Những chàng trai tài năng
Thứ tư, 31/10/2018

Các chàng trai đều rất tài năng và có những thành tích đáng nể
1. Đinh Quang Hiếu: Chàng trai vàng với những 'cú đúp' giải thưởng
Đinh Quang Hiếu là cái tên không còn xa lạ với các sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với thành tích: 2 năm liên tiếp đạt Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế, nhận học bổng toàn phần trị giá hơn 6,4 tỷ đồng của đại học công nghệ danh giá hàng đầu thế giới.

Đinh Quang Hiếu. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Đặc biệt, Hiếu còn là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lựa chọn vinh danh, cá nhân duy nhất nhận giải thưởng này trong lĩnh vực học tập.
Thành tích “vàng” từ sự cần cù, chịu khó
Đinh Quang Hiếu đã hai năm liền đoạt Huy chương Vàng Hóa học Quốc tế: Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 49 năm 2017 tại Nakhon Pathom, Thái Lan (đứng thứ 9/297 thí sinh) và Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 48 năm 2016 tại Tbisili, Georgia (đứng thứ 7/280 thí sinh). Hiếu còn đồng thời là chủ nhân của nhiều học bổng, giải thưởng danh giá như: Học bổng Odon Vallet 2016-2017, Học bổng Hoa Trạng Nguyên năm 2017, giải Gương mặt trẻ tiêu biểu Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017… Đặc biệt, với những thành tích xuất sắc trong học tập, năm 2016, Đinh Văn Hiếu đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Không chỉ là gương mặt trẻ tiêu biểu trong học tập, Hiếu còn rất tích cực trong các hoạt động ngoại khóa, từng là tình nguyện viên cho nhiều chương trình vì cộng đồng và tham gia các chương trình dành cho giới trẻ quốc tế tại nước ngoài.
Với thành tích học tập “đáng nể” và bề dày hoạt động tập thể, Hiếu là một trong số ít những thí sinh được Đại học Y Hà Nội tuyển thẳng vào ngành y Đa khoa năm 2017. Nhưng Hiếu quyết định chọn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với Hóa học, với mong muốn giản đơn: “Em muốn nghiên cứu sâu hơn về vật liệu và các ngành liên quan đến Hóa”.
Chia sẻ về hành trình đến với môn học yêu thích của mình, Đinh Quang Hiếu cho biết: Niềm đam mê với môn Hóa học của em được khơi nguồn từ khi em học lớp 8, khi được các thầy cô giáo cho thực hành các thí nghiệm. Từ đó, Hiếu thích thú, tìm nhiều sách vở, tự mua dụng cụ về, rồi nhờ thầy cô hướng dẫn để thực nghiệm. Nói về bí quyết học, Hiếu cho biết trước mỗi bài tập em thường suy nghĩ về các ý tưởng có thể giải bài một cách nhanh nhất, từ đó đưa ra lựa chọn về cách giải. Ngoài ra, lời khuyên của Hiếu dành cho các bạn muốn học giỏi môn Hóa là cần chịu khó, chú ý nghe giảng trên lớp và chăm làm các bài tập. Hiếu luôn có một cuốn sổ ghi lại những công thức, lý thuyết, bài thực hành khó nhớ. Hiếu thường xuyên mang theo bên mình cuốn sổ này để nghiền ngẫm khi có thời gian hay áp dụng trong các giờ thực hành.
Ước mơ đóng góp cho cộng đồng
Để theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học chuyên sâu, khám phá chân trời tri thức mới mẻ ở những nước có nền giáo dục phát triển, gương mặt trẻ tiêu biểu Đinh Quang Hiếu đã đăng ký để đạt được học bổng toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, niên khóa 2018-2022. Đây là nơi được giới chuyên môn đánh giá là Viện công nghệ số một thế giới. Khoảng giữa tháng 8 năm nay, Hiếu sẽ lên đường nhập học với suất học bổng trị giá 279.600 USD (tương đương 6,4 tỷ đồng) cho 4 năm học.

Đinh Quang Hiếu tại lễ vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu. (Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN)
Với xuất phát điểm không quá giỏi về ngoại ngữ, để đạt được ước mơ ấp ủ từ lâu, Hiếu đã nỗ lực rất nhiều để đạt được số điểm như ý. Đền đáp cho sự nỗ lực của chàng trai trẻ, em đã đạt 1500 điểm SAT1, 104 điểm TOEFL; đạt tuyệt đối 800/800 điểm Toán, 800/800 điểm Lý, 800/800 điểm Hóa ở kỳ thi SAT 2. Đặc biệt, hồ sơ với bài luận nêu bật được niềm đam mê với khoa học, những đóng góp em có thể giúp ích cho cộng đồng khi dùng những nền tảng, kiến thức đã được học trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội đã thuyết phục được Hội đồng tuyển sinh của một trong những ngôi trường top đầu thế giới.
Chia sẻ về lý do nộp đơn vào trường Đại học MIT, Đinh Quang Hiếu tâm sự: "MIT là trường công nghệ số một thế giới và là niềm mơ ước của các bạn trẻ đam mê khoa học. Đây là nơi đào tạo nhiều nhà khoa học lớn, các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực khoa học. Ở nơi đó, em mong muốn được tiếp xúc, làm việc với những giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực mình yêu thích, qua đó phát triển khả năng sáng tạo, tư duy của bản thân."
Thời gian theo học tại MIT, Hiếu dự định sẽ theo đuổi ngành Khoa học vật liệu - ngành học gắn liền với 2 môn yêu thích nhất của em là Hoá học và Vật lí. Qua đó, Đinh Quang Hiếu hi vọng có thể được thỏa sức nghiên cứu, lĩnh hội tri thức, kỹ năng trong lĩnh vực yêu thích để chế tạo ra những loại vật liệu mới có thể giải quyết những vấn đề về môi trường hay năng lượng, đặc biệt hữu ích cho Việt Nam.
Không chỉ học giỏi, bà Phạm Thị Khuyên, mẹ của Hiếu cho biết em còn yêu thích đá bóng và nấu ăn khá ngon. Chàng sinh viên trẻ thường xuyên xem các chuyên mục hướng dẫn chế biến các món ăn mới lạ, hấp dẫn qua sách báo, truyền hình. Khi có thời gian rảnh rỗi, Hiếu thường nhờ mẹ đi chợ mua thực phẩm để làm các món ăn đã học được. Trước khi lên đường sang Mỹ du học, Hiếu có dự định đi du lịch một số nơi tại Việt Nam. "Em mong muốn có thể thực hiện được vài dự định nho nhỏ và khám phá đất nước mình nhiều hơn trước khi bước vào những năm tháng học tập xa nhà," Hiếu chia sẻ.
2. Chàng đội trưởng sinh viên trường Bách khoa điển trai, mê khoa học
Với niềm đam mê khoa học, Phạm Lê Việt Anh – sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt nhiều thành tích, giải thưởng khoa học đáng ngưỡng mộ.

Phạm Lê Việt Anh (ở giữa) nhận bằng khen trong lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 12 năm 2016
Phạm Lê Việt Anh được nhiều người biết đến là đội trưởng đội tuyển BK Galaxy và là một trong những gương mặt sinh viên ưu tú nhất của chuyên ngành kĩ thuật cơ - điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chàng sinh viên điển trai sở hữu nhiều thành tích nổi bật trong nghiên cứu khoa học. Cậu từng xuất sắc giành giải Nhất lĩnh vực, giải Ba chung cuộc cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc gia Intel Isef 2015 với đề tài “Robot tiện ích”, giải Ba cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên - nhi đồng quốc gia với đề tài “Robot giúp việc nhà điều khiển bằng smart-phone” năm 2016, giải Nhì giao hữu Bot Battle của VNG năm 2017.
Năm lớp 11, khi đang theo học lớp chuyên Sinh, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Việt Anh đã đến với khoa học như một cái duyên.
“Em thường thích mày mò sáng tạo ra mấy đồ linh tinh. Những lúc như thế em cảm thấy rất thích thú. Một buổi sáng tại trường, lớp trưởng cầm tờ giấy do trường phát và đọc cho cả lớp. Nội dung của thông báo là về cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Chưa tìm hiểu đến các cuộc thi khoa học bao giờ nhưng nghe xong, em đã đăng kí tham gia”, Việt Anh chia sẻ.
Theo anh chàng này, khó khăn mà phần lớn ai dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học sẽ gặp phải chính là “bí” đề tài.
Có người “tắc”, không nghĩ ra mình làm gì, có người thì nghĩ ra rồi cũng phải bỏ vì ý tưởng bất khả thi. Còn Việt Anh, mặc dù đã chọn được đề tài xong lại tốn rất nhiều thời gian để tìm các trang thiết bị cung ứng và địa điểm thực hiện.
“Ngoài kiến thức chuyên môn về thiết kế chế tạo cơ khí, thiết kế mạch điện, lập trình tự động, kỹ thuật điều khiển hệ thống máy tính, làm khoa học phải tận dụng tất cả những đồ ở nhà có và mượn từ mọi người như bộ khoan, máy cắt, máy bắt vít,…
Địa điểm làm cũng phải nhờ quen biết các anh chị trong hội sinh viên, giảng viên để được hỗ trợ. Những khoản kinh phí phát sinh nhiều lúc phải đi xin tài trợ từ các công ty”, Việt Anh nói.
Gặp khó khăn về nhiều mặt khi làm khoa học nên không ít lần chàng sinh viên này có ý định bỏ cuộc, con số thất bại không thể nào đếm nổi.
“Có những đêm làm liên tục đến 4,5 giờ sáng để thiết kế bảng mạch. Thực sự điện tử rất khó hiểu và phức tạp “y như con gái vậy”. Nhiều lúc chập rồi không hoạt động vì lý do hết sức đơn giản và ngớ ngẩn.
Những lúc em muốn bỏ cuộc thì nhìn lại thành viên làm cùng. Họ tin tưởng và theo mình vậy mà mình bỏ thì mất niềm tin của mọi người nên cố gắng tiếp tục. Hơn nữa, bao nhiêu đam mê chắc em đổ hết vào khoa học rồi”, chàng sinh viên Bách Khoa chia sẻ.
Tình yêu khoa học là một trong những khía cạnh giúp Việt Anh truyền cảm hứng cho đồng đội. Là đội trưởng đội tuyển BK Galaxy, dẫn dắt thành viên tham gia nhiều đấu trường khoa học, chàng trai 9X đã rút ra được kinh nghiệm khi làm việc nhóm.
Khi lắp ráp, thiết kế rất hay xảy ra tranh cãi nhưng mỗi lần đội cãi nhau, Việt Anh lại rủ mọi người cùng đi ăn và bình tĩnh nói chuyện giải tỏa khúc mắc và cùng tìm được cách thực hiện hiệu quả.

Phạm Lê Việt Anh được nhiều người biết đến là đội trưởng đội tuyển BK Galaxy và là một trong những gương mặt sinh viên ưu tú nhất của chuyên ngành kĩ thuật cơ - điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chàng sinh viên điển trai sở hữu nhiều thành tích nổi bật trong nghiên cứu khoa học. Cậu từng xuất sắc giành giải Nhất lĩnh vực, giải Ba chung cuộc cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc gia Intel Isef 2015 với đề tài “Robot tiện ích”, giải Ba cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên - nhi đồng quốc gia với đề tài “Robot giúp việc nhà điều khiển bằng smart-phone” năm 2016, giải Nhì giao hữu Bot Battle của VNG năm 2017.
Năm lớp 11, khi đang theo học lớp chuyên Sinh, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Việt Anh đã đến với khoa học như một cái duyên.
“Em thường thích mày mò sáng tạo ra mấy đồ linh tinh. Những lúc như thế em cảm thấy rất thích thú. Một buổi sáng tại trường, lớp trưởng cầm tờ giấy do trường phát và đọc cho cả lớp. Nội dung của thông báo là về cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Chưa tìm hiểu đến các cuộc thi khoa học bao giờ nhưng nghe xong, em đã đăng kí tham gia”, Việt Anh chia sẻ.
Theo anh chàng này, khó khăn mà phần lớn ai dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học sẽ gặp phải chính là “bí” đề tài.
Có người “tắc”, không nghĩ ra mình làm gì, có người thì nghĩ ra rồi cũng phải bỏ vì ý tưởng bất khả thi. Còn Việt Anh, mặc dù đã chọn được đề tài xong lại tốn rất nhiều thời gian để tìm các trang thiết bị cung ứng và địa điểm thực hiện.
“Ngoài kiến thức chuyên môn về thiết kế chế tạo cơ khí, thiết kế mạch điện, lập trình tự động, kỹ thuật điều khiển hệ thống máy tính, làm khoa học phải tận dụng tất cả những đồ ở nhà có và mượn từ mọi người như bộ khoan, máy cắt, máy bắt vít,…
Địa điểm làm cũng phải nhờ quen biết các anh chị trong hội sinh viên, giảng viên để được hỗ trợ. Những khoản kinh phí phát sinh nhiều lúc phải đi xin tài trợ từ các công ty”, Việt Anh nói.
Gặp khó khăn về nhiều mặt khi làm khoa học nên không ít lần chàng sinh viên này có ý định bỏ cuộc, con số thất bại không thể nào đếm nổi.
“Có những đêm làm liên tục đến 4,5 giờ sáng để thiết kế bảng mạch. Thực sự điện tử rất khó hiểu và phức tạp “y như con gái vậy”. Nhiều lúc chập rồi không hoạt động vì lý do hết sức đơn giản và ngớ ngẩn.
Những lúc em muốn bỏ cuộc thì nhìn lại thành viên làm cùng. Họ tin tưởng và theo mình vậy mà mình bỏ thì mất niềm tin của mọi người nên cố gắng tiếp tục. Hơn nữa, bao nhiêu đam mê chắc em đổ hết vào khoa học rồi”, chàng sinh viên Bách Khoa chia sẻ.
Tình yêu khoa học là một trong những khía cạnh giúp Việt Anh truyền cảm hứng cho đồng đội. Là đội trưởng đội tuyển BK Galaxy, dẫn dắt thành viên tham gia nhiều đấu trường khoa học, chàng trai 9X đã rút ra được kinh nghiệm khi làm việc nhóm.
Khi lắp ráp, thiết kế rất hay xảy ra tranh cãi nhưng mỗi lần đội cãi nhau, Việt Anh lại rủ mọi người cùng đi ăn và bình tĩnh nói chuyện giải tỏa khúc mắc và cùng tìm được cách thực hiện hiệu quả.

Việt Anh (thứ hai bên trái) và đồng đội trong CLB khoa học.
Dành nhiều thời gian chuyên môn cho khoa học, Việt Anh cũng chăm chỉ rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe, thư giãn và kết nối bạn bè.
Chia sẻ về dự định tương lai, đội trưởng đội tuyển BK Galaxy cho biết sẽ tiếp tục học tập tốt và tham gia các cuộc thi khoa học để rèn luyện bản thân. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Phạm Lê Việt Anh mong muốn sẽ đi theo con đường nghiên cứu khoa học và sở hữu một công ty công nghệ riêng.
“Yêu thích robot là vậy nhưng em khát khao sau này được làm CEO của công ty công nghệ để giúp nhiều hơn cho những người đam mê khoa học mà còn đang gặp khó khăn cần hỗ trợ.
Em hi vọng sẽ đóng góp được vào quá trình phát triển của robot nói riêng và khoa học công nghệ nói chung để đem thành tựu ấy phục vụ cuộc sống của con người tốt hơn”, Việt Anh tâm sự.
Dành nhiều thời gian chuyên môn cho khoa học, Việt Anh cũng chăm chỉ rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe, thư giãn và kết nối bạn bè.
Chia sẻ về dự định tương lai, đội trưởng đội tuyển BK Galaxy cho biết sẽ tiếp tục học tập tốt và tham gia các cuộc thi khoa học để rèn luyện bản thân. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Phạm Lê Việt Anh mong muốn sẽ đi theo con đường nghiên cứu khoa học và sở hữu một công ty công nghệ riêng.
“Yêu thích robot là vậy nhưng em khát khao sau này được làm CEO của công ty công nghệ để giúp nhiều hơn cho những người đam mê khoa học mà còn đang gặp khó khăn cần hỗ trợ.
Em hi vọng sẽ đóng góp được vào quá trình phát triển của robot nói riêng và khoa học công nghệ nói chung để đem thành tựu ấy phục vụ cuộc sống của con người tốt hơn”, Việt Anh tâm sự.
Ngọc Trang tổng hợp (Theo Tiền phong)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận