Những sai lầm cần tránh khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thứ ba, 08/01/2019

Tủ lạnh là thiết bị rất cần thiết và quen thuộc với mỗi gia đình, giúp lưu trữ, bảo quản và đảm bảo giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng cũng như chất lượng của các loại thực phẩm.
Tủ lạnh là thiết bị rất cần thiết và quen thuộc với mỗi gia đình, giúp lưu trữ, bảo quản và đảm bảo giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng cũng như chất lượng của các loại thực phẩm. Để làm được điều này, đòi hỏi người sử dụng cần phải hiểu đúng về cách bảo quản và lưu trữ chúng. Nhưng do trong quá trình sử dụng, không ít người vì chưa hiểu đầy đủ cách lựa chọn, lưu trữ, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, điều này không chỉ làm thực phẩm hỏng, thậm chí có thể còn gây hại cho sức khỏe. Những khuyễn cáo và hướng dẫn của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm được những hiểu biết cần thiết để lựa chọn, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh theo cách đúng nhất, khoa học nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Với quan niệm tủ lạnh có thể bảo quản tốt mọi loại thực phẩm mà nhiều người thường phó mặc và không chú tâm đến việc sắp xếp, bảo quản thức ăn một cách khoa học. Thực tế, tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể diệt khuẩn. Rất nhiều loại vi khuẩn từ thức ăn này có thể xâm nhập vào nhiều loại thức ăn khác trong tủ lạnh và “sống lại” nếu bạn đem ra môi trường bình thường.
Để thực phẩm đã rã đông vào ngăn đá, trữ đông thực phẩm quá lâu, không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đá,... là những sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh mà xưa nay nhiều người vẫn tin là đúng. Những sai lầm này sẽ làm thực phẩm mất đi chất dinh dưỡng, nhanh hỏng, thậm chí là nhiễm khuẩn, gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Theo một nghiên cứu của Đài truyền hình MBN Hàn Quốc, một miếng thịt bò sau khi được rã đông bằng cách ngâm nước có thể chứa từ 1.500- 2.200 con vi khuẩn. Nếu bạn sử dụng tủ lạnh không đúng cách, lượng vi khuẩn trong các loại thực phẩm có thể là con số cao hơn gấp nhiều lần.
Nội dung dưới đây sẽ chỉ ra 10 thói quen sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, và những hướng dẫn về cách sắp xếp, bảo quản thức ăn trong tủ lạnh một cách khoa học.
Với quan niệm tủ lạnh có thể bảo quản tốt mọi loại thực phẩm mà nhiều người thường phó mặc và không chú tâm đến việc sắp xếp, bảo quản thức ăn một cách khoa học. Thực tế, tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể diệt khuẩn. Rất nhiều loại vi khuẩn từ thức ăn này có thể xâm nhập vào nhiều loại thức ăn khác trong tủ lạnh và “sống lại” nếu bạn đem ra môi trường bình thường.
Để thực phẩm đã rã đông vào ngăn đá, trữ đông thực phẩm quá lâu, không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đá,... là những sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh mà xưa nay nhiều người vẫn tin là đúng. Những sai lầm này sẽ làm thực phẩm mất đi chất dinh dưỡng, nhanh hỏng, thậm chí là nhiễm khuẩn, gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Theo một nghiên cứu của Đài truyền hình MBN Hàn Quốc, một miếng thịt bò sau khi được rã đông bằng cách ngâm nước có thể chứa từ 1.500- 2.200 con vi khuẩn. Nếu bạn sử dụng tủ lạnh không đúng cách, lượng vi khuẩn trong các loại thực phẩm có thể là con số cao hơn gấp nhiều lần.
Nội dung dưới đây sẽ chỉ ra 10 thói quen sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, và những hướng dẫn về cách sắp xếp, bảo quản thức ăn trong tủ lạnh một cách khoa học.
1. Sắp xếp thức ăn không đúng vị trí
Mỗi vị trí trong tủ lạnh có một nhiệt độ khác nhau và phù hợp với mỗi loại thực phẩm riêng. Nếu sắp xếp các lọai thực phẩm không đúng vị trí và đủ độ lạnh cần thiết, các loại thực phẩm này sẽ bị hỏng và ảnh hưởng đến nhiều loại thực phẩm khác.
Theo thứ tự, ngăn đông thường dùng để trữ các loại cá thịt để lâu ngày và trữ đá, ngăn mát dùng để trữ thức ăn thừa, đồ uống, thực phẩm ăn liền, rau quả và thực phẩm sống. Những kệ dưới của ngăn mát bạn có thể đặt trứng, sữa, các loại thịt và hải sản muốn dùng nhanh hoặc các thực phẩm đang cần rã đông. Đối với cánh cửa tủ, cũng là nơi ít được làm lạnh nhất, bạn nên để những thực phẩm khô như các loại hạt, bơ... và các loại gia vị, sốt vì những loại thực phẩm này có thời gian bảo quản rất lâu.

Mỗi ngăn tủ lạnh có một chức năng bảo quản thực phẩm riêng
2. Không chỉnh nhiệt độ tủ lạnh
Chúng ta thường có quan niệm nhiệt độ trong tủ lạnh đã được mặc định bởi nhà sản xuất tủ lạnh nên ít người có thói quen điều chỉnh nhiệt độ này.
Thực ra mỗi ngăn của tủ lạnh cần có một nhiệt độ riêng, nếu bạn cứ để nhiệt độ chung cho các ngăn thì các loại thực phẩm sẽ không được làm lạnh một cách tốt nhất. Nếu nhiệt độ quá cao thì thực phẩm sẽ nhanh bị hỏng, nhiệt độ quá thấp thì không tốt cho các loại thực phẩm lại vừa gây tốn điện.
Theo đó, nhiệt độ thích hợp cho từng ngăn tủ lạnh là 1,7 - 5 độ C cho ngăn lạnh, -18 đến 0 độ C cho ngăn đá, 0 - 4 độ C cho ngăn thực phẩm tươi và khoảng 0 độ C. Cho ngăn làm mát.
Thực ra mỗi ngăn của tủ lạnh cần có một nhiệt độ riêng, nếu bạn cứ để nhiệt độ chung cho các ngăn thì các loại thực phẩm sẽ không được làm lạnh một cách tốt nhất. Nếu nhiệt độ quá cao thì thực phẩm sẽ nhanh bị hỏng, nhiệt độ quá thấp thì không tốt cho các loại thực phẩm lại vừa gây tốn điện.
Theo đó, nhiệt độ thích hợp cho từng ngăn tủ lạnh là 1,7 - 5 độ C cho ngăn lạnh, -18 đến 0 độ C cho ngăn đá, 0 - 4 độ C cho ngăn thực phẩm tươi và khoảng 0 độ C. Cho ngăn làm mát.
3. Không bao bọc kỹ thịt trước khi cho vào tủ lạnh
Khi đặt thịt sống vào tủ lạnh mà không bao bọc kỹ, nước thịt rất dễ rỉ qua các khe hở và chảy ra ngoài, thấm vào các loại thực phẩm khác.
Các loại thịt sống, đặc biệt là thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter, một loại vi khuẩn nguy hiểm dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm... Vì vậy, bạn hãy bọc thịt thật kĩ rồi bỏ vào hộp đóng kín để tránh trường hợp vi khuẩn trong thịt xâm nhập sang những loại thực phẩm khác.

Nên bao bọc thịt thật kỹ trước khi cho vào tủ lạnh
4. Trữ đông thịt cá tươi ở ngăn lạnh quá lâu
Trữ đông thịt cá tươi ở ngăn lạnh quá lâu là một trong những sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bởi với thời gian bảo quản quá lâu, thịt cá dễ bị sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, ăn mòn hết hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị của thịt cá.
Tuy thịt cá có thể được trữ đông lên đến nhiều tháng trời nhưng thời gian tốt nhất để bạn bảo quản chúng vẫn không nên quá một tuần. Đối với thịt cá đã chế biến thì có thể dự trữ từ 3-5 ngày.
5. Không đậy nắp đồ ăn thừa khi cho vào tủ lạnh
Nhiều người thường chủ quan cho đồ ăn thừa vào trong tủ lạnh mà không đậy lại, đây là một thói quen vô cùng tai hại dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa.
Các loại thức ăn thừa này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến các loại thức ăn khác và chính chúng cũng sẽ hấp thụ vi khuẩn từ các thực phẩm xung quanh và đi vào cơ thể bạn.
Vì thế, dù bảo quản có lâu hay không, khi cho thức ăn vào tủ lạnh bạn hãy luôn cho vào hộp đậy kín, vừa đảm bảo sạch sẽ an toàn, vừa khiến tủ lạnh không bị ám mùi.
6. Để thực phẩm đã rã đông vào ngăn đá
Vì một số lí do mà nhiều người thường đem thực phẩm đã rã đông trở lại vào ngăn đông để bảo quản tiếp, đây là một cách làm hết sức phản khoa học.
Sau khi rã đông, các tế bào của thực phẩm đã bị phá vỡ đi ít nhiều, nếu bạn tiếp tục cho vào ngăn đông thì các tế bào còn lại tiếp tục bị phá vỡ, điều này vô tình làm vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.
Vì vậy, bạn hãy rã đông thực phẩm khi chắc chắn có thể chế biến nó ngay, và để thực phẩm thành từng túi nhỏ để phù hợp với khẩu phần từng bữa ăn. Nếu thực phẩm rã đông bị thừa, hãy bỏ đi vì chúng thực sự không tốt cho bạn.
7. Không rửa thịt khi cho vào ngăn đá
Nhiều người vì có ít thời gian mà thường bỏ thịt vào ngăn đông đá ngay khi mua, sau đó mỗi lần chế biến thì rửa lại.
Dù có thể tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng cách này lại dễ gây tích tụ vi khuẩn vì thịt sau khi mua ở chợ về rất bẩn và qua tay nhiều người, nếu không rửa sạch thì sẽ làm vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể sống được ở nhiệt độ lạnh mà mắt thường không thể thấy được.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên rửa thịt thật sạch, để ráo và bọc kĩ rồi mới cho vào tủ lạnh.
8. Đặt thịt sống cùng với các thực phẩm khác
Nhiều người sau khi rã đông thịt thường đặt thịt cùng với nhiều thực phẩm khác trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.
Theo nghiên cứu, trong thịt gà sống, có thể chứa vi khuẩn Campylobacter, tác nhân gây ra các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Nếu bạn để chung thịt sống cùng nhiều loại thực phẩm khác thì có thể làm vi khuẩn lây lan và gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Đối với các loại thịt, bạn nên bọc lại cẩn thận rồi đặt riêng biệt trong ngăn đông để hạn chế sự hình thành của vi khuẩn có hại.
9. Không rửa rau trước khi cho vào tủ lạnh
Trong một số loại rau, đặc biệt là rau sống có thể chứa vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
10. Rau củ quả để gần nhau
Trái cây, rau củ quả mỗi loại đều có khí gas khác nhau nên nếu để gần có thể làm chúng nhanh phân hủy. Bạn nên lựa chọn vị trí để đặt các loại củ quả tách nhau ra và nên để ráo củ quả trước khi cho vào tủ lạnh để chúng lâu hỏng hơn.

Cần để ráo rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh
Những sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh được đề cập ở trên đã giúp bạn có một quan niệm khác hơn về việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Hãy dành thời gian để sắp xếp và lau chùi tủ lạnh mỗi tuần một lần, đó cũng là cách tốt nhất để đảm bảo việc về sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
13 thực phẩm không nên để trong tủ lạnh để tránh bị nhiễm bệnh
Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể giữ được độ tươi ngon, an toàn khi được bảo quản trong tủ lạnh, bởi khi để chúng trong tủ lạnh, những loại thực phẩm này sẽ bị mất đi dinh dưỡng, biến đổi tính chất, tạo thành phần độc tố,…gây hại cho sức khỏe. Phân biệt được những loại thực phẩm nào không nên để trong tủ lạnh là rất cần thiết để bạn giữ được chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau đây là 13 thực phẩm tránh để trong tủ lạnh mà bạn cần biết.
1. Bánh mì
Nhiều người thường cho bánh mì vào tủ lạnh khi dùng không hết, sau đó mỗi lần ăn thì đem nướng giòn lại, điều này thực sự là một thói quen sai lầm. Lý do là vì bánh mì thường hút hết không khí lạnh trong tủ, trong đó có cả những ẩm mốc nếu tủ lạnh không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này làm cho bánh mì bị khô, cứng, thay đổi mùi vị và có thể mang nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, bạn không nên bảo quản bánh mì trong tủ lạnh.

Không nên để bánh mì trữ trong tủ lạnh
Loại bánh mì duy nhất bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh là bánh mì sandwich nhưng nhớ phải bọc thật kỹ trước khi cho vào tủ lạnh.
2. Cơm
Không ít người thường đặt cơm thừa trong tủ lạnh rồi hâm nóng lại khi cần ăn, tuy nhiên, cơm nguội có thể là tác nhân gây ra nhiều bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón... cho bạn.
Nguyên nhân là trong những loại thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị có chứa một loại vi khuẩn tên Bacillus cereus, loại vi khuẩn này không hoạt động trong quá trình nấu cơm, nhưng khi để cơm nguội qua 24 giờ, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
Tốt nhất bạn nên nấu cơm vừa đủ và sử dụng trong ngày, không nên bảo quản trong tủ lạnh hay hâm đi hâm lại nhiều lần để hạn chế nguy cơ gây bệnh.

3. Cà phê
2. Cơm
Không ít người thường đặt cơm thừa trong tủ lạnh rồi hâm nóng lại khi cần ăn, tuy nhiên, cơm nguội có thể là tác nhân gây ra nhiều bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón... cho bạn.
Nguyên nhân là trong những loại thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị có chứa một loại vi khuẩn tên Bacillus cereus, loại vi khuẩn này không hoạt động trong quá trình nấu cơm, nhưng khi để cơm nguội qua 24 giờ, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
Tốt nhất bạn nên nấu cơm vừa đủ và sử dụng trong ngày, không nên bảo quản trong tủ lạnh hay hâm đi hâm lại nhiều lần để hạn chế nguy cơ gây bệnh.

3. Cà phê
Cà phê hoàn toàn không cần phải bảo quản trong tủ lạnh bởi nó có thể tồn tại rất tốt trong môi trường bình thường. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, cà phê sẽ hấp thụ tất cả những mùi xung quanh, làm mất đi mùi vị vốn có của nó và ám mùi cho những loại thực phẩm khác.
Cũng vì đặc tính hút mùi này mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng cà phê cho một mục đích khác là khử mùi cho tủ lạnh, tủ kệ hoặc xe ô tô.
4. Cà chua
Một loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh mà ít người biết nữa là quả cà chua. Nhiều người sợ cà chua mau bị hỏng mà bỏ trong tủ lạnh, nhưng không biết rằng nhiệt độ lạnh sẽ phá hủy kết cấu của cà chua khiến cho nó bị bở, mất đi 65% khả năng sản sinh ra các hợp chất có lợi và ngăn cản cà chua được chín tự nhiên.
Cà chua là loại quả chuộng ấm, nên tốt nhất bạn chỉ cần mua cà chua vừa chín tới và sử dụng trong 2-3 ngày. Đây là cách bạn giữ trọn hương vị và dưỡng chất của loại quả này.
5. Khoai tây
Khoai tây để trong tủ lạnh lâu sẽ bị nhũn và héo đi, không còn giữ được độ tươi ngon nữa. Nguyên nhân là khi nhiệt độ ở dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ, chuyển thành đường, đồng thời không còn giữ được trọn vẹn dưỡng chất như trước.
6. Bơ chưa chín
Nếu muốn bơ chín nhanh để sử dụng thì bạn hoàn toàn không nên để nó trong tủ lạnh, bởi nhiệt độ lạnh sẽ làm ngăn cản quá trình chín tự nhiên của nó. Bên cạnh đó, bơ cũng không giữ được trọn vẹn độ bùi, xốp như khi bảo quản ở nhiệt độ bình thường.
7. Dưa hấu
Dưa hấu khi bảo quản lạnh sẽ tăng được độ thơm ngon nhưng làm mất đi chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene, đây là những dưỡng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Tốt nhất bạn nên cắt dưa hấu thành miếng to và bao bọc cẩn thận để hạn chế tình trạng này.
8. Mật ong
Mật ong hoàn toàn có thể tồn tại ở môi trường tự nhiên một thời gian rất lâu bởi bản thân nó đã là một chất bảo quản tự nhiên. Nếu để trong tủ lạnh, mật ong sẽ bị tăng tốc độ kết tinh của đường, khiến nó đóng một lớp đường bên dưới đáy.
Cách tốt nhất để bảo quản mật ong là bạn chỉ cần bỏ mật ong trong một lọ thủy tinh và đậy kín, thực phẩm này có thời hạn sử dụng rất nhiều năm.
9. Tỏi
Môi trường ẩm ướt trong tủ lạnh có thể khiến tỏi mọc mầm, thậm chí là phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh còn khiến tỏi bị mềm đi và biến dạng, giảm chất lượng đáng kể.
10. Tương ớt
Các loại nước sốt như tương ớt không cần phải bảo quản lạnh bởi bản thân chúng đã được lên men và là một chất bảo quản tự nhiên. Một chai nước sốt ớt thông thường có “tuổi thọ” lên đến 3 năm.
11. Hành tây
Hành tây có mùi rất hăng đặc trưng nên chúng có thể làm ám mùi những loại thực phẩm khác khi để trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp cũng khiến hành tây bị khô đi và không giữ được mùi vị ban đầu của nó.
Để bảo quản hành tây, bạn chỉ cần để chúng ở nơi thoáng mát và hạn chế lột vỏ nếu chưa sử dụng.
12. Các loại rau thơm
Các loại rau thơm như húng quế, tía tô, húng lũi cũng là loại thực phẩm tránh để trong tủ lạnh, bởi vì chúng bị héo rất nhanh ở nhiệt độ lạnh và có thể hấp thụ mùi của nhiều loại thực phẩm khác.
13. Các loại bầu, bí
Các loại bí, đặc biệt là những loại có vỏ dày, có thể để ở môi trường bên ngoài tới 1-2 tháng. Các loại dưa vàng, dưa hấu chưa cắt nên để ở khu vực khô ráo.

Song song đó, bạn nên vệ sinh tủ lạnh cho sạch sẽ như: rã đông ngăn đá để lau chùi, dọn dẹp thức ăn lưu giữ ở ngăn mát, khử mùi tủ lạnh… thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Cũng vì đặc tính hút mùi này mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng cà phê cho một mục đích khác là khử mùi cho tủ lạnh, tủ kệ hoặc xe ô tô.
4. Cà chua
Một loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh mà ít người biết nữa là quả cà chua. Nhiều người sợ cà chua mau bị hỏng mà bỏ trong tủ lạnh, nhưng không biết rằng nhiệt độ lạnh sẽ phá hủy kết cấu của cà chua khiến cho nó bị bở, mất đi 65% khả năng sản sinh ra các hợp chất có lợi và ngăn cản cà chua được chín tự nhiên.
Cà chua là loại quả chuộng ấm, nên tốt nhất bạn chỉ cần mua cà chua vừa chín tới và sử dụng trong 2-3 ngày. Đây là cách bạn giữ trọn hương vị và dưỡng chất của loại quả này.
5. Khoai tây
Khoai tây để trong tủ lạnh lâu sẽ bị nhũn và héo đi, không còn giữ được độ tươi ngon nữa. Nguyên nhân là khi nhiệt độ ở dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ, chuyển thành đường, đồng thời không còn giữ được trọn vẹn dưỡng chất như trước.
6. Bơ chưa chín
Nếu muốn bơ chín nhanh để sử dụng thì bạn hoàn toàn không nên để nó trong tủ lạnh, bởi nhiệt độ lạnh sẽ làm ngăn cản quá trình chín tự nhiên của nó. Bên cạnh đó, bơ cũng không giữ được trọn vẹn độ bùi, xốp như khi bảo quản ở nhiệt độ bình thường.
7. Dưa hấu
Dưa hấu khi bảo quản lạnh sẽ tăng được độ thơm ngon nhưng làm mất đi chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene, đây là những dưỡng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Tốt nhất bạn nên cắt dưa hấu thành miếng to và bao bọc cẩn thận để hạn chế tình trạng này.
8. Mật ong
Mật ong hoàn toàn có thể tồn tại ở môi trường tự nhiên một thời gian rất lâu bởi bản thân nó đã là một chất bảo quản tự nhiên. Nếu để trong tủ lạnh, mật ong sẽ bị tăng tốc độ kết tinh của đường, khiến nó đóng một lớp đường bên dưới đáy.
Cách tốt nhất để bảo quản mật ong là bạn chỉ cần bỏ mật ong trong một lọ thủy tinh và đậy kín, thực phẩm này có thời hạn sử dụng rất nhiều năm.
9. Tỏi
Môi trường ẩm ướt trong tủ lạnh có thể khiến tỏi mọc mầm, thậm chí là phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh còn khiến tỏi bị mềm đi và biến dạng, giảm chất lượng đáng kể.
10. Tương ớt
Các loại nước sốt như tương ớt không cần phải bảo quản lạnh bởi bản thân chúng đã được lên men và là một chất bảo quản tự nhiên. Một chai nước sốt ớt thông thường có “tuổi thọ” lên đến 3 năm.
11. Hành tây
Hành tây có mùi rất hăng đặc trưng nên chúng có thể làm ám mùi những loại thực phẩm khác khi để trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp cũng khiến hành tây bị khô đi và không giữ được mùi vị ban đầu của nó.
Để bảo quản hành tây, bạn chỉ cần để chúng ở nơi thoáng mát và hạn chế lột vỏ nếu chưa sử dụng.
12. Các loại rau thơm
Các loại rau thơm như húng quế, tía tô, húng lũi cũng là loại thực phẩm tránh để trong tủ lạnh, bởi vì chúng bị héo rất nhanh ở nhiệt độ lạnh và có thể hấp thụ mùi của nhiều loại thực phẩm khác.
13. Các loại bầu, bí
Các loại bí, đặc biệt là những loại có vỏ dày, có thể để ở môi trường bên ngoài tới 1-2 tháng. Các loại dưa vàng, dưa hấu chưa cắt nên để ở khu vực khô ráo.

Song song đó, bạn nên vệ sinh tủ lạnh cho sạch sẽ như: rã đông ngăn đá để lau chùi, dọn dẹp thức ăn lưu giữ ở ngăn mát, khử mùi tủ lạnh… thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Đông Trần tổng hợp (nguồn: Khoahoc&Doisong, giadinhsmec.com)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sài Gòn có 1 ngôi trường cổ hơn 100 năm tuổi
- Vì sao nên ăn khoai lang?
- 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 tại Việt Nam
- Cô giáo vùng cao yêu nghề, mến trẻ
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
- Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc
- Cách bố trí ăn uống trong dịch corona
- Cách chống nồm và phơi quần áo nhanh khô
- 6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa
- Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận