Những chàng trai với sáng chế vì cộng đồng
Thứ năm, 06/06/2019

Trăn trở suy nghĩ và tâm huyết với nghề, những người thợ trẻ đã có nhiều sáng kiến mang lại giá trị kinh tế hàng tỉ đồng cho nhà nước. Họ được tôn vinh là những người thợ trẻ giỏi năm 2019.
Những sáng kiến làm lợi nhiều tỉ đồng
Trăn trở suy nghĩ và tâm huyết với nghề, những người thợ trẻ đã có nhiều sáng kiến mang lại giá trị kinh tế hàng tỉ đồng cho nhà nước. Họ được tôn vinh là những người thợ trẻ giỏi năm 2019.

Anh Võ Văn Đồng (trái) và anh Cao Xuân Thìn. NVCC
Cải tiến kỹ thuật
Anh Võ Văn Đồng (30 tuổi), kỹ sư luyện kim Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng, đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại giá trị lớn cho đơn vị, trong đó có công trình tiết kiệm tới 4,48 tỉ đồng.
Anh Đồng cho biết anh cùng nhóm cộng sự nghiên cứu “Giải pháp thu hồi khí than dư lò cao để sản xuất vôi nung, nâng cao hiệu quả sản xuất tại Khu liên hiệp gang thép Cao Bằng. Trước khi có sáng kiến này, Khu liên hợp gang thép Cao Bằng không có lò vôi công nghiệp nên phải mua toàn bộ lượng vôi nung từ các lò ở khu vực Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình…, dẫn tới giá thành cao, không chủ động trong việc cung cấp vôi nung cho sản xuất.
“Chúng tôi đã đưa ra sáng kiến xây dựng lò vôi công nghiệp và tận dụng khí than dư thừa của lò cao và nguồn nguyên liệu đá vôi để trực tiếp sản xuất vôi nung tại Khu liên hợp gang thép Cao Bằng, nhằm giảm chi phí giá thành vôi nung các loại, chủ động cung cấp nguồn trợ dung cho sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Sau khi thực hiện sáng kiến, việc cung cấp vôi cho sản xuất tại khu liên hợp được chủ động hơn, giá thành vôi nung thấp hơn so với giá vôi nung mua ngoài thị trường”, anh Đồng chia sẻ.
Anh Đồng cũng cho biết sáng kiến đã được áp dụng tại đơn vị, lò vôi đã cơ bản sản xuất ổn định, chất lượng, sản lượng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất của khu liên hợp. “Tính toán hiệu quả trong thời gian 1 năm thực hiện sáng kiến đã tiết kiệm cho đơn vị tổng cộng hơn 4,48 tỉ đồng. Ngoài ra, việc đưa lò vôi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động tại địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng”, anh Đồng cho hay.
Bên cạnh đó, anh đã cùng các đồng nghiệp có các cải tiến kỹ thuật khác, cũng làm lợi hàng trăm triệu đồng như: phương pháp dùng khí gas cắt phôi thay cho phương pháp dùng máy sinh khí, làm lợi hơn 211 triệu đồng; sử dụng quặng thiêu kết vụn làm nguyên liệu tạo xỉ trong sản xuất luyện thép, làm lợi 150 triệu đồng…
Anh Đồng cũng có nhiều sáng kiến về cải tiến quy trình làm việc theo phương pháp của người Nhật là hợp lý hóa áp dụng 5S trong công ty. Nhờ việc áp dụng phương pháp này, các khu vực làm việc được gọn gàng, khoa học hơn, giảm thiểu thời gian tác nghiệp và người lao động có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
Thay đổi thiết kế làm lợi 6,7 tỉ đồng
Anh Cao Xuân Thìn, chuyên viên Phòng Kỹ thuật mỏ - Công ty than Hòn Gai, được tôn vinh là tài năng trẻ Đoàn Than Quảng Ninh do có nhiều sáng kiến, sáng tạo được áp dụng trong thực tế. Một trong những công trình sáng kiến do anh đảm nhiệm đã mang lại cho nhà nước gần 7 tỉ đồng là “Giải pháp thông gió cho dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại và vận chuyển vật tư, vật liệu cấp cho lò chợ xây dựng cơ bản I-12-2a”, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tại của công ty.
Anh Thìn cho biết: “Theo thiết kế ban đầu của dự án, tổng khối lượng đường lò phải xén sửa để phục vụ công tác thông gió là 720 m với chi phí hơn 8,1 tỉ đồng. Tôi cùng các cộng sự đã lên phương án thiết kế lại và đã rút ngắn được số mét đường lò phải xử lý, với mức kinh phí chỉ còn hơn 1,4 tỉ đồng. So với dự án ban đầu, sáng kiến này đã có giá trị làm lợi trên 6,72 tỉ đồng”, anh Thìn cho hay.
Cũng theo anh Thìn, sáng kiến này có giá trị làm lợi không tính được bằng tiền, đó là do khoảng cách đường lò được rút ngắn đã tạo điều kiện thuận tiện cho công tác đi lại của cán bộ, công nhân, đảm bảo an toàn cho người lao động; đồng thời đáp ứng được yêu cầu vận chuyển vật tư, vật liệu cấp cho lò để xây dựng các hạng mục mặt bằng của dự án...
Đặc biệt, anh Thìn luôn quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động và luôn trăn trở để đưa ra những giải pháp trong lĩnh vực này, như sáng kiến “Thay đổi phướng án vận chuyển, cấp phát vật liệu nổ công nghiệp tại khu Thành Công và Cao Thắng”. Sáng kiến giúp giảm thời gian đi lại cho thợ mìn, đảm bảo an toàn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi… và đã được công nhận mang lại nhiều giá trị to lớn cho người lao động.
Anh Cao Xuân Thìn, chuyên viên Phòng Kỹ thuật mỏ - Công ty than Hòn Gai, được tôn vinh là tài năng trẻ Đoàn Than Quảng Ninh do có nhiều sáng kiến, sáng tạo được áp dụng trong thực tế. Một trong những công trình sáng kiến do anh đảm nhiệm đã mang lại cho nhà nước gần 7 tỉ đồng là “Giải pháp thông gió cho dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại và vận chuyển vật tư, vật liệu cấp cho lò chợ xây dựng cơ bản I-12-2a”, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tại của công ty.
Anh Thìn cho biết: “Theo thiết kế ban đầu của dự án, tổng khối lượng đường lò phải xén sửa để phục vụ công tác thông gió là 720 m với chi phí hơn 8,1 tỉ đồng. Tôi cùng các cộng sự đã lên phương án thiết kế lại và đã rút ngắn được số mét đường lò phải xử lý, với mức kinh phí chỉ còn hơn 1,4 tỉ đồng. So với dự án ban đầu, sáng kiến này đã có giá trị làm lợi trên 6,72 tỉ đồng”, anh Thìn cho hay.
Cũng theo anh Thìn, sáng kiến này có giá trị làm lợi không tính được bằng tiền, đó là do khoảng cách đường lò được rút ngắn đã tạo điều kiện thuận tiện cho công tác đi lại của cán bộ, công nhân, đảm bảo an toàn cho người lao động; đồng thời đáp ứng được yêu cầu vận chuyển vật tư, vật liệu cấp cho lò để xây dựng các hạng mục mặt bằng của dự án...
Đặc biệt, anh Thìn luôn quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động và luôn trăn trở để đưa ra những giải pháp trong lĩnh vực này, như sáng kiến “Thay đổi phướng án vận chuyển, cấp phát vật liệu nổ công nghiệp tại khu Thành Công và Cao Thắng”. Sáng kiến giúp giảm thời gian đi lại cho thợ mìn, đảm bảo an toàn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi… và đã được công nhận mang lại nhiều giá trị to lớn cho người lao động.
Chàng trai mê sáng chế vì cộng đồng
Đam mê sáng chế từ nhỏ, Trương Công Hoàng, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đã dành cả thanh xuân chỉ để sáng chế những chiếc máy giúp ích cộng đồng.

Hoàng bên chiếc máy lột vỏ trứng cút. ẢNH: NỮ VƯƠNG
Những chế tạo độc đáo
Nghe đến gia tài hơn 10 chiếc máy đã được sáng chế và đi vào hoạt động, ít ai dám tin rằng tác giả chỉ mới 27 tuổi và là thành quả sáng chế trong khoảng 4 năm. Điều đặc biệt, những chiếc máy này với công suất cao và phục vụ rất tốt cho nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp lớn chứ không đơn thuần chỉ giúp cho các hộ gia đình đỡ vất vả như mục đích ban đầu mà Hoàng nhắm đến.
Hỏi về những chiếc máy đã chế tạo, Hoàng chia sẻ: “Mình làm nhiều lắm rồi, mỗi máy với cùng chức năng còn có nhiều loại khác nhau... Thậm chí nếu vô tình xuất hiện một ý tưởng nào độc đáo là mình làm ngay, nên đến giờ không nhớ hết được. Nếu tính từng loại máy với các chức năng khác nhau thì đã hơn 10 cái rồi, như: máy lột vỏ trứng cút, máy lột vỏ trứng gà, máy tách gáo dừa, máy xay, cắt dừa công nghiệp, máy tuốt cáp, máy tách vỏ sầu riêng, máy chiết nhân sầu riêng, máy chiên gà xối mỡ…”.
Cặn kẽ hơn về những “đứa con tinh thần” của mình, Hoàng cho biết đối với máy chiên gà xối mỡ, tên gọi là như vậy nhưng công dụng của nó gần như là một chiếc máy đa năng do được thiết kế cả hai chế độ ngâm nhúng và xối. Chính vì thế, máy có thể chiên, ngâm, nhúng, xối và làm chín các loại thực phẩm khác nhau như gà, thịt, cá, khoai tây chiên và các loại rau củ quả cần làm chín bằng dầu… Hiện máy đã được sử dụng ở nhiều tỉnh thành, chủ yếu là các quán ăn vừa và lớn, các công ty, cơ sở chế biến gà theo dây chuyền hay các khu công nghiệp phục vụ bữa ăn hằng ngày cho hàng ngàn người…
Đối với máy xay dừa, Hoàng nói: “Thời điểm chưa có máy xay này, đa số mọi người kể cả công ty, xí nghiệp đều dùng máy truyền thống tốn khá nhiều thời gian, nhân công, và cung cấp cho thị trường tiêu thụ không đủ nên đây là một điểm bất lợi lớn. Máy xay của mình ra đời đủ khả năng giải quyết được vấn đề này. Máy hoạt động nhanh và làm một lần theo quy trình nên tránh được tình trạng làm mệt rồi nghỉ. Máy sử dụng đĩa xay nên bền hơn, lâu thay dao và thay đĩa đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt hơn nữa sẽ làm dừa xay ra mịn và đồng đều”.
Thế nhưng tâm đắc nhất với Hoàng có lẽ là chiếc máy lột vỏ trứng gà vì đây là chiếc máy khiến anh “lao tâm khổ tứ” nhiều nhất. “Với máy này không phải làm một lần mà ra được, vì phải làm rất nhiều chi tiết, các chi tiết lại thay đổi liên tục mà mỗi lần thay đổi mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Nghĩ ra thì đơn giản nhưng làm được lại là vấn đề hoàn toàn khác, đặc biệt là khi lắp đặt các chi tiết, khoảng cách và độ lớn nhỏ của các chi tiết rất khó khăn. Để bóc được quả trứng thì máy phải có độ chính xác của 2 trục lột phải vừa khít để lúc quay có thể lột được vỏ và cho công suất cao”, Hoàng nói.
Máy có công suất 3.000 quả trứng mỗi giờ, trứng sau khi luộc chín được cho vào máng làm dập vỏ, sau đó trục xoắn phía dưới sẽ tạo ra lực ép để tách bỏ phần vỏ trứng. Máy có tích hợp hệ thống nước làm sạch và làm giảm ma sát khi tách vỏ trứng, tạo ra trứng thành phẩm còn nguyên vẹn và sạch.
Hỏi về những chiếc máy đã chế tạo, Hoàng chia sẻ: “Mình làm nhiều lắm rồi, mỗi máy với cùng chức năng còn có nhiều loại khác nhau... Thậm chí nếu vô tình xuất hiện một ý tưởng nào độc đáo là mình làm ngay, nên đến giờ không nhớ hết được. Nếu tính từng loại máy với các chức năng khác nhau thì đã hơn 10 cái rồi, như: máy lột vỏ trứng cút, máy lột vỏ trứng gà, máy tách gáo dừa, máy xay, cắt dừa công nghiệp, máy tuốt cáp, máy tách vỏ sầu riêng, máy chiết nhân sầu riêng, máy chiên gà xối mỡ…”.
Cặn kẽ hơn về những “đứa con tinh thần” của mình, Hoàng cho biết đối với máy chiên gà xối mỡ, tên gọi là như vậy nhưng công dụng của nó gần như là một chiếc máy đa năng do được thiết kế cả hai chế độ ngâm nhúng và xối. Chính vì thế, máy có thể chiên, ngâm, nhúng, xối và làm chín các loại thực phẩm khác nhau như gà, thịt, cá, khoai tây chiên và các loại rau củ quả cần làm chín bằng dầu… Hiện máy đã được sử dụng ở nhiều tỉnh thành, chủ yếu là các quán ăn vừa và lớn, các công ty, cơ sở chế biến gà theo dây chuyền hay các khu công nghiệp phục vụ bữa ăn hằng ngày cho hàng ngàn người…
Đối với máy xay dừa, Hoàng nói: “Thời điểm chưa có máy xay này, đa số mọi người kể cả công ty, xí nghiệp đều dùng máy truyền thống tốn khá nhiều thời gian, nhân công, và cung cấp cho thị trường tiêu thụ không đủ nên đây là một điểm bất lợi lớn. Máy xay của mình ra đời đủ khả năng giải quyết được vấn đề này. Máy hoạt động nhanh và làm một lần theo quy trình nên tránh được tình trạng làm mệt rồi nghỉ. Máy sử dụng đĩa xay nên bền hơn, lâu thay dao và thay đĩa đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt hơn nữa sẽ làm dừa xay ra mịn và đồng đều”.
Thế nhưng tâm đắc nhất với Hoàng có lẽ là chiếc máy lột vỏ trứng gà vì đây là chiếc máy khiến anh “lao tâm khổ tứ” nhiều nhất. “Với máy này không phải làm một lần mà ra được, vì phải làm rất nhiều chi tiết, các chi tiết lại thay đổi liên tục mà mỗi lần thay đổi mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Nghĩ ra thì đơn giản nhưng làm được lại là vấn đề hoàn toàn khác, đặc biệt là khi lắp đặt các chi tiết, khoảng cách và độ lớn nhỏ của các chi tiết rất khó khăn. Để bóc được quả trứng thì máy phải có độ chính xác của 2 trục lột phải vừa khít để lúc quay có thể lột được vỏ và cho công suất cao”, Hoàng nói.
Máy có công suất 3.000 quả trứng mỗi giờ, trứng sau khi luộc chín được cho vào máng làm dập vỏ, sau đó trục xoắn phía dưới sẽ tạo ra lực ép để tách bỏ phần vỏ trứng. Máy có tích hợp hệ thống nước làm sạch và làm giảm ma sát khi tách vỏ trứng, tạo ra trứng thành phẩm còn nguyên vẹn và sạch.
Tâm huyết vì cộng đồng
Tốt nghiệp ra trường, đi làm cho công ty được 1 năm rưỡi thì Hoàng quyết định nghỉ để toàn tâm toàn lực cho đam mê sáng chế.
Hoàng kể 1 năm rưỡi đi làm là khoảng thời gian rất vất vả. “Không đi làm thì không có kinh phí để trang trải đam mê, sau một ngày làm việc 8 tiếng tại cơ quan, về đến phòng trọ là mình xắn tay vào công việc sáng chế. Vất vả đến quên cả ăn, cả ngủ nên mình quyết định nghỉ làm và chỉ tập trung sáng chế”, Hoàng thổ lộ.
Trong căn phòng trọ thấp, nhỏ nằm sâu trong một con hẻm ở Q.12, TP.HCM, ngày qua ngày Hoàng miệt mài với công việc sáng chế của mình.
“Mọi người khắp xóm trọ ai cũng thắc mắc, một chàng trai ở độ tuổi thanh xuân nhưng suốt ngày giam mình trong phòng trọ và chế ra hết máy này đến máy khác, nhưng với mình đó là niềm vui”, Hoàng tâm sự.
Ngồi cùng Hoàng từ sáng đến hơn 13 giờ mà vẫn chưa thấy Hoàng nghỉ tay để ăn trưa, ông Trương Cao Long (bố Hoàng) nói: “Lên thăm con mà thấy con miệt mài quá, xót lắm. Làm đến quên ăn, quên ngủ. Chưa nghĩ ra được cái gì là người bứt rứt khó chịu, mà nghĩ ra được rồi là cứ miệt mài làm cho xong. Nhiều lúc làm mệt quá trải luôn tấm carton ra nền nhà ngổn ngang rồi chợp mắt. Về nhà ăn tết được vài ngày lại xách gói lên thành phố, tôi bảo con làm cho mình chứ có làm cho cơ quan nào đâu mà sợ trễ. Thế nhưng con bảo ngứa ngáy tay chân không chịu được và đầu óc lúc nào cũng thôi thúc con phải suy nghĩ, phải sáng tạo”.
“Bất cứ sản phẩm nào mình bắt tay vào sáng chế, với mình đều xuất phát từ việc chứng kiến những khó khăn, vất vả của người lao động, những lúc đó mình đều nghĩ phải làm một điều gì đó, và từ đó những chiếc máy của mình lần lượt ra đời. Tuổi trẻ là thời gian sung sức và nhiều ý tưởng nhất, nếu không phải bây giờ thì là khi nào nữa”, Hoàng tâm sự.
Chính những tâm huyết và ý nghĩa mà sản phẩm do Hoàng sáng chế mang lại cho cộng đồng, Hoàng đã được nhận giải thưởng “Sáng kiến vì cộng đồng” do Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM trao tặng.
Minh Trang (Tổng hợp theo Thanh niên)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận