông Meller thêm.
2.jpg)
Ai-Da có các cử động biểu cảm như con người - (Ảnh: REUTERS).
Ai-Da còn thể thể chuyển động rất sống động. Các máy ảnh trong mỗi nhãn cầu của Ai-Da có thể ghi nhận các đặc điểm của con người.
Ai-Da có thể giao tiếp bằng mắt và nhìn theo người xem tranh khi họ đi khắp phòng triển lãm, mở và khép miệng như con người. Nếu một người đến quá gần, Ai-Da sẽ quay lại và chớp mắt như thể bị bất ngờ.
Nhà sản xuất Ai-Da nói rằng cô nàng có mái tóc dài, làn da silicon và răng với nướu in bằng công nghệ 3D. Ai-Da có các cử động biểu cảm và có thể nói chuyện cũng như trả lời các câu hỏi.
"Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép robot theo dõi khuôn mặt để nhận diện các đặc điểm trên khuôn mặt và bắt chước biểu cảm của bạn" - kỹ sư thiết kế và sản xuất Marcus Hold tại công ty Engineered Arts cho biết.
Ai-Da sẽ xuất hiện tại triển lãm "Unsecured Futures" để giới thiệu về bản thân tại ĐH Oxford vào tháng 5 tới và các bản phác thảo của cô sẽ được trưng bày tại London vào tháng 11.
3. Ra đời trí tuệ nhân tạo có thể đọc thấu ý nghĩ con
Các nhà khoa học Đại học Columbia ở New York (Mỹ) tuyên bố đã chế tạo một hệ thống có thể đọc suy nghĩ của con người và chuyển thông tin thành lời nói.
Theo một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Báo cáo Khoa học xuất bản ngày 29/1, các nhà nghiên cứu tại Viện Hành vi Não bộ Mortimer B. Zuckerman thuộc Đại học Columbia có khả năng đào tạo một trí tuệ nhân tạo để dịch suy nghĩ trong não thành các câu hoàn chỉnh dựa trên việc theo dõi hoạt động não bộ của chủ thể.
Tác giả của nghiên cứu cho biết ứng dụng này sẽ thích hợp phục vụ cho các bệnh nhân bị vấn đề về ngôn ngữ. “Chúng tôi chứng minh được với kỹ thuật thích hợp, suy nghĩ của những bệnh nhân này có thể được giải mã và được người khác lắng nghe”, Tiến sĩ Nima Mesgarani – tác giả nghiên cứu giải thích.
3.jpg)
Thuật toán này có thể dịch suy nghĩ trong não thành các câu hoàn chỉnh. (Ảnh minh họa - Reuters).
Sau khi những nỗ lực ban đầu thất bại, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thuật toán máy tính có thể tổng hợp lời nói, với tên gọi là Vocoder.
“Đây là loại kỹ thuật từng được Echo của Amazon và Siri của Apple sử dụng để có câu trả lời hồi đáp trước những câu hỏi của con người”, Tiến sĩ Mesgarani tiết lộ.
Thuật toán Vocoder được nâng cấp để dịch hoạt động não bộ từ sự trợ giúp của Tiến sĩ Ashesh Dinesh Mehta – một bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Viện Khoa học Thần kinh Northwell ở Long Island.
“Làm việc với bác sĩ Mehta, chúng tôi đã yêu cầu các bệnh nhân mắc chứng động kinh từng trải qua phẫu thuật não lắng nghe câu nói của những người khác nhau, trong khi đó chúng tôi đo hoạt động não bộ của họ. Thuật toán Vocoder sẽ làm quen với sự chuyển biến trong não bộ”, Tiến sĩ Mesgarani nhận xét.
Sau quá trình làm quen, giai đoạn tiếp theo bắt đầu. Các bệnh nhân nghe một người đọc các số từ 0 đến 9 trong khi thuật toán quét hoạt động của não và cố gắng dịch nó ra thành âm thanh. Kết quả là khi có một giọng đọc robot phát ra, người ngoài nghe có thể hiểu và lặp lại với độ chính xác lên tới 75%.
Mặc dù con số khá khiêm tốn song Tiến sĩ Mesgarani cho biết kết quả như vậy là vượt trên mức những lần trước.
“Đây sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Nó sẽ cho những người bị mất khả năng nói do chấn thương hay bệnh tật một cơ hội mới để kết nối với thế giới xung quanh”, Tiến sĩ Mesgarani bày tỏ.
4. Khi trí tuệ nhân tạo trở thành chuyên gia “gỡ rối” cho các cặp đôi
AI "woebots" giúp các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong chuyện tình cảm nối lại quan hệ, mà không cần đến các chuyên gia tư vấn là con người.
Thay thế tư vấn viên con người
Đã có rất nhiều phản hồi tích cực từ dịch vụ mới mẻ này. Công ty Relate – nơi phát minh ra AI này nói rằng chatbot có thể cung cấp những hỗ trợ vô cùng chất lượng cho các cặp vợ chồng.
AI "woebots" có thể là giải pháp cho nhu cầu tư vấn ngày càng tăng ở Anh, người đứng đầu tổ chức từ thiện lớn nhất nước Anh cho biết. Việc thiếu hụt nhân viên tư vấn con người đã mở ra cơ hội để các nhà cung cấp tạo ra các dịch vụ hỗ trợ cảm xúc được cung cấp bởi máy tính thông qua trò chuyện trực tuyến, nhắn tin hay WhatsApp.
Aidan Jones, giám đốc điều hành của Relate, nói rằng các chatbot AI trong một số trường hợp có thể cung cấp sự trợ giúp cho các cặp vợ chồng đang gặp rắc rối giống như các tư vấn viên con người. Các chuyên gia cũng tuyên bố rằng một số người có thể “mở lòng” hơn rất nhiều khi được AI tư vấn. Những "woebots" tương tự, ví dụ như AI "Ellie" đã được thử nghiệm trên những người lính của Quân đội Hoa Kỳ bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Ông Jones nói với The Times: “Chúng ta phải xem xét kĩ hơn những dịch vụ tư vấn có thể thực hiện được mà không cần sự hiện diên của chuyên gia tư vấn là con người. AI có thể học khi nó tương tác với các khách hàng khác nhau và phản ứng một cách phù hợp - giống như một cố vấn con người thực sự".
4.jpg)
AI “gỡ rối tơ lòng”.
Hiện tại, Relate có một dịch vụ trò chuyện trực tiếp có thể tư vấn cho hơn 15.000 người mỗi năm. Ông Jones nói: “Các cố vấn của chúng tôi nói với tôi rằng những người muốn giấu danh tính sẽ giải thích vấn đề của họ nhanh hơn khi trò chuyện với chatbot hơn là lúc ở trong phòng tư vấn”. Relate đang tìm kiếm những cách mới để hỗ trợ khách hàng tốt hơn, bao gồm cả việc sử dụng webcam, nhưng cũng nói rằng họ sẽ không cắt giảm 1.500 nhân viên tư vấn của mình. Nhưng với hiệu quả mà AI tư vấn mang lại thì lời khẳng định này không đáng tin lắm.
AI hỗ trợ những người lính bị PTSD
AI "woebots" có thể là giải pháp cho nhu cầu tư vấn ngày càng tăng ở Anh, người đứng đầu tổ chức từ thiện lớn nhất nước Anh cho biết. Việc thiếu hụt nhân viên tư vấn con người đã mở ra cơ hội để các nhà cung cấp tạo ra các dịch vụ hỗ trợ cảm xúc được cung cấp bởi máy tính thông qua trò chuyện trực tuyến, nhắn tin hay WhatsApp.
Aidan Jones, giám đốc điều hành của Relate, nói rằng các chatbot AI trong một số trường hợp có thể cung cấp sự trợ giúp cho các cặp vợ chồng đang gặp rắc rối giống như các tư vấn viên con người. Các chuyên gia cũng tuyên bố rằng một số người có thể “mở lòng” hơn rất nhiều khi được AI tư vấn. Những "woebots" tương tự, ví dụ như AI "Ellie" đã được thử nghiệm trên những người lính của Quân đội Hoa Kỳ bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Ông Jones nói với The Times: “Chúng ta phải xem xét kĩ hơn những dịch vụ tư vấn có thể thực hiện được mà không cần sự hiện diên của chuyên gia tư vấn là con người. AI có thể học khi nó tương tác với các khách hàng khác nhau và phản ứng một cách phù hợp - giống như một cố vấn con người thực sự".
4.jpg)
AI “gỡ rối tơ lòng”.
Hiện tại, Relate có một dịch vụ trò chuyện trực tiếp có thể tư vấn cho hơn 15.000 người mỗi năm. Ông Jones nói: “Các cố vấn của chúng tôi nói với tôi rằng những người muốn giấu danh tính sẽ giải thích vấn đề của họ nhanh hơn khi trò chuyện với chatbot hơn là lúc ở trong phòng tư vấn”. Relate đang tìm kiếm những cách mới để hỗ trợ khách hàng tốt hơn, bao gồm cả việc sử dụng webcam, nhưng cũng nói rằng họ sẽ không cắt giảm 1.500 nhân viên tư vấn của mình. Nhưng với hiệu quả mà AI tư vấn mang lại thì lời khẳng định này không đáng tin lắm.
AI hỗ trợ những người lính bị PTSD
Quân đội Hoa Kỳ đang nghiên cứu về triển vọng sử dụng các nhà trị liệu robot cho các binh sĩ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Ý tưởng này được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam California, họ đã dành nhiều tháng để phân tích cách để kết nối với những người lính một cách tình cảm.
Bình thường trong các cuộc điều tra để đánh giá sức khỏe tâm thần, các sĩ quan quân đội đều miễn cưỡng tiết lộ các vấn đề về sức khỏe tâm thần của họ. Các chuyên gia cho rằng phần lớn họ sợ câu trả lời của mình có thể ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp. Quân đội Hoa Kỳ hiện đang tìm kiếm các kỹ thuật mới để xóa bỏ sự miễn cưỡng này vì các vụ tự tử, bắn nhau và uống thuốc chống lo âu liên quan đến PTSD ngày càng gia tăng trong binh lính.
5.jpg)
Những người lính trò chuyện cởi mởi hơn với chatbot.
Sau một loạt các bài kiểm tra và phỏng vấn, họ phát hiện ra rằng những người lính đưa ra câu trả lời chi tiết và trung thực hơn khi nói chuyện với máy tính hơn với con người - và thậm chí họ còn cởi mở hơn khi tâm sự với các nhà trị liệu ảo - nói cách khác, là robot. Các robot - được gọi là Ellie - cho người lính cảm giác gần gũi giống như con người nhưng lại không đưa ra những đánh giá khiến những người lính lo sợ, các nhà nghiên cứu kết luận.
Hiện tại các AI đã trò chuyện với những người lính và cựu chiến binh phục vụ trong khu vực chiến tranh. Những người lính có khả năng tiết lộ các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương cao hơn gấp ba lần đối với Ellie - chatbot ảo - so với khi họ tham gia cuộc khảo sát chính thức được gọi là đánh giá sức khỏe sau chấn thương, mặc dù tính ẩn danh của họ đã được đảm bảo, các nhà nghiên cứu báo cáo trong hội nghị Frontiers in Robotics và AI.
“Chúng tôi tin rằng điều này có thể có giá trị đối với các cựu chiến binh", lãnh đạo nghiên cứu Gale Lucas, nhà tâm lý học nghiên cứu tại Viện Công nghệ Sáng tạo của Đại học Nam California ở Los Angeles cho biết.
Bình thường trong các cuộc điều tra để đánh giá sức khỏe tâm thần, các sĩ quan quân đội đều miễn cưỡng tiết lộ các vấn đề về sức khỏe tâm thần của họ. Các chuyên gia cho rằng phần lớn họ sợ câu trả lời của mình có thể ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp. Quân đội Hoa Kỳ hiện đang tìm kiếm các kỹ thuật mới để xóa bỏ sự miễn cưỡng này vì các vụ tự tử, bắn nhau và uống thuốc chống lo âu liên quan đến PTSD ngày càng gia tăng trong binh lính.
5.jpg)
Những người lính trò chuyện cởi mởi hơn với chatbot.
Sau một loạt các bài kiểm tra và phỏng vấn, họ phát hiện ra rằng những người lính đưa ra câu trả lời chi tiết và trung thực hơn khi nói chuyện với máy tính hơn với con người - và thậm chí họ còn cởi mở hơn khi tâm sự với các nhà trị liệu ảo - nói cách khác, là robot. Các robot - được gọi là Ellie - cho người lính cảm giác gần gũi giống như con người nhưng lại không đưa ra những đánh giá khiến những người lính lo sợ, các nhà nghiên cứu kết luận.
Hiện tại các AI đã trò chuyện với những người lính và cựu chiến binh phục vụ trong khu vực chiến tranh. Những người lính có khả năng tiết lộ các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương cao hơn gấp ba lần đối với Ellie - chatbot ảo - so với khi họ tham gia cuộc khảo sát chính thức được gọi là đánh giá sức khỏe sau chấn thương, mặc dù tính ẩn danh của họ đã được đảm bảo, các nhà nghiên cứu báo cáo trong hội nghị Frontiers in Robotics và AI.
“Chúng tôi tin rằng điều này có thể có giá trị đối với các cựu chiến binh", lãnh đạo nghiên cứu Gale Lucas, nhà tâm lý học nghiên cứu tại Viện Công nghệ Sáng tạo của Đại học Nam California ở Los Angeles cho biết.
Đông Trần tổng hợp (nguồn:Khoahoc.tv)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận