Những nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc
Thứ tư, 26/08/2020

Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: “Học đại học xong sau này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, sao không đi xuất khẩu lao động luôn?”
Con đường trở thành thủ khoa của nữ sinh nghèo ở Thanh Hóa
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: “Học đại học xong sau này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, sao không đi xuất khẩu lao động luôn?”
Đạt thành tích học tập nổi bật khi trở thành thủ khoa ngành Quan hệ công chúng, tìm được công việc đúng như ước mơ ngay sau khi ra trường, đối với Đinh Thị Vân (1998), sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đó là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm và luôn chủ động trong mọi việc.
Làm đủ công việc để đi học
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: “Học đại học xong sau này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, sao không đi xuất khẩu lao động luôn?”, “Lên Hà Nội làm gì cho tốn kém, bố mẹ làm sao lo được”.
Quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng đồng và một số việc mùa vụ như đi làm phu hồ, bố mẹ Vân vẫn quyết tâm phải cho con đi học bằng mọi giá: “Mình có xuất phát điểm thấp hơn nhiều người, mình có thể đi chậm hơn họ, nhưng không có nghĩa là không thể chạm đích".
Hiểu được sự nỗ lực của cha mẹ, sau khi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, từ năm thứ nhất, Vân đã không nhận tiền chu cấp bằng cách cố gắng giành học bổng và đi làm thêm.
“Lên Hà Nội, mẹ dúi cho em 1,8 triệu và dặn: "Con cứ tập trung vào việc học, mẹ vẫn lo được". Tiêu hết số tiền ấy, em nghĩ mình phải biết tự lo cho bản thân. Chưa có nhiều kiến thức để làm việc theo đúng chuyên ngành, em đi bưng bê ở quán ăn, xin đi bán quần áo”.
Khi bắt đầu có chút “vốn” nhất định, Vân xin nghỉ công việc bưng bê để tìm kiếm các công việc liên quan đến chuyên môn.
Công việc đầu tiên Vân được chấp nhận là cộng tác viên viết bài cho một công ty về thuế. Dù đã mày mò rất nhiều nhưng không thể nhập được một bài hoàn chỉnh, Vân quyết định ôm máy tính, bắt xe bus từ chỗ trọ tại Giáp Bát đến đường Lương Thế Vinh gần Ký túc xá Mễ Trì để tìm kiếm sự trợ giúp.
“Đó là con đường có nhiều quán sửa máy tính. Em nghĩ ở đó sẽ có người giúp được mình”.
Cô sinh viên năm nhất cứ thế ôm máy tính đi bộ dọc con đường, vào từng quán sửa máy tính để tìm kiếm ai đó có thể chỉ giúp mình.
“Nhiều người thấy bất ngờ, nhưng sau đó họ vẫn nhiệt tình giúp đỡ”.
Đến năm thứ hai, Vân xin làm cộng tác viên Marketing cho một công ty tư vấn du học. Công việc đòi hỏi Vân phải làm từ 8-12 giờ, trong khi lịch học ở trường bắt đầu từ 12h45 phút. Vì thế, mỗi khi tan làm, nữ sinh lại vội vã bắt xe bus tới trường cho kịp giờ học.

Vân tốt nghiệp loại Giỏi với số điểm 3.52/4.0
Thời gian đó, Vân gần như bỏ bữa. Cứ thế trong suốt 2 tháng, Vân sụt mất 7 kg.
“Lúc ấy, em quyết định phải điều chỉnh lại mọi thứ vì nhận ra đó không phải là cách giúp mình đi đường dài.
Bốn năm đại học, em thử qua nhiều công việc. Em thấy may mắn vì các công việc đã trải qua giúp em gặp được những người đem lại cho mình nhiều bài học” - Vân nói.
Vượt lên chính mình
Đạt danh hiệu thủ khoa, Vân cho hay có lẽ là do bản thân luôn biết điểm yếu của mình ở đâu.
“Trước đây, em là người vô cùng nhút nhát. Lần đầu cầm mic giới thiệu bản thân, tay chân em run lẩy bẩy, miệng thì ấp úng. Nhưng em nhận ra mình chẳng thể trốn tránh mãi trong vỏ ốc an toàn. Cách duy nhất để vượt qua khó khăn chính là đi xuyên qua nó, đập tan vỏ ốc để bước qua giới hạn của bản thân.
Em đã đối diện với nỗi sợ thuyết trình bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước khi thuyết trình, em chủ động tập nói rồi bấm thời gian, nói cho bạn thân nghe, thậm chí đứng trước gương luyện nói. Sau cùng, em đã có thể đối diện với việc thuyết trình với một tâm thế bình thản, tự nhiên”, Vân nói.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Viện đào tạo Báo chí & Truyền thông nhận xét: "Vân là một sinh viên nỗ lực từng ngày để vượt lên chính mình, chân thành và khiêm nhường".
“Lúc ấy, em quyết định phải điều chỉnh lại mọi thứ vì nhận ra đó không phải là cách giúp mình đi đường dài.
Bốn năm đại học, em thử qua nhiều công việc. Em thấy may mắn vì các công việc đã trải qua giúp em gặp được những người đem lại cho mình nhiều bài học” - Vân nói.
Vượt lên chính mình
Đạt danh hiệu thủ khoa, Vân cho hay có lẽ là do bản thân luôn biết điểm yếu của mình ở đâu.
“Trước đây, em là người vô cùng nhút nhát. Lần đầu cầm mic giới thiệu bản thân, tay chân em run lẩy bẩy, miệng thì ấp úng. Nhưng em nhận ra mình chẳng thể trốn tránh mãi trong vỏ ốc an toàn. Cách duy nhất để vượt qua khó khăn chính là đi xuyên qua nó, đập tan vỏ ốc để bước qua giới hạn của bản thân.
Em đã đối diện với nỗi sợ thuyết trình bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước khi thuyết trình, em chủ động tập nói rồi bấm thời gian, nói cho bạn thân nghe, thậm chí đứng trước gương luyện nói. Sau cùng, em đã có thể đối diện với việc thuyết trình với một tâm thế bình thản, tự nhiên”, Vân nói.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Viện đào tạo Báo chí & Truyền thông nhận xét: "Vân là một sinh viên nỗ lực từng ngày để vượt lên chính mình, chân thành và khiêm nhường".
Mỗi ngày cố gắng hơn một chút, tận dụng mọi lúc để học” là điều cô sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn luôn tâm niệm.
“Ngay cả trên mạng xã hội, nếu để ý mình cũng có thể học được nhiều điều. Em học ngành truyền thông nên cần nắm bắt xu hướng nhanh. Vì thế, em ấn nút theo dõi rất nhiều trang về tin tức. Có những ý tưởng hay em đã áp dụng được vào trong công việc và học tập”.
Trước khi đi làm, Vân luôn tự nhủ bản thân phải khiến đơn vị tuyển dụng nhìn vào CV của mình chứ không nhìn vào tuổi để đánh giá. Vì thế, nữ sinh luôn đọc trước các yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên, đặt mục tiêu phải trau dồi được tất cả những điều ấy trước khi ra trường.
Hiện tại, Vân là nhân viên truyền thông cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
“Ngay cả trên mạng xã hội, nếu để ý mình cũng có thể học được nhiều điều. Em học ngành truyền thông nên cần nắm bắt xu hướng nhanh. Vì thế, em ấn nút theo dõi rất nhiều trang về tin tức. Có những ý tưởng hay em đã áp dụng được vào trong công việc và học tập”.
Trước khi đi làm, Vân luôn tự nhủ bản thân phải khiến đơn vị tuyển dụng nhìn vào CV của mình chứ không nhìn vào tuổi để đánh giá. Vì thế, nữ sinh luôn đọc trước các yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên, đặt mục tiêu phải trau dồi được tất cả những điều ấy trước khi ra trường.
Hiện tại, Vân là nhân viên truyền thông cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Nữ thủ khoa ‘không chịu đứng yên’ của trường Mỏ
Nỗ lực giành học bổng với hi vọng trang trải học phí và đỡ gánh nặng cho mẹ, kết thúc 5 năm học tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Ánh được vinh danh thủ khoa toàn khóa với số điểm 3,72/4.
Vẫn chưa hết bất ngờ và mừng vui, chỉ vài ngày sau khi tốt nghiệp, Trịnh Ngọc Như Ánh (Phù Ninh, Phú Thọ) được thầy cô Trường ĐH Mỏ - Địa chất mời quay trở lại làm MC cho một bản tin tuyển sinh của khoa.

Như Ánh - Thủ khoa của Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Nỗ lực vượt qua “vỏ ốc vô hình”
Khác hẳn với hình ảnh của Như Ánh hiện tại, những năm tháng phổ thông, Ánh vốn là một cô bé nhút nhát, chưa từng nghĩ mình có thể đứng nói chuyện trước đám đông.
“Một biến cố xảy đến với gia đình khiến em không thể tập trung vào việc học và trở nên ít nói hơn. Chỉ đến những năm cấp 3, khi dần ý thức được việc phải cố gắng để mẹ không còn buồn lòng nữa, em mới bắt đầu nỗ lực với quyết tâm thi đại học”, Ánh kể lại.
Vốn học khối B, để tăng cơ hội đỗ, một tháng trước kỳ thi THPT Quốc gia, Ánh quyết định ôn thêm cả môn Lý để dự thi khối A.
“Đó là quãng thời gian không nghỉ và vất vả vô cùng. Em lao vào học, có những ngày đến 12 giờ đêm mới về đến nhà để ăn cơm. Một tháng trước khi thi vào đại học, ngày nào em cũng thức tới 2 giờ sáng, 5 giờ lại tiếp tục dậy để chuẩn bị bài vở”, Ánh nhớ lại.

Ánh vốn “nổi tiếng” với sự năng động trong các hoạt động Đoàn đội
Nữ sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân với ý nghĩ sẽ không phải lo toan về học phí, do đó cũng đỡ đần mẹ nhiều hơn.
Tuy nhiên, đạt số điểm 24, Ánh không thể trúng tuyển vào ngôi trường này. “Nếu là con trai, có lẽ em đã đỗ rồi. Em khóc rất nhiều khi nhận được kết quả ấy”.
Trượt nguyện vọng 1, Ánh nộp hồ sơ vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất - ngôi trường mà Ánh cũng đã tìm hiểu khá nhiều trước đó. Nữ sinh đặt mục tiêu đạt học bổng tất cả các kỳ học để trang trải học phí.
“Thay vì học thuộc giáo trình, em tự ghi âm lại bài giảng rồi lên thư viện ngồi nghe. Em nghe để hiểu nội dung chứ không phải học thuộc từng chữ, như thế đi thi mới có thể viết theo ý hiểu của mình”.
Trong khi nhiều bạn đỗ vào trường với số điểm cao hơn nhưng mang tâm lý “nghỉ xả hơi” ngay từ năm nhất thì Ánh lại cho rằng, đây chính là thời điểm “vàng” để kéo điểm cho toàn khóa học.
“Hai năm đầu tiên chủ yếu là những môn đại cương khá khó. Nếu không nỗ lực ngay từ những bước đầu, đến năm cuối sẽ không thể gỡ gạc lại điểm”.
Có chiến lược và mục tiêu cụ thể, kết thúc năm nhất, Ánh là một trong số ít sinh viên xuất sắc đạt trên 3,6/4 và giành học bổng Hiệp định 911 của chính phủ Việt Nam và Nga.
Mặc dù được hỗ trợ toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt trong thời gian học tại Nga, nhưng Ánh quyết định ở lại học tập trong nước vì “có rất nhiều người không đi du học và vẫn có thể thành công. Nếu có năng lực thực sự thì dù ở đâu, bản thân cũng có thể tỏa sáng”, nữ sinh trường Mỏ nói.
Nhiều thành tích xuất sắc
Bước vào trường, Ánh may mắn gặp được một người chị khóa trên đã liên tục động viên, giúp đỡ.
“Chị ấy nói với em rằng, nếu chỉ biết tới mỗi việc học, em cũng chỉ là một đứa mọt sách mà thôi. Nhưng nếu em tham gia các hoạt động, quãng thời gian sinh viên của em sẽ cực kỳ đáng nhớ và sẽ tạo nên một bước ngoặt lớn”.
Câu nói ấy đã khiến Ánh “vỡ” ra nhiều điều.
“Em được đi tiếp sức mùa thi và nhiều trải nghiệm khác rất vui vẻ. Quãng thời gian đó, em cảm tưởng như mình bước sang một trang mới nhẹ nhàng hơn rất nhiều”, Ánh nói.
Bản thân các thầy cô thời phổ thông khi gặp lại Ánh cũng thấy ngỡ ngàng trước sự thay đổi của học trò cũ.

Quãng thời gian đại học đã khiến Ánh thay đổi rất nhiều
Ở trường, Ánh chủ động đăng ký tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên. Nữ sinh đã lựa chọn đề tài “Sản xuất tấm gỗ ép công nghiệp bằng rơm rạ”. Nghiên cứu này giúp nhóm của Ánh đoạt được giải Nhì, đồng thời được một vài doanh nghiệp đặt vấn đề hợp tác sản xuất.
Đến cuối năm 2019, Ánh đoạt giải Nhà vô địch sinh thái trẻ khu vực ASEAN, trở thành đại diện Việt Nam duy nhất tại hạng mục trẻ tuổi.

Nữ thủ khoa xinh đẹp của trường ĐH Mỏ - Địa chất
Tiếp đó, Ánh đề xuất với TS Nguyễn Quốc Phi, Phó trưởng khoa Môi trường về mong muốn thực hiện đồ án với đề tài ISO - vốn chưa có sinh viên nào thực hiện.
Đây cũng là lĩnh vực nữ sinh mong muốn làm việc sau khi ra trường. Được thầy hướng dẫn kết nối với một công ty chuyên tư vấn về lĩnh vực ISO, Ánh tận dụng thời gian để nâng cao khả năng chuyên môn và làm đồ án. Với sự táo bạo trong lựa chọn đề tài và khả năng phản biện sắc sảo, Ánh đã giành 9,8/10 điểm.
Mong "bù đắp" cho mẹ
Sau 4 năm, Như Ánh cho rằng môi trường đại học đã cho mình rất nhiều thứ. “Ngày bảo vệ đồ án tốt nghiệp, mẹ xuất hiện và ngồi dưới lắng nghe em trình bày. Nhìn thấy mẹ, em đã bật khóc. Sau tất cả, cuối cùng mẹ đã có thể cảm thấy vui và hạnh phúc về em”.
“Em chưa từng nghĩ mình sẽ thành thủ khoa vì mục tiêu của em chỉ là giành học bổng để mẹ đỡ vất vả. Đến bây giờ, mong muốn của em cũng chỉ là bản thân sớm ổn định để bù đắp lại quãng thời gian vất vả mà mẹ đã trải qua”.

Trịnh Ngọc Như Ánh trong ngày nhận Bằng tốt nghiệp
Tốt nghiệp đại học, Ánh hi vọng sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực ISO.
“Dù còn chập chững nhưng em vẫn đang đi theo đúng đam mê của mình. Em nghĩ rằng, con đường nào rồi cũng có thể dẫn tới thành công nếu bản thân nỗ lực", nữ thủ khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất bày tỏ.
Thủ khoa biết 4 ngoại ngữ, đạt điểm tuyệt đối của ĐH Ngoại thương
Với điểm tổng kết 4.0/4.0, Nguyễn Thị Minh Hòa là tân thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương. Nữ thủ khoa có thể sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau và làm việc tại một tập đoàn đa quốc gia từ khi là SV năm thứ tư.
Chưa từng xuất hiện điểm B trong bảng điểm
Quê ở Hải Phòng, Hòa vốn là cựu học sinh chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Trần Phú.
Trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 29,5, trong đó có 3 điểm cộng nhờ vào thành tích đoạt giải Nhì cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia, Hòa cho biết “đó là niềm vui tột cùng”, bởi Ngoại thương không chỉ là giấc mơ của em mà còn là mơ ước của người chị gái hơn em 7 tuổi.

Nguyễn Thị Minh Hòa, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương
“Chị em từng thi trượt vào ngành Kinh tế đối ngoại – vốn là đam mê được chị ấp ủ trong suốt những năm cấp 3. Em từng nghe chị kể rất nhiều, cả về những câu lạc bộ hay sự năng động của sinh viên trong trường. Vì thế, em rất mong muốn được theo học ngôi trường này”.
Từng nhiều năm làm lớp trưởng và liên đội trưởng thời phổ thông, nhưng khi bước chân vào môi trường năng động như Ngoại thương, nữ sinh 18 tuổi vẫn cảm thấy bị “choáng ngợp”.
“Lên đại học, em cảm thấy ‘sốc’ vì có quá nhiều người năng động, giỏi giang, thậm chí startup ngay từ khi học đại học. Khi ấy, em thấy mình thật nhỏ bé”.
Dù chưa bao giờ từng nghĩ “mình phải trở thành người giỏi nhất”, nhưng nữ sinh luôn cảm thấy có phần áp lực. “Em nhận ra rằng, chỉ học giỏi thôi là chưa đủ”, Hòa nói.
Cũng từ ấy, nữ sinh bắt đầu vạch ra mục tiêu rõ ràng hơn. Hòa tham gia vào các hoạt động tập thể, kết bạn nhiều hơn với những người bạn trong và ngoài khoa. Cho rằng “không nhất thiết phải vùi đầu trong sách vở”, nhưng theo nữ sinh, bản thân cần phải biết tận dụng thời gian một cách hiệu quả và thông minh.
“Em không học ở nhà quá nhiều, nhưng thời gian trên lớp phải tập trung tuyệt đối. Em luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi. Trước mọi vấn đề, em luôn tự hỏi bản thân trước. Không thể giải quyết được, em lại đem đi hỏi bạn bè và thầy cô”.
Cũng nhờ việc luôn “đào xới” tận cùng vấn đề nên với những kiến thức trên lớp, Hòa nắm bắt rất nhanh và sâu. Hết năm nhất, với 100% các môn đạt điểm A, Hòa được bạn bè gọi bằng cái tên “Hòa 4.0”.

Những học kỳ tiếp theo, Hòa tiếp tục giành trọn vẹn mọi điểm A nhờ những chiến lược học tập bài bản.
“Em có một nhóm bạn thường xuyên chia sẻ tài liệu học tập cho nhau trước mỗi kỳ thi. Nếu chỉ tìm kiếm một mình, có lẽ em sẽ không tìm được nguồn tài liệu phong phú như thế”.
Bên cạnh đó, theo Hòa, khả năng thuyết trình và phản biện cũng là yếu tố giúp mình đạt được kết quả tốt.
Nỗ lực ngay từ “điểm chuyên cần”
Một “bí kíp” khác giúp Hòa đạt 4.0/4.0 ở tất cả các môn là nữ sinh luôn nỗ lực ngay từ 10% điểm chuyên cần.
“Nhiều người bạn em biết luôn có suy nghĩ rằng “Thôi để đến cuối kỳ rồi cố gắng một thể”. Nhưng thật ra, để đạt được điểm A, mình phải cố gắng từng chút, dù là 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ hay 60% điểm cuối kỳ đi chăng nữa”.
Vì thế, trong suốt 4 năm học, nữ sinh gần như không nghỉ bất kỳ buổi nào.

Hòa tham gia nhiều hoạt động từ thiện
Kết thúc năm 3, với kết quả học tập xuất sắc cùng nhiều thành tích ngoại khóa, Hòa đã giành học bổng AIMS dành cho sinh viên Đông Nam Á, trở thành 1 trong 4 sinh viên được đến Hàn Quốc học trao đổi trong 4 tháng.
Vẫn giữ thái độ chủ động và học tập có kế hoạch, Hòa đã đạt số điểm cao nhất trong toàn khóa học tại Hàn.

Đoạt giải Nhất bán kết cuộc thi "Tìm kiếm Tài năng trẻ Logistics"
Mặc dù quá trình học tập suôn sẻ và mọi thứ đều diễn ra như đúng mục tiêu, nhưng nữ sinh Ngoại thương vẫn không dám tin mình lại trở thành thủ khoa của trường.
“Thời gian đợi điểm khóa luận tốt nghiệp em rất run. Càng về cuối, em càng kỳ vọng nhiều hơn. May mắn, mọi thứ đã diễn ra như kỳ vọng”, nữ thủ khoa nói.
Biết 4 thứ tiếng, làm việc trong tập đoàn đa quốc gia
Hiện tại, Hòa đang làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực xuất nhập khẩu linh kiện điện tử. Hòa có được vị trí này ngay từ khi đang học năm thứ 4.
Biết công ty đang tìm kiếm nhân sự, nữ sinh đã chủ động tìm hiểu thông tin và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để ứng tuyển. Là ứng viên nhỏ tuổi nhất, Hòa phải cạnh tranh với nhiều “đối thủ nặng ký” khác qua các vòng thi.
“Có thể em không phải là người nhiều kinh nghiệm nhất, nhưng em luôn cố gắng thể hiện những kỹ năng của bản thân hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của công việc này.
Rất may, giám khảo đánh giá em có sự “trung thực và cầu tiến”. Đó có lẽ là yếu tố khiến nhà tuyển dụng chấp nhận một ứng viên khi chưa có bằng đại học như em”.
Nữ thủ khoa Ngoại thương có thể sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau là tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Anh.
Tháng 9 tới, Hòa sẽ nhận bằng tốt nghiệp. Nữ sinh dự định sẽ đi làm tích lũy kinh nghiệm trước khi đi du học. Quốc gia cô muốn tới là Bỉ và Hà Lan – nơi có ngành học Logistics rất phát triển.
Mỹ Anh tổng hợp (theo Vietnamnet)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận