Phòng trừ sâu bệnh cho cam sành
Thứ ba, 30/01/2018

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam
Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam. Để có trái cam ngon, ngọt chúng ta cần làm tốt việc phòng trừ sâu bệnh cho cây.
.jpg)
1. Sâu vẽ bùa
- Sâu vẽ bùa gây hại trên các lá non, nặng nhất là các đợt lộc. Sâu non đục lớp dưới biểu bì thành những đường ngoằn nghèo làm cho lá bị biến dạng.
- Biện pháp phòng trừ:
Bón phân trước khi ra lộc 15 - 20 ngày và tưới nước đủ tạo điều kiện cho lộc xuân và lộc thu ra tập trung, tỉa cành tạo cho vườn có độ thông thoáng.
Dùng một trong các loại thuốc có tác dụng nội hấp, thấm sâu như Catex 1.8 EC 3.6 EC, Vibamec 1.8 EC, Confidor 100 SL, Emaben 0.2 EC, Dầu khoáng DC – Tronplus để phun khi chồi mới nhú 1-2cm.
2. Rệp sáp, rệp muội
Rệp muội, rệp sáp có đặc điểm chung là rệp non và rệp trưởng thành chích hút dịch trên các chồi, lá non, nụ hoa, quả non, làm cho các lộc non bị thui chột, lá non không phát triển được, lá nhỏ, cứng có màu trắng vàng. Chất bài tiết của rệp là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển, ngoài ra rệp muội còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây cam.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Phát quang các cây trồng, cây dại trong và xung quanh vườn cây cam vào các tháng 11-12 làm mất nơi cư trú qua đông của rệp;
+ Tỉa cành, tạo tán thông thoáng;
+ Nếu tỷ lệ hại thấp ngắt các lộc bị hại nặng; khi phát hiện >10% số lộc có rệp, sử dụng một trong các loại thuốc hoá học như: Confido 100SL; Actara 25WG; Bassa 50EC; Admire 050 EC; Karate 2,5EC; Suphathion 40EC; Supracide 40EC... phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
3. Sâu đục thân, đục cành
- Sâu đục cành: Là sâu non của loài xén tóc xanh thẫm có ánh bạc, sâu non nở nằm ở vỏ cành gặm phần nhu mô vỏ để sống, lớn lên sâu đục vào cành từ nhỏ đến lớn;
- Sâu đục thân: Là sâu non của loài xén tóc nâu, sâu non nở ra gặm vỏ cây để sống và tạo thành một khoanh rãnh, quanh thân, sâu non nằm sâu bên trong thân, phân đùn ra như mùn cưa, khi sâu tuổi lớn đục vào phần gỗ thành đường hầm ngoằn nghèo ngược lên phần ngọn. Sau một thời gian sâu đục ra một phần vỏ mở một lỗ để thải phân và tiếp tục đục vào lõi gỗ để sống.
- Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: Tháng 4 hàng năm theo dõi thời gian xuất hiện và đẻ trứng của trưởng thành; dùng vợt thu bắt để diệt trưởng thành. Khi phát hiện thấy sâu hại, cắt bỏ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng dây thép, dây phanh xe đạp luồn vào vết đục chọc chết sâu non ở thân cành hay gốc cây.
Biện pháp hóa học: Khi sâu non đã đục vào sâu trong thân dùng một trong các loại thuốc trừ sâu: Gà nòi 95 SP, Ofatox 400 EC, Regent 800WG... pha thuốc với nồng độ cao 5-10 % cho vào bơm tiêm, bơm trực tiếp vào lỗ sâu đục, sau đó lấy đất sét bịt miệng lỗ đục.
4. Ruồi hại hoa
Ruồi đẻ trứng vào các khe hở của nụ hoa, giòi tập trung sống và gây hại cho nụ hoa và hoa làm cho hoa bị dị hình (hoa tròn to, cánh hoa dày, mầu xanh nhạt) hoa thường bị thối mầu thâm đen; ruồi thường gây hại các đợt hoa ra sau; giòi đẫy sức bật ra khỏi hoa rơi xuống đất hóa nhộng;
Biện pháp hóa học: sử dụng các thuốc nội hấp mạnh như Confidor 100SL; Admire 050EC, Actara 25 WG, Regent 800WG,...
5. Ruồi vàng hại quả
- Ruồi vàng đẻ trứng vào phần tiếp giáp vỏ và thịt quả, giòi non nở và gây hại phần tép quả làm cho thối nhũn gây rụng quả, ruồi thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nơi trú ẩn của ruồi; Thu dọn tiêu hủy quả rụng để hạn chế sự lây lan phá hoại.
+ Dùng bẫy bả FLYKIL 95EC; VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi. Đặt bả vào tháng 6 đến tháng 12 hàng năm. Phun phòng trừ trước khi thu hoạch 1 tháng bằng hỗn hợp 5% bả Protein + 1% Pyrinex 20EC; sử dụng thuốc Basudin 10 H, Vibam 5 GR; Diazol 10GR, Vibasu 5GR, 10GR; Diazan 10 GR phun xung quanh gốc để diệt nhộng.
6. Nhện đỏ, nhện rám vàng
Có một số loài nhện gây hại trên cây cam tuy nhiên nhện đỏ và nhện giám vàng là nhóm gây hai chủ yếu.
- Nhện đỏ
Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện vào thời điểm cây xuất hiện các đợt lộc, lá và đậu quả. Gây hại nặng ở các tháng tháng 4-5 và tháng 8-10 là các thời kỳ chuyển mùa từ xuân sang hè và từ hè sang thu.
Triệu chứng: Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt trên của lá, chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Bị hại nặng cả lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng,giảm khả năng quang hợp của lá, cây còi cọc. Nhiệt độ thích hợp cho nhện gây hại là 25 0C.
- Nhện rám vàng
Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện cùng thời điểm với nhện đỏ, khi cây xuất hiện các đợt lộc, lá và đậu quả (khoảng tháng 4, 6, 8).
Triệu chứng: Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung chích hút dịch trên vỏ quả, làm cho vỏ quả biến màu từ màu xanh sang màu xỉn, màu xi măng, quả bị dị dạng, khô; nếu bị gây hại nặng quả non sẽ bị rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ cho nhóm nhện:
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho vườn cây và nên tưới theo dạng phun mưa trên toàn bộ bề mặt tán cây, quả sẽ có tác dụng rửa trôi nhện và hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng.
Cắt tỉa tạo tán cây thoáng, chăm sóc cây chu đáo nhất là bón phân cân đối để kích thích cây sinh trưởng tăng tính chống chịu sự gây hại của nhện.
Khi xác định nhện xuất hiện trên lá, quả với mật độ 5 con/lá, quả thì sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học có phổ tác động hẹp, đặc trị đối với nhện để phun trừ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Binh-58 40 EC; Abatimex 3.6 EC; Catex 3.6 EC; Comite 73 EC; Dandy 15 EC; Conmite 0,2 %, Sokopi 0,36 AS; Dầu khoáng DC TronPlus 0,2%, SK99 0,1%, ...để phun theo liều lượng và nồng độ hướng dẫn trên bao bì (sử dụng luân phiên thuốc BVTV để tránh hiện tượng nhện kháng thuốc).
7. Bệnh sẹo do nấm
- Bệnh hại lộc, lá non, hoa quả non. Trên lá lúc đầu là những chấm nhỏ lồi lên có màu hồng nâu, mặt đối diện của lá bị lõm xuống, lá cong queo. Quả bị bệnh sớm bị rụng hoặc không phát triển, vỏ quả như bị ghẻ;
- Biện pháp phòng trừ: Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa, vệ sinh vườn cây để giảm nguồn bệnh; sử dụng thuốc trừ nấm có chứa gốc đồng để phòng trừ: Daconil 75WP, COC 85WP; Kocide 53.8DF; Champion 77 WP; Zinep Bun 80WP; Bayfidan 250 EC.
Chú ý: Nên phun sớm khi mầm lộc có độ dài bằng hạt gạo và phun tiếp lần 2 vào lúc 2/3 số hoa rụng cánh.
8. Bệnh loét do vi khuẩn
- Bệnh gây hại trên lá, cành non và quả; Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh đậm (xanh tối), sau đó chuyển thành màu nâu nhạt có cuồng vàng, nhô trên mặt lá, vỏ quả. Bệnh loét làm cho lá, quả bị rụng; cành bị khô, cây còi cọc chóng tàn.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ cành vượt, cành lá, quả bị nhiễm bệnh mang ra ngoài khu vực vườn để tiêu huỷ;
+ Chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối, đúng lúc để kích thích cây sinh trưởng phát triển khỏe, ra chồi lộc tập trung.
+ Biện pháp hóa học sử dụng một trong các loại thuốc sau: Kocide 53.8 DF, Zinep Bun 80 WP, Champion 77 WP, Kasuran 47 WP, Boocđô 1%... phun khi lộc xuân hình thành được khoảng 10-15 ngày, khi tắt hoa và khi quả non.
9. Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn
Cây bị bệnh làm cho phần thịt lá vàng lốm đốm, gân lá vẫn xanh, cây ra hoa trái vụ, tâm quả bị vẹo, hạt đen lép, khi chín màu vàng xuất hiện trước từ phần cuống quả, quả có vị chua đắng. Rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn cây giống sạch bệnh; sử dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cây khỏe, bón phân cân đối sẽ giúp cây kháng bệnh tốt hơn; chặt bỏ các cành có triệu chứng mang bệnh, cây bị bệnh nặng thì chặt bỏ và tiêu hủy, xử lý đất, chuyển luân canh các cây trồng khác;
+ Khi xuất hiện rầy chổng cánh (là môi giới lây truyền bệnh) phun bằng các loại thuốc sau: Confido 100SL; Actara 25WG; Bassa 50EC; Admire 050 EC; Karate 2,5EC; Suphathion 40EC; Supracide 40EC... phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
10. Bệnh xì mủ chảy gôm do nấm
Bệnh phát sinh ở phần thân gần gốc cây, rễ to sát gốc, lúc đầu vỏ cây có mầu thâm đen, trên vỏ cây có các vết nứt ướt, kèm hiện tượng nhựa vàng chảy ra, vết bệnh có thể lan vòng quanh thân và rễ cái; gỗ bên trong bị thối nâu; bệnh nặng làm cho cành hoặc cả cây chết khô.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng các giống có khả năng chống chịu bệnh.
- Chọn đất trồng cao, thông thoáng, thoát nước tốt. Khi trồng, chăm sóc tránh làm tổn thương rễ đặc biệt là vùng gần gốc.
- Dùng Boocdo 1 % quét 2 lần/năm vào thân, cành cấp 1 hoặc sử dụng các loại thuốc Ridomil 68 WP, Aliette 80 WP phun lên tán hoặc tưới vào đất.
Ngoài ra cần chú ý một số dịch hại khác sau: Sâu nhớt, nhện trắng, bệnh phấn trắng, bệnh đốm dầu...
.jpg)
1. Sâu vẽ bùa
- Sâu vẽ bùa gây hại trên các lá non, nặng nhất là các đợt lộc. Sâu non đục lớp dưới biểu bì thành những đường ngoằn nghèo làm cho lá bị biến dạng.
- Biện pháp phòng trừ:
Bón phân trước khi ra lộc 15 - 20 ngày và tưới nước đủ tạo điều kiện cho lộc xuân và lộc thu ra tập trung, tỉa cành tạo cho vườn có độ thông thoáng.
Dùng một trong các loại thuốc có tác dụng nội hấp, thấm sâu như Catex 1.8 EC 3.6 EC, Vibamec 1.8 EC, Confidor 100 SL, Emaben 0.2 EC, Dầu khoáng DC – Tronplus để phun khi chồi mới nhú 1-2cm.
2. Rệp sáp, rệp muội
Rệp muội, rệp sáp có đặc điểm chung là rệp non và rệp trưởng thành chích hút dịch trên các chồi, lá non, nụ hoa, quả non, làm cho các lộc non bị thui chột, lá non không phát triển được, lá nhỏ, cứng có màu trắng vàng. Chất bài tiết của rệp là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển, ngoài ra rệp muội còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây cam.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Phát quang các cây trồng, cây dại trong và xung quanh vườn cây cam vào các tháng 11-12 làm mất nơi cư trú qua đông của rệp;
+ Tỉa cành, tạo tán thông thoáng;
+ Nếu tỷ lệ hại thấp ngắt các lộc bị hại nặng; khi phát hiện >10% số lộc có rệp, sử dụng một trong các loại thuốc hoá học như: Confido 100SL; Actara 25WG; Bassa 50EC; Admire 050 EC; Karate 2,5EC; Suphathion 40EC; Supracide 40EC... phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
3. Sâu đục thân, đục cành
- Sâu đục cành: Là sâu non của loài xén tóc xanh thẫm có ánh bạc, sâu non nở nằm ở vỏ cành gặm phần nhu mô vỏ để sống, lớn lên sâu đục vào cành từ nhỏ đến lớn;
- Sâu đục thân: Là sâu non của loài xén tóc nâu, sâu non nở ra gặm vỏ cây để sống và tạo thành một khoanh rãnh, quanh thân, sâu non nằm sâu bên trong thân, phân đùn ra như mùn cưa, khi sâu tuổi lớn đục vào phần gỗ thành đường hầm ngoằn nghèo ngược lên phần ngọn. Sau một thời gian sâu đục ra một phần vỏ mở một lỗ để thải phân và tiếp tục đục vào lõi gỗ để sống.
- Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: Tháng 4 hàng năm theo dõi thời gian xuất hiện và đẻ trứng của trưởng thành; dùng vợt thu bắt để diệt trưởng thành. Khi phát hiện thấy sâu hại, cắt bỏ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng dây thép, dây phanh xe đạp luồn vào vết đục chọc chết sâu non ở thân cành hay gốc cây.
Biện pháp hóa học: Khi sâu non đã đục vào sâu trong thân dùng một trong các loại thuốc trừ sâu: Gà nòi 95 SP, Ofatox 400 EC, Regent 800WG... pha thuốc với nồng độ cao 5-10 % cho vào bơm tiêm, bơm trực tiếp vào lỗ sâu đục, sau đó lấy đất sét bịt miệng lỗ đục.
4. Ruồi hại hoa
Ruồi đẻ trứng vào các khe hở của nụ hoa, giòi tập trung sống và gây hại cho nụ hoa và hoa làm cho hoa bị dị hình (hoa tròn to, cánh hoa dày, mầu xanh nhạt) hoa thường bị thối mầu thâm đen; ruồi thường gây hại các đợt hoa ra sau; giòi đẫy sức bật ra khỏi hoa rơi xuống đất hóa nhộng;
Biện pháp hóa học: sử dụng các thuốc nội hấp mạnh như Confidor 100SL; Admire 050EC, Actara 25 WG, Regent 800WG,...
5. Ruồi vàng hại quả
- Ruồi vàng đẻ trứng vào phần tiếp giáp vỏ và thịt quả, giòi non nở và gây hại phần tép quả làm cho thối nhũn gây rụng quả, ruồi thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nơi trú ẩn của ruồi; Thu dọn tiêu hủy quả rụng để hạn chế sự lây lan phá hoại.
+ Dùng bẫy bả FLYKIL 95EC; VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi. Đặt bả vào tháng 6 đến tháng 12 hàng năm. Phun phòng trừ trước khi thu hoạch 1 tháng bằng hỗn hợp 5% bả Protein + 1% Pyrinex 20EC; sử dụng thuốc Basudin 10 H, Vibam 5 GR; Diazol 10GR, Vibasu 5GR, 10GR; Diazan 10 GR phun xung quanh gốc để diệt nhộng.
6. Nhện đỏ, nhện rám vàng
Có một số loài nhện gây hại trên cây cam tuy nhiên nhện đỏ và nhện giám vàng là nhóm gây hai chủ yếu.
- Nhện đỏ
Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện vào thời điểm cây xuất hiện các đợt lộc, lá và đậu quả. Gây hại nặng ở các tháng tháng 4-5 và tháng 8-10 là các thời kỳ chuyển mùa từ xuân sang hè và từ hè sang thu.
Triệu chứng: Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt trên của lá, chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Bị hại nặng cả lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng,giảm khả năng quang hợp của lá, cây còi cọc. Nhiệt độ thích hợp cho nhện gây hại là 25 0C.
- Nhện rám vàng
Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện cùng thời điểm với nhện đỏ, khi cây xuất hiện các đợt lộc, lá và đậu quả (khoảng tháng 4, 6, 8).
Triệu chứng: Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung chích hút dịch trên vỏ quả, làm cho vỏ quả biến màu từ màu xanh sang màu xỉn, màu xi măng, quả bị dị dạng, khô; nếu bị gây hại nặng quả non sẽ bị rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ cho nhóm nhện:
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho vườn cây và nên tưới theo dạng phun mưa trên toàn bộ bề mặt tán cây, quả sẽ có tác dụng rửa trôi nhện và hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng.
Cắt tỉa tạo tán cây thoáng, chăm sóc cây chu đáo nhất là bón phân cân đối để kích thích cây sinh trưởng tăng tính chống chịu sự gây hại của nhện.
Khi xác định nhện xuất hiện trên lá, quả với mật độ 5 con/lá, quả thì sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học có phổ tác động hẹp, đặc trị đối với nhện để phun trừ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Binh-58 40 EC; Abatimex 3.6 EC; Catex 3.6 EC; Comite 73 EC; Dandy 15 EC; Conmite 0,2 %, Sokopi 0,36 AS; Dầu khoáng DC TronPlus 0,2%, SK99 0,1%, ...để phun theo liều lượng và nồng độ hướng dẫn trên bao bì (sử dụng luân phiên thuốc BVTV để tránh hiện tượng nhện kháng thuốc).
7. Bệnh sẹo do nấm
- Bệnh hại lộc, lá non, hoa quả non. Trên lá lúc đầu là những chấm nhỏ lồi lên có màu hồng nâu, mặt đối diện của lá bị lõm xuống, lá cong queo. Quả bị bệnh sớm bị rụng hoặc không phát triển, vỏ quả như bị ghẻ;
- Biện pháp phòng trừ: Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa, vệ sinh vườn cây để giảm nguồn bệnh; sử dụng thuốc trừ nấm có chứa gốc đồng để phòng trừ: Daconil 75WP, COC 85WP; Kocide 53.8DF; Champion 77 WP; Zinep Bun 80WP; Bayfidan 250 EC.
Chú ý: Nên phun sớm khi mầm lộc có độ dài bằng hạt gạo và phun tiếp lần 2 vào lúc 2/3 số hoa rụng cánh.
8. Bệnh loét do vi khuẩn
- Bệnh gây hại trên lá, cành non và quả; Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh đậm (xanh tối), sau đó chuyển thành màu nâu nhạt có cuồng vàng, nhô trên mặt lá, vỏ quả. Bệnh loét làm cho lá, quả bị rụng; cành bị khô, cây còi cọc chóng tàn.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ cành vượt, cành lá, quả bị nhiễm bệnh mang ra ngoài khu vực vườn để tiêu huỷ;
+ Chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối, đúng lúc để kích thích cây sinh trưởng phát triển khỏe, ra chồi lộc tập trung.
+ Biện pháp hóa học sử dụng một trong các loại thuốc sau: Kocide 53.8 DF, Zinep Bun 80 WP, Champion 77 WP, Kasuran 47 WP, Boocđô 1%... phun khi lộc xuân hình thành được khoảng 10-15 ngày, khi tắt hoa và khi quả non.
9. Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn
Cây bị bệnh làm cho phần thịt lá vàng lốm đốm, gân lá vẫn xanh, cây ra hoa trái vụ, tâm quả bị vẹo, hạt đen lép, khi chín màu vàng xuất hiện trước từ phần cuống quả, quả có vị chua đắng. Rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn cây giống sạch bệnh; sử dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cây khỏe, bón phân cân đối sẽ giúp cây kháng bệnh tốt hơn; chặt bỏ các cành có triệu chứng mang bệnh, cây bị bệnh nặng thì chặt bỏ và tiêu hủy, xử lý đất, chuyển luân canh các cây trồng khác;
+ Khi xuất hiện rầy chổng cánh (là môi giới lây truyền bệnh) phun bằng các loại thuốc sau: Confido 100SL; Actara 25WG; Bassa 50EC; Admire 050 EC; Karate 2,5EC; Suphathion 40EC; Supracide 40EC... phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
10. Bệnh xì mủ chảy gôm do nấm
Bệnh phát sinh ở phần thân gần gốc cây, rễ to sát gốc, lúc đầu vỏ cây có mầu thâm đen, trên vỏ cây có các vết nứt ướt, kèm hiện tượng nhựa vàng chảy ra, vết bệnh có thể lan vòng quanh thân và rễ cái; gỗ bên trong bị thối nâu; bệnh nặng làm cho cành hoặc cả cây chết khô.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng các giống có khả năng chống chịu bệnh.
- Chọn đất trồng cao, thông thoáng, thoát nước tốt. Khi trồng, chăm sóc tránh làm tổn thương rễ đặc biệt là vùng gần gốc.
- Dùng Boocdo 1 % quét 2 lần/năm vào thân, cành cấp 1 hoặc sử dụng các loại thuốc Ridomil 68 WP, Aliette 80 WP phun lên tán hoặc tưới vào đất.
Ngoài ra cần chú ý một số dịch hại khác sau: Sâu nhớt, nhện trắng, bệnh phấn trắng, bệnh đốm dầu...
Hoài Nam ( Nguồn: Trung tâm khuyến nông Tuyên Quang)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận