Những phát minh độc đáo
Thứ tư, 17/06/2020

Một loại vải có thể “chiết xuất” lượng điện năng cực nhỏ từ chuyển động của người mặc, sau đó tạo ra những đợt xung điện đủ lớn để tiêu diệt gần như toàn bộ các loại vi khuẩn có hại bám trên quần áo, giúp bảo vệ sức khỏe của người sử dụng.
Công ty Nhật Bản tạo ra loại vải có thể "sốc điện" tiêu diện vi khuẩn
Một loại vải có thể “chiết xuất” lượng điện năng cực nhỏ từ chuyển động của người mặc, sau đó tạo ra những đợt xung điện đủ lớn để tiêu diệt gần như toàn bộ các loại vi khuẩn có hại bám trên quần áo, giúp bảo vệ sức khỏe của người sử dụng. Thoạt nghe, nhiều người có thể nghĩ rằng đây là một ý tưởng “điên rồ” và có phần viển vông. Tuy nhiên trên thực tế, nó chính là phát minh mới của của 2 công ty công nghệ có trụ sở tại Nhật Bản.
Cụ thể, loại vải đặc biệt này có tên gọi PIECLEX, là thành quả từ dự án hợp tác của công ty điện tử Murata Manufacturing và Teijin Frontier. Về cơ bản, nó có thể tạo ra năng lượng từ sự giãn nở và co lại của vật liệu, bao gồm cả khi người mặc di chuyển hoặc thực hiện những cử chỉ thông thường. Kèm với đó là tính ứng dụng cực cao, có thể được sử dụng làm đồ lót giúp ngăn mùi cơ thể, đổ bảo hộ kháng khuẩn hoặc dùng trong các thiết bị bảo vệ chuyên nghiệp.

Vải PIECLEX.
Lượng điện năng mà PIECLEX tạo ra nhỏ đến mức làn da của con người khó có thể cảm nhận được, nhưng lại đủ mạnh để ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus, cũng như ngăn ngừa sự sinh sôi và thậm chí tiêu diệt chúng.
“Mức điện năng này có hiệu quả đối với 99,9% vi khuẩn và virus mà chúng tôi đã thử nghiệm, giúp hạn chế triệt để sự tăng sinh hoặc làm bất hoạt chúng” đại diện hãng Murata cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AFP.
Nếu được đưa vào sử dụng đại trà ở quy mô thương mại, PIECLEX sẽ trở thành loại vật liệu đầy hứa hẹn đối với các sản phẩm như đồ thể thao, đồ vệ sinh bao gồm tã và mặt nạ, cũng như sử dụng trong các bộ lọc công nghiệp, dụng cụ bảo hộ lao động. Hiện loại vải này vẫn chưa thể chứng minh có thể ngăn ngừa virus Corona hay không, tuy nhiên tiềm năng ứng dụng của nó trong lĩnh vực y tế vẫn là rất lớn.
Tái tạo màn hình led hữu cơ từ tóc người
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT) đã tìm thấy một nguồn rác hữu cơ có ích, đó là tóc người, có thể được sử dụng để tạo ra màn hình Oled (led hữu cơ).

Thiết bị đèn led hữu cơ này được tạo ra bằng tóc người. (Ảnh: Đại học Công nghệ Queensland).
Trên thế giới, phần lớn tóc người khi được cắt ra đều nằm ở bãi rác. Vì vậy, các nhà nghiên cứu của QUT đã quyết định thu gom vật liệu phế thải này từ một thợ cắt tóc địa phương và kết hợp nó vào các thiết bị điện tử.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advanced, cho thấy tóc là một nguồn carbon và nitơ tốt, rất hữu ích để tạo ra các hạt phát sáng. Tóc được xử lý và sau đó được đốt cháy ở 240°C, để tạo ra một vật liệu có carbon và nitơ trong đó. Sau đó, nhóm nghiên cứu biến vật liệu này thành các ống nano carbon có kích thước dưới 10 nanomet.
Các nanodot sau đó được phân tán thông qua một chất trùng hợp để chúng kết tụ lại với nhau tạo thành cái mà nhóm nghiên cứu gọi là “quần đảo nano”. Đó là những vật liệu được sử dụng làm lớp hoạt động trong thiết bị led hữu cơ.

Nhà nghiên cứu Prashant Sonar với thiết bị Oled. (Ảnh: Đại học Công nghệ Queensland).
Khi một điện áp nhỏ truyền qua, các nanodot này phát sáng màu xanh. Nó không đặc biệt sáng, nhóm nghiên cứu cho biết, nhưng nó vẫn hữu ích cho màn hình quy mô nhỏ, như các thiết bị đeo được.
Tiến sĩ Prashant Sonar, tác giả của nghiên cứu cho biết, các thiết bị phát sáng hữu cơ có thể được sử dụng cho một số ứng dụng trong nhà như bao bì thông minh. Chúng cũng có thể được sử dụng khi cần một nguồn sáng nhỏ để phát tín hiệu hoặc trong các dải phân cách thông minh. Và chúng còn có thể được sử dụng trong các thiết bị y tế vì không độc hại.
Nhóm nghiên cứu nói rằng, trong tương lai, lông động vật từ các tiệm chăm sóc thú cưng hoặc len cừu có thể được sử dụng trong các thiết bị tương tự.

Thiết bị đèn led hữu cơ này được tạo ra bằng tóc người. (Ảnh: Đại học Công nghệ Queensland).
Trên thế giới, phần lớn tóc người khi được cắt ra đều nằm ở bãi rác. Vì vậy, các nhà nghiên cứu của QUT đã quyết định thu gom vật liệu phế thải này từ một thợ cắt tóc địa phương và kết hợp nó vào các thiết bị điện tử.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advanced, cho thấy tóc là một nguồn carbon và nitơ tốt, rất hữu ích để tạo ra các hạt phát sáng. Tóc được xử lý và sau đó được đốt cháy ở 240°C, để tạo ra một vật liệu có carbon và nitơ trong đó. Sau đó, nhóm nghiên cứu biến vật liệu này thành các ống nano carbon có kích thước dưới 10 nanomet.
Các nanodot sau đó được phân tán thông qua một chất trùng hợp để chúng kết tụ lại với nhau tạo thành cái mà nhóm nghiên cứu gọi là “quần đảo nano”. Đó là những vật liệu được sử dụng làm lớp hoạt động trong thiết bị led hữu cơ.

Nhà nghiên cứu Prashant Sonar với thiết bị Oled. (Ảnh: Đại học Công nghệ Queensland).
Khi một điện áp nhỏ truyền qua, các nanodot này phát sáng màu xanh. Nó không đặc biệt sáng, nhóm nghiên cứu cho biết, nhưng nó vẫn hữu ích cho màn hình quy mô nhỏ, như các thiết bị đeo được.
Tiến sĩ Prashant Sonar, tác giả của nghiên cứu cho biết, các thiết bị phát sáng hữu cơ có thể được sử dụng cho một số ứng dụng trong nhà như bao bì thông minh. Chúng cũng có thể được sử dụng khi cần một nguồn sáng nhỏ để phát tín hiệu hoặc trong các dải phân cách thông minh. Và chúng còn có thể được sử dụng trong các thiết bị y tế vì không độc hại.
Nhóm nghiên cứu nói rằng, trong tương lai, lông động vật từ các tiệm chăm sóc thú cưng hoặc len cừu có thể được sử dụng trong các thiết bị tương tự.
Trần Mai (Theo nhandan, QTM)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận