Phương thức nuôi vịt thịt

Thứ năm, 05/05/2016

Nên chọn những giống vịt Tàu, vịt cỏ, vịt Bắc Kinh, Hòa Lan và con lai của chúng có đặc tính chung là dễ nuôi, chịu khó kiếm mồi, tính hợp bầy cao...
1. Nuôi vịt thịt chạy đồng truyền thống cải tiến
  • Chọn vịt con
Nên chọn những giống vịt Tàu, vịt cỏ, vịt Bắc Kinh, Hòa Lan và con lai của chúng có đặc tính chung là dễ nuôi, chịu khó kiếm mồi, tính hợp bầy cao. Năng suất thấp, thường nuôi 2,5 đến 3 tháng với trọng lượng xuất chuồng 1,5 - 1,8 kg. Những loại vịt này cũng có thị trường tiêu thụ lớn vì thị hiếu của người tiêu dùng thích ân thịt thơm ngon, ít mỡ đặc biệt như vịt cỏ Vân Đình, vịt Tàu Ô Môn.
Chỉ mua vịt con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông khô xốp và óng ánh. Màng chân sáng bóng, không hở rốn, không có dị tật ở mỏ và chân. Vịt con lông khô, xơ xác, chân, màng chân và mỏ khô, nhãn là vịt bị mất nước sẽ còi cọc, chậm lớn.
Phải nắm được nguồn gốc của con giống và những thông tin về năng suất của giông vịt được chọn, uy tín của cơ sở giống.

  • Chuồng úm vịt con
Chuồng úm vịt con có thể chọn khu vực thuận lợi như nguồn nhiệt sưỏi ấm vịt con, an toàn cho vịt con về sinh học cũng như thú và tác nhân hại vịt. Vịt con thường được úm trong 2 tuần đầu, thường úm ồ gần nhà hoặc trong trang trại, trên khu vực gần nguồn nước có bờ thoai thoải cho vịt con dễ dàng lên xuống. Chuồng úm vịt con có nền khô ráo, thoát nước tốt, tránh gió lùa, nền chuồng thường trải rơm rạ khô, cỏ khô hoặc trấu khô giữ ấm chần vịt. Tránh bùn lầy, nước đọng trong chuồng úm vì bùn sẽ gây bết lông, vịt bị lạnh sức kháng bệnh sẽ giảm, thậm chí vịt chết do giảm thân nhiệt.
Trưóc khi bắt vịt con về chuồng phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo sạch sẽ, ấm. Đã để trống chuồng sau khi sát trùng kỹ ít nhất 2 tuần. Vịt được sưởi ấm trong 3 ngày đầu với nhiệt độ dưới đèn khoảng 33 — 35°c, sau đó giảm dần nhiệt độ. Ban đêm khi nhiệt độ quá lạnh, vịt nằm túm tụm dưới đèn nên sưởi ấm cho đến khi vịt được 3 tuần tuổi lông phủ đã thay thế gần hết lông tơ thì không cần sưởi ấm. Tránh để vịt con bị lạnh, ướt lông, tránh gió lùa, mưa tạt hay nền chuồng đọng nước.
  • Thức ăn cho vịt trong thời gian úm
Phương thức cổ truyền, ngày đầu chỉ cho uống nước sạch, có thể cho uống nước lá hành hay nước tỏi (theo kinh nghiệm giã nát 100 g hành lá pha trong 2 lít nước hoặc 2 - 3 củ tỏi giã nát ngâm trong 2 lít nưổc). Từ ngày thứ 2 trở đi cho ăn tấm nấu thấm nước cho hết dính, vài ngày sau có thể thêm thức ăn động vật như bột cá, bột ruốc. Hiện nay có nhiều loại thức ăn hỗn hợp dạng viên rất tiện lợi. Chọn thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ chất dinh dưỡng thích hợp với năng suất của vịt. Với vịt năng suất cao và con lai hiện nay có nhiều loại thức ăn hỗn hợp chất lượng tốt. Nên chọn thức ăn hỗn hớp của các cơ sở sản xuất có uy tín trên thị trường và luôn kiểm tra chất lượng thức ăn khi mua. Thức ăn cho vịt con phải có chất lượng tốt, không bị hư hỏng, không bị nấm mốc, hàm íượng mycotoxin, aflatoxin thấp dưới 20 ppb vì vịt rất mẫn cảm với độc tố của nấm mốc, đặc biệt aflatoxin.
Sau 1 tuần có thể cho vịt tập ăn thêm thức ăn như rau, bèo, cua còng và lúa nấu. Thức ãn bổ sung vào càng gần với nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng càng tốt. Sang tuần 3 và 4 tăng dần lượng thức ăn bổ sung tùy theo tốc độ tăng trọng của vịt sao cho vịt ân tốt những thức ăn tự nhiên để khi chạy đồng vịt đã quen với thức ăn tự nhiên trên đồng bãi như lúa, rau, bèo, cua còng, ốc, trùng đất và sâu rầy v.v...
Khi vịt được 1 tuần có thể cho vịt xuống nước vào những giờ nắng, sau đó khi vịt đã quen nước cho vịt xuống tắm tự do. Vịt có thể chạy đồng khi được 3 tuần tuổi. Thời gian đầu nên thả vịt trên đồng bãi bằng phẳng, nước vừa phải, không quá sâu. Khi vịt lớn hơn cũng di chuyển từ từ sang đồng xa và địa hình khó khăn hơn.
Khi thả vịt ngoài đồng thường theo vụ lúa nên chuồng trại làm bằng vật liệu rẻ tiền, cơ động dễ di chuyển. Chuồng vịt bảo đảm che nắng che mưa vào ban ngày và là chỗ nhốt vịt vào ban đêm. Nên chọn khu đất bằng phảng, có bóng mát cạnh nguồn nước, dựng lều, xung quanh quây bằng phên hoặc lưới.
Khi cho vịt chạy đồng nên quan sát tình trạng kiếm mồi của vịt để kịp thời bổ sung thêm thức ăn khi vịt đói. Nếu đồng bãi có đủ mồi vịt mải mê kiếm ăn, lúc đó người chăn vịt quan sát vịt đầu đàn và những COĨ1 vịt còi cuối đàn. Nếu thiếu mồi hoặc có thú hại vịt thì vịt đầu đàn kêu lên báo động, đàn vịt nháo nhác. Khi di chuyển đồng xa nên cho vịt vào lồng vận chuyển hỗ trợ vịt, tránh lùa ép vịt đi quá xa vịt sẽ mất sức lâu phục hồi.
Trưa nắng lùa vịt đến chỗ có bóng cây râm mát, cồ mặt nước cho vịt nghĩ, quan sát nếu vịt no bầu diều cảng, sau khi tắm vịt nằm nghỉ. Nếu đói vịt kêu nhiều, diều nhỏ phải di chuyển đàn vịt sang cánh đồng khác, có thể phải bổ sung thêm thức ăn cho vịt. Sau hơn 1 tháng chạy đồng, khi lông cánh bắt đầu giao nhau thì tập trung vịt tại điểm nuôi thúc khoảng 10-14 ngày trước khi xuất thịt.
Đối với vịt nồng suất cao và con lai chú ý cho thức ăn gồm thóc trộn với thức ản hỗn hợp vào buổi sáng và buổi tối, thức ăn cung cấp tùy theo sức sinh trưởng của vịt và tình trạng mồi tự nhiên trên đồng. Lượng thức ăn cung cấp có thể dao động từ 50 đếii 70% nhu cầu dinh dưỡng.
Quy trình phòng bệnh cho vịt cũng theo nguyên tắc “cùng vào - cùng ra” cho mỗi đàn vịt không nên nuôi vịt nhiều lứa tuổi trong một đàn, Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh tốt, không lầy lội, đọng nước. Chỉ cho thả vịt trên những cánh đồng biết chắc không bị nhiễm độc. Nếu trước đó có dịch bệnh thì không nên thả vịt trong vòng 2 tháng. Khu vực nước phèn hoặc nước mặn không thích hợp cho vịt chạy đồng.
Trong tuần đầu tăng sức kháng bệnh cho vịt bằng vitamin tổng hợp và chú ý bổ sung vitamin ADE. Cung kháng sinh hỗn hợp phòng bệnh đường hô hấp và đường ruột theo chỉ dẫn của từng loại thuốc. Chích ngừa dịch tả lúc 21 ngày, sau đó tái chủng sau 2 tháng. Định kỳ phòng bệnh bằng kháng sinh hỗn hợp cho vịt 2 tháng đợt 3-5 ngày.
Nếu điều kiện khí hậu có nhiều bất lợi như nhiệt dộ cao, ẩm thấp, tình trạng vệ sinh khu vực kém, xung quanh có đàn vịt bệnh phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt. Tránh các yếu tố gây stress cho vịt như lạnh, lông bị bết ướt, có thể chủng ngừa vaccin tụ huyết trùng vào lúc 2-3 tuần tuổi.

 2. Nuôi vịt cao sản cv - super M thương phẩm
  • Chọn vịt con
Cv-super M và cv - super M2 là 2 giống vịt thịt cao sản do trại giống Vigova và hệ thống cấp 2 cung cấp. Vịt con chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, màng chân bóng, không hở rốn, không dị tật ở mỏ và chân, mỏ chắc chắn, mắt sáng tình 'nhanh, bụng thon, lông óng mượt màu vàng sáng.

  • Úm vịt con
Nên úm vịt con trong trang trại để dễ theo dõi và chăm sóc. Nên quay thành những ô nhỏ khoảng 200 con/ô để tránh dẫm đạp lên nhau gây chết vịt con khi có sự cố như cúp điện, xáo trộn.
  • Chuồng trại
Chuồng nuôi phải sạch và ấm khi thả vịt, nhiệt độ chuồng úm trong 2-3 ngày đầu phải đảm bảo 32 - 33°c, sau đó giảm dần mổi tuần 2°c. Quan sát tình trạng đàn vịt để điều chỉnh nhiệt độ úm thích hợp. Khi đủ ấm vịt con phân tán đều trong chuồng, vịt linh hoạt, ăn nhiều. Nếu lạnh vịt nằm túm tụm dưới đèn, ãn ít, uống nước ít. Khi nhiệt độ quá nóng vịt thở nhiều, há mỏ thổ, ản ít uống nước nhiều. Quá lạnh hoặc quá nóng đều ảnh hưỏng xấu đến sinh trưởng phát triển cũng như sức sống của vịt con. Chuồng vịt phải đủ ánh sáng cho vịt có thể ăn thức ồn tự do. Chuồng úm không bị gió lùa, an toàn cho vịt không bị chuột, chó, mèo hại vịt. Có thể úm vịt con trên lồng với mật độ 50 con/m2 trong tuần đầu sẽ tiết kiệm được năng lượng sưởi ấm cho vịt, sang tuần thứ 2 phải thả xuống nền cho vịt vận động và tập xuống nước. Có thể úm dưới nền trải rơm, trấu khô giữ ấm cho vịt với mật độ 25 - 30 con/m2 trong tuần đầu, sau đó dãn mật độ dần tùy theo mức độ tăng trọng của vịt con. Theo khuyến cáo của trại vịt Vigova mật độ nuôi nền như sau tuần thứ 2: 18 con/m2, từ 3 đến 5 tuần 8 con/m2 và từ 6 tuần trở đi 5 - 6 con/m2. Khi nuôi nhốt phải có bể tắm cho vịt vổi kích thước 3 X 3 X 0,3 m cho 200 vịt. nàng' ngày cọ rửa và thay nước sạch vào bể cho vịt tắm. Cung cấp nước sạch cho vịt uống bằng máng riêng, trong nước uống có thể sử dụng viên thuốc sát trùng sẽ hạn chế bệnh dường ruột.
Thức ăn những ngày đầu phải dễ tiêu như tấm hoặc gạo lức nấu, thấm nước cho hết nhựa tránh gây dính bết lông vịt. Từ 3 - 21 ngày tùy diều kiện cụ thể có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên, dạng mảnh nhỏ với hàm lượng protein thô 22%, mức năng lượng trao đổi 3000 Kcal/kg thức ăn. Cho vịt ăn nhiều bữa trong ngày với lượng thức ãn vừa đủ cho vịt ăn hết, tránh dư thừa trong máng gây ẩm mốc, lượng thức ăn tăng dần theo lứa tuổi. Tập cho ăn thức ăn xanh như rau, bèo. Nếu không có thức ăn hỗn hợp trộn sẵn có thể cho vịt ăn tấm hoặc gạo lức nấu trộn thêm bột cá tốt hoặc bột ruốc khô và khô dầu đậu nành với tỷ lệ 5 : 1 : 2, khi cho ăn trộn thêm premix vitamin và khoáng theo chỉ dẫn. Thức ăn không để ôi thiu, mốc sẽ gây bệnh cho vịt. Nếu nuôi thả đồng nên tập cho vịt ăn thức ăn thêm lúa và mồi tự nhiên, lúc đầu thóc nấu, sau đó lúa sống để vịt quen mồi trên đồng sẽ kiếm mồi tổt hơn.
Giai đoạn từ 22 ngày đến lúc xuất thịt có thể cho vịt chạy đồng, nếu vịt đói bổ sung thêm thóc và mồi tươi như cua còng, ốc bươu theo tỷ lệ 3 thóc : 2 mồi tươi. Trước khi xuất thịt tập trung vịt lại nuôi thúc khoảng 7 -10 ngày để vịt đủ trọng lượng, đủ lông khi giết thịt và thịt săn chắc, ít mỡ. Khu vực nưôi thúc nên chọn ao hồ, có mặt nước cho vịt bơi, tắm, thức ăn hỗn hợp dạng viên và thóc cho ăn tự do. Nuôi vịt thịt nhốt thâm canh có thể xuất thịt lúc 8 tuần khi trọng lượng vịt đạt 2,9 - 3,2 kg với mức tiêu tốn thức ăn 2,7 - 2,8 kg thức ãn/kg tăng trọng. Khi núôi thả đồng, thời gian xuất chuồng kéo dài đến 10-11 tuần, trọng lượng đạt 2,7 - 2,9 kg với mức tiêu tốn thức ăn khoảng 1,7 - 1,8 kg/kg tăng trọng. Nuồi chăn thả tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng, tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương giá rẻ nên giá thành 1 kg vỊt thịt thấp hơn, thịt săn chắc và ít mỡ hơn.
Vịt siêu thịt tàng trọng nhanh nên thức ăn phải đủ chất đinh dưỡng như protein cân bằng các axit amin như lysin và jnethionin theo nhu cầu dinh dường của từng lứa tuổi.
  • Các loại thức ăn sử dụng nuôi vịt
Thức ăn cung năng lượng gồm có lúa, tấm, cám gạo mịn, có thể sử dụng tỷ lệ thấp khoảng 20% bắp nghiền làm thức ăn cho vịt. Do bắp dễ bị nấm mốc chứa độc tố aflatoxin là loại độc tố vịt rất nhạy cảm nên phải hết sức thận trọng. Chỉ sử dụng bắp sấy hoặc phơi khô và bảo quản tốt, không bị mốc, không chứa độc tố quá giới hạn cho phép. Vịt thích ăn lúa, có thể cho ỗn lúa khô, lúa ngâm nảy mầm, lúa nấu. Tấm và gạo cũng là thức ăn ưa thích của vịt.
 
Vịt cao sản có thể sử dụng mỡ động vật, dầu thực vật khoảng 2 - 3% để cung năng lượng cho vịt nhưng khi bổ sung- dầu mỡ phải sử dụng ngay, không để lâu đầu mỡ bị ôi gây hại cho vịt.
Thức ăn cung protein gồm cá tươi, bột cá, con ruốc, tôm, tép, cua còng, ốc hến, côn trùng, trùn đất, sâu rầy. Trong thức ăn hỗn hợp bột cá lạt trên 55% protein được sử dụng làm nguyên liệu cung protein chính vì giá trị dinh dưỡng cao, cân bằng axit amin, chứa nhiều lysin và methionin, các khoáng đa lượng và vi lượng quý, thường sử dụng từ 8 - 12% bột cá trong thức ăn hỗn hợp cho vịt. Cá tươi cũng là thức ăn ưa thích của vịt nhưng phải chú ý men kháng vitamin Bj trong ruột cá tươi, nên nấu chín cá tươi vừa phá hủy men kháng vitamin Bj vừa tránh bệnh đường ruột cho vịt. Không nên cho vịt ăn mồi tươi vào bưổi tối vì dễ gây ngộ độc cho vịt. Còng tươi, đầu tôm hấp chín cũng là nguồn thức ăn cung protein quý cho vịt.
Thức ăn protein thực vật như đậu nành, bánh dầu đậu nành, cám đậu xanh là nguồn protein quý cho vịt, đặc biệt trong thức ăn hỗn hợp. Với vịt cao sản phải cung cấp 70 — 100% thức ăn theo nhu cầu sinh trưởng của chúng.
 
Thành Long sưu tầm

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×