Những công cụ hữu ích sáng chế từ các bạn trẻ
Thứ ba, 22/10/2019

Trăn trở về nguy cơ các làng nghề nuôi tằm truyền thống có thể bị mai một trong nay mai, nhóm sinh viên (SV) Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã thiết kế mô hình Ứng dụng công nghệ IoT (internet vạn vật) trong nuôi tằm.
Chiếc tủ nuôi tằm kỳ diệu
Trăn trở về nguy cơ các làng nghề nuôi tằm truyền thống có thể bị mai một trong nay mai, nhóm sinh viên (SV) Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã thiết kế mô hình Ứng dụng công nghệ IoT (internet vạn vật) trong nuôi tằm.

Nhóm SV này trình bày tính độc đáo và sáng tạo của sản phẩm tủ nuôi tằm (ảnh). Chiếc tủ được làm từ các vật liệu: sắt, thép, vật liệu cách nhiệt, trang bị thêm các thiết bị điện tử như cảm biến, quạt hơi nước… Đặc biệt là các chương trình thuật toán có thể dễ dàng quản lý những điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng từ xa và hoàn toàn tự động.
Chiếc tủ này tự động đo đạc, thu thập các số liệu liên quan đến môi trường nuôi tằm (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) để có thể tự động điều chỉnh, cân bằng thông số môi trường cho thích hợp với điều kiện sinh trưởng của tằm ở mỗi giai đoạn khác nhau. Các thông số liên quan sẽ được hệ thống gửi đến người nuôi tằm thông qua ứng dụng chạy trên thiết bị di động.
Tủ nuôi tằm sẽ tạo ra môi trường ổn định giúp tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân. Theo tính toán, nếu nuôi tằm bằng phương pháp truyền thống, nông dân có thể nuôi 4 - 5 vụ/năm, nhưng khi sử dụng tủ nuôi tằm, năng suất tăng lên 8 - 10 vụ/năm. Trong khi đó, chi phí để tạo nên chiếc tủ nuôi tằm khoảng 4,5 triệu đồng.
Ông Phạm Tiên Phong, nguyên Trưởng phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ Đà Nẵng), cho biết mô hình nuôi tằm bằng công nghệ IoT có ý tưởng sáng tạo rất cao. Lâu nay, chuyện nuôi tằm trong môi trường tự nhiên luôn gặp rủi ro do không kiểm soát được các thông số liên quan. Giờ đây, với tủ nuôi tằm, các thiết bị được sử dụng giúp loại trừ các yếu tố tác động bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi nhất cho tằm phát triển.
“Nhóm SV đã làm được việc mà nhà nước đang khuyến khích, ưu tiên, đó là hiện đại hóa ngành công nghiệp và sản xuất truyền thống - vừa lưu giữ được nghề truyền thống, lại cho thu nhập cao”, ông Phong nhận định.
Bạn trẻ khởi nghiệp thời đại 4.0
Tận dụng nền tảng công nghệ sẵn có, các bản trẻ đã cho ra đời nhiều ý tưởng khởi nghiệp với những ứng dụng hữu ích cho cuộc sống.

Nguyễn Trọng Phúc (áo xanh rêu) cùng với nhóm. Ảnh: NVCC
Phần mềm chăm sóc cây trồng
Từ chiếc chiếc điện thoại thông minh người dùng có thể biết được tình trạng bệnh của cây trồng, từ đó đưa ra những cách chăm sóc cây phù hợp theo từng giai đoạn... Đó là những ứng dụng có trên Mifinn - nền tảng đám mây hỗ trợ người chăm sóc cây trồng - của nhóm bạn trẻ đến từ các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM.


Là sinh viên năm 2 ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Nguyễn Đình Thiên Phúc, 20 tuổi, thành viên nhóm, cho biết: “Ý tưởng khởi nghiệp của nhóm mình bắt nguồn từ những chuyến đi về nông thôn khi thấy những cô chú sản xuất sản phẩm nông nghiệp như rau quả, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả... gặp rất nhiều khó khăn về việc chăm sóc cây trồng vì phải dựa vào phương pháp cảm tính, đánh giá tình trạng cây trồng còn dựa trên kinh nghiệm, đặc tính sinh hoạt và mùa vụ...”.

Nguyễn Đình Thiên Phúc thuyết trình ứng dụng của nhóm tại một cuộc thi khởi nghiệp

Nguyễn Đình Thiên Phúc thuyết trình ứng dụng của nhóm tại một cuộc thi khởi nghiệp
Ứng dụng Mifinn có giao diện khá đơn giản với 3 phần: Xử lý ảnh, thông tin giao dịch, cung cấp thông tin cây trồng. “Phần mềm trên điện thoại thông minh có chức năng hỗ trợ người chăm sóc cây trồng giúp chẩn đoán bệnh trên cây trồng một cách nhanh nhất. Người trồng sẽ sử dụng phần mềm chụp các vị trí hư hỏng, vùng bệnh trên lá, cây, thân, quả của cây. Sau đó phần mềm sẽ đánh giá và đưa ra các mức độ bệnh của cây, đồng thời đưa ra phương hướng chữa trị, chăm sóc hợp lý như cung cấp thông tin thuốc, giải pháp chữa bệnh… Phần mềm này được liên kết với cảm biến, từ đó hệ thống sẽ tự động hóa phục vụ cho việc chăm sóc cây trồng”, Thiên Phúc chia sẻ.
Hiện tại ứng dụng chỉ xử lý được một số loại cây nổi bật với sản lượng xuất khẩu cao như: Lúa, cà phê, hồ tiêu, chè... “Những dữ liệu phân tích bệnh của cây hay những thông tin trị bệnh của cây chúng mình dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ NN-PTNT", Thiên Phúc cho biết.
Được biết, Mifinn - nền tảng đám mây hỗ trợ người chăm sóc cây trồng - vừa đạt giải khuyến khích tại cuộc thi Người nhân văn khởi nghiệp do Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức.
Hiện tại ứng dụng chỉ xử lý được một số loại cây nổi bật với sản lượng xuất khẩu cao như: Lúa, cà phê, hồ tiêu, chè... “Những dữ liệu phân tích bệnh của cây hay những thông tin trị bệnh của cây chúng mình dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ NN-PTNT", Thiên Phúc cho biết.
Được biết, Mifinn - nền tảng đám mây hỗ trợ người chăm sóc cây trồng - vừa đạt giải khuyến khích tại cuộc thi Người nhân văn khởi nghiệp do Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức.
Bản đồ “xanh”
Bản đồ “xanh” Green Beli là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm bạn đến từ Đà Nẵng với mong muốn người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm những địa điểm “xanh” xung quanh vị trí của mình.
Anh Nguyễn Trọng Phúc (25 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Đại Nam) thành viên nhóm, cho biết: “Trong quá trình tham gia các cộng đồng yêu môi trường, mình thấy những câu hỏi như: ăn gì, uống gì, mua gì ở đâu cho xanh, sạch, chất lượng..., xuất hiện ngày càng nhiều trong cộng đồng nhưng hầu như chưa có câu trả lời thỏa đáng. Từ đó, chúng mình nhận thấy việc có một bản đồ giới thiệu các địa điểm ăn uống thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe là hết sức cần thiết. Và Green Beli ra đời từ ý tưởng đó”.
Anh Nguyễn Trọng Phúc (25 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Đại Nam) thành viên nhóm, cho biết: “Trong quá trình tham gia các cộng đồng yêu môi trường, mình thấy những câu hỏi như: ăn gì, uống gì, mua gì ở đâu cho xanh, sạch, chất lượng..., xuất hiện ngày càng nhiều trong cộng đồng nhưng hầu như chưa có câu trả lời thỏa đáng. Từ đó, chúng mình nhận thấy việc có một bản đồ giới thiệu các địa điểm ăn uống thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe là hết sức cần thiết. Và Green Beli ra đời từ ý tưởng đó”.

Được biết, bản đồ “xanh” dựa trên nền tảng của Google Maps. Theo đó, người sử dụng có thể vào App Store hoặc CH Play để tải ứng dụng về điện thoại của mình. “Sau khi tải về, mình đăng ký tài khoản bằng Email, Facebook, hoặc số điện thoại. Chỉ cần bật định vị trên điện thoại, ứng dụng sẽ tự động định vị được vị trí của bạn và những địa điểm 'xanh' xung quanh bạn. Sau khi sử dụng dịch vụ, bạn có thể để lại đánh giá trên ứng dụng”, Phúc cho biết.
Anh Nguyễn Trọng Phúc cho biết ứng dụng hoàn toàn miễn phí, rất thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng không khó khi tìm thấy một quán xanh, tạo cuộc hẹn cùng bạn bè và các chiến dịch bảo vệ môi trường trên hệ thống...
Ứng dụng Bản đồ “xanh” vinh dự được ghi nhận là Én xanh 2019. Chương trình Én xanh 2019 vừa được tổ chức vào hôm 28.10 với chủ đề "Tìm kiếm và tôn vinh sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng".
Anh Nguyễn Trọng Phúc cho biết ứng dụng hoàn toàn miễn phí, rất thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng không khó khi tìm thấy một quán xanh, tạo cuộc hẹn cùng bạn bè và các chiến dịch bảo vệ môi trường trên hệ thống...
Ứng dụng Bản đồ “xanh” vinh dự được ghi nhận là Én xanh 2019. Chương trình Én xanh 2019 vừa được tổ chức vào hôm 28.10 với chủ đề "Tìm kiếm và tôn vinh sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng".
Ngọc Hóa tổng hợp (Theo Thanh niên)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận