Những bộ phận của cá bạn không nên ăn
Thứ sáu, 19/04/2019

Ruột cá thường bị nhiễm ký sinh trùng, mật cá gây trúng độc, não cá tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng và thủy ngân.
Ruột cá thường bị nhiễm ký sinh trùng, mật cá gây trúng độc, não cá tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng và thủy ngân.
Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có giá trị dinh dưỡng.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa.

Ruột, mật, não cá là những bộ phận nên loại bỏ khi ăn cá. (Ảnh: Health).
Đối với hải sản thì việc chọn nguyên liệu tươi là điều cực kỳ cần thiết, đây cũng là bí quyết quan trọng nhất để món ăn của bạn được thơm ngon. Dưới đây là một số bí quyết chọn cá tươi mà bạn cần biết.
1. Trọng lượng cá lớn bé bất thường
Bạn không nên mua những con cá có hình dáng dị dạng, quá to hoặc quá nhỏ, đầu quá to hoặc thân ngắn/dài quá khổ.
Nếu cá quá nhỏ có thể là chưa phát triển hết, thịt chưa đạt đến tuổi giàu dinh dưỡng, hàm lượng các chất trong cá còn thiếu hụt so với cá trưởng thành.
Ngược lại, nếu cá quá to, sống quá lâu cũng không tốt, vì khi đó các chất trong thịt cá có nhiều biến đổi, đồng thời sống lâu trong môi trường nước có thể bị nhiễm khuẩn gây độc hại tới sức khỏe.
Tất cả các loại cá đều có trọng lượng trưởng thành trung bình. Người nội nên tìm hiểu kiến thức này để lựa chọn cá phù hợp.
2. Cá ươn

Nếu cá tươi, toàn bộ mắt và giác mạc sáng long lanh, linh hoạt. Ngược lại, cá ươn là khi mắt cá không mở nhô ra, nhăn nheo, giác mạc đục, mắt xuất huyết đỏ.
Cá tươi có chất nhầy trong suốt, vảy sáng bóng, dính chắc vào da, khi gỡ bóc vảy cũng khó rơi ra.
Thịt cá thường có màu trắng trong hoặc vàng. Khi cá ươn, thịt cá sẽ trắng đục hơn và mềm nhũn, cơ thịt lỏng lẻo.
3. Vây cá nhợt nhạt, khô cong
Khi vây trông nhợt nhạt, khô, không dính nhớt, không sáng bóng là cá đã ươn hỏng.
Vây cá tươi phải dính chắc vào mình cá, nếu dùng tay lôi nhẹ sẽ không rơi ra hoặc có thể đàn hồi trở lại ngay.
Nhìn vào mức độ bám chắc của vây cá sẽ đoán được chất lượng cá còn tươi nhiều hay ít.
4. Cá có mùi tanh bất thường
Cá luôn có mùi tanh tự nhiên, nhưng khi mùi tanh đó biến thành mùi lạ, hôi thối thì không nên mua.
Cá nước mặn thường có mùi muối mặn đặc trưng, còn cá nước ngọt có mùi của đất nên có thể dễ dàng phân biệt cá biển hay cá nuôi.
Cá ngon có mang màu đỏ tươi, nguyên vẹn, khép chặt vào xương má. Cá ươn thì mang sẽ bị hư hỏng hoặc bám dính, màu đỏ thẫm hơn hoặc màu ngả xám, tím tái.
5. Thịt cá săn chắc, đàn hồi tốt

Khi mua cá, bạn nên dùng ngón tay ấn vào thân cá, nếu thịt đàn hồi tốt và săn chắc là cá còn tươi.
Thịt cá không đàn hồi là khi lấy ngón tay ấn mạnh xuống, thân cá lõm theo hình ngón tay, thịt cá nhũn.
Ngoài ra, cá tươi có hậu môn chặt khít, màu trắng, bụng to bình thường, không bị sưng phồng.
Cá ươn bụng trướng to rõ ràng hơn bình thường, lỗ hậu môn hơi lồi, hở rộng, nhợt nhạt.
6. Cá giá rẻ
Có thể tùy vào nguồn tài chính để bạn chọn những loại cá thích hợp với gia đình. Nhưng nếu cùng chủng loại, mua những nơi có giá quá rẻ sẽ không đảm bảo chất lượng.
Hãy nên có thói quen nghi ngờ trước các loại thực phẩm giá quá rẻ. Khi lựa chọn thức ăn có nguồn gốc thiếu an toàn sẽ trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.
Việc mua thực phẩm tốt không chỉ đơn giản là chọn mua hàng đắt tiền, giá càng cao càng ngon. Mà yếu tốt quan trọng là bạn cần chuẩn bị kiến thức tốt để chọn đúng chất lượng.
7. Cá sống trong môi trường ô nhiễm

Khi chọn mua cá tươi, có thể nhìn màu sắc của nước để nhận biết cá sạch hay bẩn.
Nếu hệ thống nuôi cá có màu xanh rêu đục hoặc màu bùn đen quá đậm đặc, thịt cá sống trong môi trường này sẽ không được an toàn.
Khi nước nuôi cá không được thau rửa hoặc lưu thông thường xuyên, cá sẽ bị nhiễm khuẩn, nước ô nhiễm ngấm vào thịt cá, làm giảm chất lượng nghiêm trọng.
Cá ngon luôn được nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch sẽ, được thay nước thường xuyên hoặc nguồn nước lưu thông tốt, lượng ôxy đảm bảo.
Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có giá trị dinh dưỡng.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa.

Ruột, mật, não cá là những bộ phận nên loại bỏ khi ăn cá. (Ảnh: Health).
Ruột cá
Theo bác sĩ Ninh, ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng đều nằm lại trong ruột cá.
Ruột cá lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Do đó, nếu ăn phải chế biến cẩn thận. Trước khi nấu phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.Mật cá
Mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Nhiều người lấy mật cá ủ rượu như mật cá trắm, rất nguy hiểm, có thể khiến tử vong.
Khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.Não cá
Não cá chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Những chất này có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ, đồng thời bổ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già. Mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic, có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.
Tuy nhiên, không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân, như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình.Mẹo chọn cá tươi
Đối với hải sản thì việc chọn nguyên liệu tươi là điều cực kỳ cần thiết, đây cũng là bí quyết quan trọng nhất để món ăn của bạn được thơm ngon. Dưới đây là một số bí quyết chọn cá tươi mà bạn cần biết.
Bạn không nên mua những con cá có hình dáng dị dạng, quá to hoặc quá nhỏ, đầu quá to hoặc thân ngắn/dài quá khổ.
Nếu cá quá nhỏ có thể là chưa phát triển hết, thịt chưa đạt đến tuổi giàu dinh dưỡng, hàm lượng các chất trong cá còn thiếu hụt so với cá trưởng thành.
Ngược lại, nếu cá quá to, sống quá lâu cũng không tốt, vì khi đó các chất trong thịt cá có nhiều biến đổi, đồng thời sống lâu trong môi trường nước có thể bị nhiễm khuẩn gây độc hại tới sức khỏe.
Tất cả các loại cá đều có trọng lượng trưởng thành trung bình. Người nội nên tìm hiểu kiến thức này để lựa chọn cá phù hợp.
2. Cá ươn

Nếu cá tươi, toàn bộ mắt và giác mạc sáng long lanh, linh hoạt. Ngược lại, cá ươn là khi mắt cá không mở nhô ra, nhăn nheo, giác mạc đục, mắt xuất huyết đỏ.
Cá tươi có chất nhầy trong suốt, vảy sáng bóng, dính chắc vào da, khi gỡ bóc vảy cũng khó rơi ra.
Thịt cá thường có màu trắng trong hoặc vàng. Khi cá ươn, thịt cá sẽ trắng đục hơn và mềm nhũn, cơ thịt lỏng lẻo.
3. Vây cá nhợt nhạt, khô cong
Khi vây trông nhợt nhạt, khô, không dính nhớt, không sáng bóng là cá đã ươn hỏng.
Vây cá tươi phải dính chắc vào mình cá, nếu dùng tay lôi nhẹ sẽ không rơi ra hoặc có thể đàn hồi trở lại ngay.
Nhìn vào mức độ bám chắc của vây cá sẽ đoán được chất lượng cá còn tươi nhiều hay ít.
4. Cá có mùi tanh bất thường
Cá luôn có mùi tanh tự nhiên, nhưng khi mùi tanh đó biến thành mùi lạ, hôi thối thì không nên mua.
Cá nước mặn thường có mùi muối mặn đặc trưng, còn cá nước ngọt có mùi của đất nên có thể dễ dàng phân biệt cá biển hay cá nuôi.
Cá ngon có mang màu đỏ tươi, nguyên vẹn, khép chặt vào xương má. Cá ươn thì mang sẽ bị hư hỏng hoặc bám dính, màu đỏ thẫm hơn hoặc màu ngả xám, tím tái.
5. Thịt cá săn chắc, đàn hồi tốt

Khi mua cá, bạn nên dùng ngón tay ấn vào thân cá, nếu thịt đàn hồi tốt và săn chắc là cá còn tươi.
Thịt cá không đàn hồi là khi lấy ngón tay ấn mạnh xuống, thân cá lõm theo hình ngón tay, thịt cá nhũn.
Ngoài ra, cá tươi có hậu môn chặt khít, màu trắng, bụng to bình thường, không bị sưng phồng.
Cá ươn bụng trướng to rõ ràng hơn bình thường, lỗ hậu môn hơi lồi, hở rộng, nhợt nhạt.
6. Cá giá rẻ
Có thể tùy vào nguồn tài chính để bạn chọn những loại cá thích hợp với gia đình. Nhưng nếu cùng chủng loại, mua những nơi có giá quá rẻ sẽ không đảm bảo chất lượng.
Hãy nên có thói quen nghi ngờ trước các loại thực phẩm giá quá rẻ. Khi lựa chọn thức ăn có nguồn gốc thiếu an toàn sẽ trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.
Việc mua thực phẩm tốt không chỉ đơn giản là chọn mua hàng đắt tiền, giá càng cao càng ngon. Mà yếu tốt quan trọng là bạn cần chuẩn bị kiến thức tốt để chọn đúng chất lượng.
7. Cá sống trong môi trường ô nhiễm

Khi chọn mua cá tươi, có thể nhìn màu sắc của nước để nhận biết cá sạch hay bẩn.
Nếu hệ thống nuôi cá có màu xanh rêu đục hoặc màu bùn đen quá đậm đặc, thịt cá sống trong môi trường này sẽ không được an toàn.
Khi nước nuôi cá không được thau rửa hoặc lưu thông thường xuyên, cá sẽ bị nhiễm khuẩn, nước ô nhiễm ngấm vào thịt cá, làm giảm chất lượng nghiêm trọng.
Cá ngon luôn được nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch sẽ, được thay nước thường xuyên hoặc nguồn nước lưu thông tốt, lượng ôxy đảm bảo.
Ngọc Hoa tổng hợp (Theo khoahoctv, bestie)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận