Những sản phẩm sáng tạo của học sinh

Thứ tư, 27/03/2019

Bằng những kiến thức, kỹ năng đã học được, cộng thêm lòng đam mê tìm tòi, sáng tạo và nghị lực vượt khó mà nhiều em học sinh đã cùng nhau sáng chế các sản phẩm rất hữu ích, thiết thực với cuộc sống.
Bằng những kiến thức, kỹ năng đã học được, cộng thêm lòng đam mê tìm tòi, sáng tạo và nghị lực vượt khó mà nhiều em học sinh đã cùng nhau sáng chế các sản phẩm rất hữu ích, thiết thực với cuộc sống.
 

1. Hành trình sáng tạo “không cô đơn” của Hải “hạt tiêu”


Một học sinh khuyết tật đã “chinh phục” người bạn của mình bằng chính nghị lực và đam mê nghiên cứu khoa học. Để rồi cả hai cùng nhau tạo ra hàng loạt sản phẩm robot ữu ích.

Đó là đôi bạn Trần Phan Thanh Hải và Lữ Thế Vỹ, cùng là học sinh lớp 12, trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM.


Trần Phan Thanh Hải ngồi trên xe lăn và Lữ Thế Vỹ, nhận giải Ba cuộc thi khoa học kỹ thuật Quốc gia Khu vực phía Nam năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ảnh: Hà Thế An.

Cậu học trò thân hình bé nhỏ nhưng khát vọng lớn lao

Trần Phan Thanh Hải, cậu học sinh “hạt tiêu” nhưng cực kỳ hiếu học và có “máu” sáng chế có lẽ không còn xa lạ với nhiều học sinh đam mê khoa học tại TP.HCM. Hải bị liệt đôi chân. Em chỉ cao chưa đến 1 mét và nặng chỉ vỏn vẹn 30kg, nhưng ý chí và ý tưởng về những sản phẩm sáng tạo có lẽ là không có giới hạn với cậu học trò này.

Cách đây 4 năm, chúng tôi gặp và từng viết bài về Hải với sản phẩm cửa tự động. Lúc đó Hải là học sinh lớp 9, trường THCS Kiến Thiết, Q.3. Cũng với sản phẩm này, Hải đã đạt giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2015.

Bốn năm sau, chúng tôi tình cờ gặp lại Hải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học tổ chức tại ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM. Gian hàng nhỏ bé của Hải nhận được sự quan tâm của nhiều bạn học sinh cùng dự thi. Hải demo (chạy thử) sản phẩm robot hỗ trợ người khuyết tật do mình sáng chế cho các bạn cùng xem.

Thật đặc biệt, ít ai nghĩ rằng một học sinh khuyết tật như Hải có thể tạo ra con robot có khả năng tự di chuyển tránh vật cản, nhận diện khuôn mặt, đo độ dốc,…Robot này, Hải cho biết là có thể hỗ trợ người khuyết tật, người bị bệnh ở một chỗ học tập và sinh hoạt cộng đồng, giúp họ bước qua mặc cảm và có thể sống tốt hơn.

“Robot này có thể thay người khuyết tật tham gia các lớp học. Khi đó, robot có thể ở trong lớp, chiếu hình ảnh buổi học. Trong khi đó, người khuyết tật vẫn ở nhà và mở vở sách ra học. Giáo viên cũng có thể giao tiếp và sửa bài với người học từ xa thông qua các chương trình hỗ trợ của robot. Tóm lại robot của em như một công cụ hỗ trợ để em có thể tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt từ xa”- Hải mô tả về sản phẩm của mình.

Nhiều bạn học sinh khi xem demo và nghe Hải giới thiệu tỏ ra rất tâm đắc và lấy số điện thoại để trao đổi, hỗ trợ cùng nhau phát triển sản phẩm.


Lữ Thế Vỹ đẩy xe lăn giúp Hải lên nhận giải tại cuộc thi khoa học kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học. Ảnh: Hà Thế An.

Ngồi bên cạnh con, bà Phan Thị Huỳnh Mai, mẹ Hải tỏ ra phấn khởi, nhưng vẫn lộ rõ những vẻ suy tư. Sản phẩm này, Hải muốn làm để dành tặng cho cộng đồng nhưng cũng để làm cho chính mình.

Bà Mai nói sức khỏe của Hải có dấu hiệu đi xuống, và em đã có những sự chuẩn bị nhất định dành cho bản thân. Một ngày nào đó, Hải không đủ sức khỏe để đến trường em có thể học ở nhà.

Sự ham học hỏi của Hải không chỉ là những tờ giấy khen với danh hiệu học sinh giỏi mà chính là những bộ sưu tập sản phẩm tự động hóa với hơn 10 sản phẩm công nghệ. Trên con đường sáng chế những sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho những người cùng hoàn cảnh như mình, Hải không hề đi một mình.

“Em học hỏi từ Hải rất nhiều”

Những năm học tại mái trường THPT Marie Curie chính là thời gian “cao điểm” cho những sản phẩm công nghệ của Hải. Đó là cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật, phần mềm hỗ trợ khám bệnh cho bệnh nhân tại các bệnh viện, và mới đây nhất chính là sản phẩm robot hỗ trợ người khuyết tật.

Lữ Thế Vỹ chính là người bạn đồng hành cùng Hải trong thời gian học tại trường Marie Curie.

Vỹ kể, ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Hải là sự thân thiện, dễ mến. Hải học rất giỏi, có được lượng kiến thức về kỹ thuật công nghệ khá rộng. Hải thường xuyên chỉ Vỹ những đầu sách hay về lĩnh vực này để bạn có thêm kiến thức.


Hải và Vỹ thường xuyên trao đổi với nhau. Ảnh: Hà Thế An.

Rồi hai người cùng bắt tay thực hiện các dự án làm robot. “Ý tưởng các sản phẩm thường xuất phát từ Hải, em chỉ là người cùng thực hiện và giúp bạn mua các linh kiện. Điều em ấn tượng nhất trong cách làm việc của Hải đó chính là bạn ấy luôn có một nguồn năng lượng và khát vọng lớn. Có những hôm em và Hải cùng làm tới 2h sáng nhưng Hải chưa có dấu hiệu mệt mỏi, trong khi em là một người khỏe mạnh đã thấy buồn ngủ rồi”- Vỹ chia sẻ.

Hải thức nhiều, làm nhiều sản phẩm để phục vụ cho ước mơ lớn lao sau này. Đó là Hải sẽ thành lập một doanh nghiệp xã hội, đưa những sản phẩm này tiếp tục cải tiến và thương mại hóa thành những sản phẩm phục vụ cộng đồng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh như mình.

“Hải sẽ không “cô đơn” trên hành trình đó”. Đó là lời khẳng định của Lư Thế Vỹ – bạn Hải. Vỹ nói rằng, sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành các sản phẩm công nghệ để có thể đồng hành cùng Hải trong các dự án tiếp theo.

“Ở Hải có một ý chí và khả năng làm việc tuyệt vời. Ở bên cạnh bạn ấy em thấy mình học được nhiều điều mới mẻ cả trong cuộc sống và công việc. Em sẽ cùng đồng hành với Hải để giúp bạn đạt được ước mơ có được một doanh nghiệp xã hội, giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn khác”- Vỹ tâm sự.


Vỹ và Hải với sản phẩm robot hỗ trợ người khuyết tật và bệnh nhân ở một chỗ tại hội thi khoa học kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2019. Ảnh: Hà Thế An.
​​​​​​
Còn Hải cho biết, năm 2019 sẽ dự thi vào ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, còn Vỹ cũng sẽ dự thi vào một trường ĐH kỹ thuật tại TP.HCM để cùng Hải hoàn thiện các sản phẩm công nghệ mới.
 

2. Bị chó cắn, nam sinh chế tạo thiết bị đuổi chó cực kỳ hiệu quả


Sau khi nghiên cứu, Minh đã khảo sát tình hình thực tiễn và có kết quả đáng mừng: “Em đã tiến khảo sát và tiến hành thử nghiệm 3 lần trên đàn chó tại nhà bác Lê Văn Long (Bắc Ninh) cho kết quả tốt. Ở ngưỡng âm thanh 40 kHz (120 dB), đàn chó phản ứng, lùi lại dần, 9 con bỏ chạy...".

Từ trải nghiệm bản thân bị chó cắn, Nguyễn Tấn Minh – Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã nghiên cứu chế tạo "thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó - D.S Dog Security". Ý tưởng của em thuyết phục được Hội đồng nhà trường chọn tham gia "Học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia".


Nguyễn Tấn Minh – Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học QGHN.

Ý tưởng từ những lần bị chó cắn

Nguyễn Tấn Minh đã từng 2 lần bị chó đuổi lúc lên 4 tuổi và một lần bị chó cắn lúc 9 tuổi. Khi đó, gia đình em và cả gia đình có chó rất lo lắng phải theo dõi con chó có mắc bệnh dại hay không. Từ đó, em cũng rất sợ mỗi khi đến gần chó.

Nhưng, đó cũng chính là động lực để Minh nảy sinh ý tưởng phải nghiên cứu được thiết bị phòng chống chó tấn công hoặc xua đuổi chó.

Vóc dáng nhỏ nhắn, khá nhanh nhạy trong giao tiếp nhưng khi biết mục đích của chúng tôi là viết bài về công trình nghiên cứu khoa học của em lên báo để nhân rộng mô hình cho các bạn trẻ học tập, Minh khiêm tốn cho rằng: "Em có làm được gì đâu, chỉ mong những bài học của chúng em được vận dụng vào thực tiễn giúp đỡ mọi người thôi".

Năn nỉ mãi, cậu mới chịu "tiết lộ" quá trình bắt tay vào thực hiện đề tài của mình.

Minh cho biết: "Hiện nay có 2 thiết bị dùng sóng siêu âm trên thị trường nhưng có nhược điểm là gắn cố định một chỗ, kích thước khá to và sử dụng bấm nút dạng cơ. Vì vậy mục tiêu của em là xây dựng thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó, thiết bị tiện lợi trong sử dụng, hình dạng thân thiện với trẻ em.

Thiết bị này tiện lợi cho người sử dụng ở mọi nơi. Đồng thời, thiết bị có thể tích hợp thêm các tích năng khác như định vị người dùng trong việc tìm trẻ em bị lạc, phát tín hiệu SOS để hỗ trợ giúp người dùng thiết bị".
Những con chó lùi lại dần và bỏ chạy

Ở Việt Nam, pháp luật có quy định việc quản lý vật nuôi, theo đó, người nuôi chó phải có trách nhiệm thường xuyên xích chó, không được thả rông, để chó cắn người.

Tuy nhiên, việc chấp hành những quy định trên ở người dân còn rất hạn chế. Tại các vùng nông thôn, người dân có xu hướng thả chó tự do. Ngay cả tại các thành phố lớn, khi dắt chó đi dạo tại các công viên hay đến các nơi đông người, người nuôi chó thường chưa quan tâm khi để ý đến việc phải đeo rọ mõm, hay xích chó cẩn thận.


Thiết bị của Minh sau khi nghiên cứu.

Cũng chính vì lý do đó mà hàng năm có rất nhiều vụ chó cắn thương tâm đã xảy ra ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý của nạn nhân.

Sau khi nghiên cứu, Minh đã khảo sát tình hình thực tiễn và có kết quả đáng mừng: "Em đã tiến khảo sát khả năng phát âm thanh trên nhiều tần số của thiết bị ở phòng thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm 3 lần trên đàn chó tại nhà bác Lê Văn Long (Bắc Ninh) cho kết quả tốt. Ở ngưỡng âm thanh 40 kHz (120 dB), đàn chó phản ứng, lùi lại dần, 9 con bỏ chạy...".

"Hãy tưởng tượng đột nhiên có một chú chó lạ chạy tới phía bạn, sủa inh ỏi và muốn cắn bạn, vậy bạn nên làm gì lúc đó? Có rất nhiều cách để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, tuy nhiên cũng có một vài cách sẽ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Chó có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của bạn, do vậy việc bạn trở nên kích động dẫn tới hành động chạy hay la hét có thể làm cho chúng cảm thấy tự tin hơn trong việc tấn công bạn.

Tồi tệ hơn là việc bạn thể hiện rằng bạn muốn tấn công chúng sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó trong tình huống bị chó tấn công, thiết bị thông minh D.S Dog Security sẽ giúp bạn phòng vệ có hiệu quả" – Minh chia sẻ.

Điểm mới của thiết bị, ngoài việc được kích hoạt chế độ bảo vệ con người một cách thủ công, thiết bị cũng có thể hoạt động một cách tự động thông qua việc sử dụng một micro gắn trên thiết bị để phát hiện tiếng chó.

Sau khi xây dựng, thiết bị được đưa ra kiểm tra để khảo sát, đánh giá khả năng phát ra sóng âm thanh theo tần số mong muốn. Để dễ dàng hơn cho việc khảo sát ở nhiều tần số khác nhau, Minh xây dựng một phần mềm trên máy tính giúp điều khiển tần số mà thiết bị phát ra trực tiếp trên máy tính.

Sau khi nghiên cứu, Minh đã khảo sát tình hình thực tiễn và có kết quả đáng mừng: "Em đã tiến khảo sát khả năng phát âm thanh trên nhiều tần số của thiết bị ở phòng thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm 3 lần trên đàn chó tại nhà bác Lê Văn Long (Bắc Ninh) cho kết quả tốt. Ở ngưỡng âm thanh 40 kHz (120 dB), đàn chó phản ứng, lùi lại dần, 9 con bỏ chạy...".

Minh cho biết thêm: "Trong tương lai, thiết bị này sẽ phát triển thêm các tính năng khác như tích hợp có nhiều tần số sóng siêu âm…, như gọi SOS khẩn cấp khi có tín hiệu, lắp định vị GPS để kiểm soát vị trí người dùng và các mẫu mã sẽ đa dạng hơn".
 

3. Xà bông từ đậu đỏ, nha đam




Xà bông xanh được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như đậu đỏ, nha đam, dầu dừa và không chứa hạt vi nhựa cũng như không dùng chai nhựa đóng gói.
 
Xà bông xanh được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như đậu đỏ, nha đam, dầu dừa và không chứa hạt vi nhựa cũng như không dùng chai nhựa đóng gói. Khi rửa da tay sẽ mềm, mịn, không bị khô. Xà bông dạng bánh của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Quốc học Huế được làm từ nguyên liệu thiên nhiên là nha đam, đậu đỏ, thêm dầu dừa, một chút tinh dầu tạo mùi và không cần dùng đến các chai nhựa. Từ khi có ý tưởng, các bạn học sinh dành gần 2 tháng để nghiên cứu thành phần, tỉ lệ cũng như kiểm tra các chỉ số để hoàn thiện được một bánh xà bông hoàn chỉnh với các tiêu chí cơ bản: tạo hình, đủ độ đông, tạo bọt, có tính sát khuẩn làm sạch. Đầu tiên, các bạn trộn hỗn hợp phôi và hương liệu (nha đam hoặc đậu đỏ) theo tỉ lệ, sau đó, nấu trong 30 - 40 phút. Trong quá trình nấu, cho thêm vài giọt dầu dừa và tinh dầu mùi bạc hà. Tiếp đó, đổ khuôn để tủ đông 2 ngày rồi để ngoài điều kiện không khí bình thường 2 tuần thì sử dụng được. Trong quá trình làm, nhóm đã kiểm tra tỉ lệ và đo chỉ số dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của thầy hướng dẫn. Sau khi cho ra thành phẩm, sản phẩm của các bạn học sinh này đã được nhiều người ủng hộ. Chỉ trong 3 ngày đầu mở bán, các bạn bán được 124 bánh xà bông.
 

4. Gel trị bỏng từ nha đam và nghệ


 

Củ nghệ chiết xuất lấy tinh nghệ, lá nha đam tươi chiết xuất gel nha đam và tinh dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa.

Với mong muốn bào chế các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít tác dụng phụ và giá cả hợp lý, Thái Hương Nhi, học sinh lớp 9/6 trường THCS Phú Bài, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu và bào chế thành công gel điều trị bỏng từ nghệ và nha đam.

Sản phẩm có được bào chế từ ba nguyên liệu chính: tinh nghệ được chiết xuất từ củ nghệ, gel lá nha đam và tinh dầu dừa có sẵn tại địa phương, có thể bảo vệ và làm nhanh lành vết thương bỏng độ 3 (bỏng nặng). Nhi cho biết, các bước bào chế gel nghệ nha đam khá đơn giản. Củ nghệ chiết xuất lấy tinh nghệ, lá nha đam tươi chiết xuất gel nha đam và tinh dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa. Theo tính toán của Nhi, tỷ lệ tinh nghệ 30%, gel nha đam 10%, tinh dầu dừa 7%, PE9010 (chất bảo quản thiên nhiên) 1%, nước cất 50% và carbomer 940 (chất tạo gel) 2% là hiệu quả nhất. Hòa tan tinh nghệ trong tinh dầu dừa, sau đó hòa tan hỗn hợp này vào nước cất và lần lượt cho Carbomer 940 vào dung dịch trên và dùng đũa thủy tinh khuấy đều, để khoảng 30 phút cho trương nở hoàn toàn. Cuối cùng, trộn đều gel nha đam với PE 9010, sau đó cho vào hỗn hợp trên trộn đều cho đồng nhất và đóng gói các mẫu gel nghệ nha đam trong chai nhựa dạng xịt dung tích 30ml đậy kín, dán nhãn, bảo quản.
 
Đông Trần tổng hợp (Khoahoc.tv/Khampha.vn/khoahocdoisong.vn)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×