Quán quân Olympia năm 2019
Chủ nhật, 15/09/2019

Vòng nguyệt quế mà Trần Thế Trung giành được thêm một lần nữa khẳng định thương hiệu và chất lượng dạy học của mái trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Chung kết Olympia năm 2019 với sự góp mặt của 4 thí sinh:
Trần Thế Trung, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.
Nguyễn Hải Đăng, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa.
Nguyễn Bá Vinh, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ.
Đoàn Nam Thắng, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk.
Mở đầu chương trình là bài hát truyền thống Đường lên đỉnh núi được cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác, mang đến một không khí sôi động.

4 thí sinh tham dự trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2019
Trần Thế Trung, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.
Nguyễn Hải Đăng, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa.
Nguyễn Bá Vinh, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ.
Đoàn Nam Thắng, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk.
Mở đầu chương trình là bài hát truyền thống Đường lên đỉnh núi được cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác, mang đến một không khí sôi động.

4 thí sinh tham dự trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2019
Tại điểm cầu Cần Thơ, rất đông các học sinh, thầy cô và người dân tập trung ở công viên Lưu Hữu Phước để cổ vũ cho thí sinh Nguyễn Bá Vinh.
Ở điểm cầu Đắk Lắk, Trung tâm Văn hóa của tỉnh này đang rất náo nhiệt để truyền nhiệt cho thí sinh Đoàn Nam Thắng.
Tại quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, rất đông người dân của tỉnh Nghệ An cũng có mặt để cổ vũ cho thí sinh Trần Thế Trung.
Bá Vinh là người Khởi động đầu tiên, em chia sẻ cảm thấy hào hứng và thoải mái khi bước vào cuộc thi. Thí sinh này hóm hỉnh chia sẻ lời chúc ấn tượng nhất mà mình nhận được trước cuộc thi: "Một bạn nam nói với em rằng, gắng giành vòng nguyệt quế đi mình sẽ yêu bạn". Bá Vinh trả lời khá nhanh các câu hỏi của mình và dành được 80 điểm sau phần thi Khởi động của mình.
Nam Thắng là thí sinh thứ hai bước vào phần thi Khởi động. Nam Thắng muốn mình có được may mắn như các cuộc thi tuần, tháng và quý nên quyết định không cắt tóc. Chính vì vậy em đến trường quay với mái tóc dài hơn thường lệ. Kết thúc phần thi này, Nam Thắng giành được 50 điểm.
Hải Đăng là thí sinh thứ 3 bước vào phần thi này. Em chia sẻ đến với cuộc thi này với tinh thần như các cuộc thi trước. Nhưng cuộc sống của em có chút xáo trộn khi đi ra đường nhiều người nhận ra mình. Hải Đăng cũng kết thúc phần thi Khởi động của mình với 50.
Trước khi bước vào phần thi của mình, Thế Trung chia sẻ trong khi chờ đợi đến trận chung kết năm em cũng dành thời gian và đã cho ra đời “đứa con tinh thần” là câu lạc bộ Olympia tại Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và làm chủ tịch câu lạc bộ.
Thế Trung thể hiện khả năng xuất sắc của mình với việc giành được tới 100 điểm. Qua đó tạm thời dẫn đầu đoàn leo núi.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, với câu hỏi đầu tiên, cả 4 thí sinh đều đưa ra đáp án chính xác và cùng có thêm 10 điểm. Ngay sau khi câu hỏi của hàng ngang thứ 2 được đưa ra, Bá Vinh (học sinh chuyên Địa lý) đã nhấn chương xin trả lời Chướng ngại vật và đưa ra Nhà giàn DK7. Tuy nhiên, Hải Đăng ngay sau đó cũng phát tín hiệu trả lời chướng ngại vật và đưa ra đáp án là Nhà giàn DK1. Kết quả chính xác là câu trả lời của Hải Đăng.
“Khi bạn Bá Vinh bấm chuông em tưởng là cơ hội của mình đã hết rồi, tuy nhiên em thấy đáp án của bạn là chưa chính xác”- Hải Đăng chia sẻ.
Với câu trả lời này, Hải Đăng đã giành thêm 60 điểm và bất ngờ vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi sau phần thi này với tổng điểm là 120.
Số điểm các thí sinh khác sau khi kết thúc phần thi này lần lượt là Nam Thắng 60, Bá Vinh 90, Thế Trung 110.
Số điểm các thí sinh khác sau khi kết thúc phần thi này lần lượt là Nam Thắng 60, Bá Vinh 90, Thế Trung 110.
4 thí sinh bước vào phần thi Tăng tốc
Câu hỏi đầu tiên, cả 4 thí sinh đều đưa ra đáp án chính xác với số điểm có thêm lần lượt theo tốc độ trả lời là Nam Thắng 40, Hải Đăng 30, Bá Vinh 20, Thế Trung 10.
Câu hỏi thứ hai của phần thi này, kịch bản vẫn tương tự khi cả 4 thí sinh đều đưa ra đáp án chính xác. Thế Trung giành thêm 40 điểm, Nam Thắng thêm 30 điểm, Hải Đăng thêm 20 điểm, Bá Vinh thêm 10 điểm.
Ở câu hỏi thứ ba, chỉ có Nam Thắng giành được thêm 40 điểm và Hải Đăng giành được 30 điểm.
Ở câu hỏi Tăng tốc cuối cùng, cả 4 thí sinh đều trả lời đúng nhưng Thế Trung là người nhanh nhất và giành được 40 điểm.
Kết thúc phần thi này, Hải Đăng vẫn tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi với tổng 220 điểm. Thế Trung bám đuổi ở vị trí thứ hai khi kém 20 điểm với số điểm có được là 200. Nam Thắng và Bá Vinh lần lượt xếp sau với 180 và 150 điểm.
Bước vào phần thi Về đích, Bá Vinh chia sẻ muốn gửi lời xin lỗi tới mọi người vì ở trong các phần thi trước em đã thể hiện không được tốt.
Tuy nhiên, phần thi Về đích thường là thế mạnh của mình nên Bá Vinh chọn gói câu hỏi 80 điểm và ngôi sao hy vọng.
Ở câu hỏi đầu tiên, Bá Vinh không thành công với câu trả lời của mình. Nam Thắng nhấn chuông giành quyền trả lời nhưng cũng không đưa ra được đáp án chính xác nên em bị trừ 10 điểm.
Bá Vinh tiếp tục không đưa ra được đáp án ở các câu hỏi thứ 2 và thứ 3.
Tuy nhiên, ở câu hỏi thứ 3 có ngôi sao hy vọng trong phần thi của Bá Vinh được đánh giá là khó, Thế Trung đã giành được thêm 30 điểm với câu trả lời chính xác. Ngược lại, Bá Vinh bị trừ 30 điểm.
Nam Thắng là thí sinh thứ 2 Về đích
Trước khi bước vào lượt thi của mình, Nam Thắng gửi lời cảm ơn và chia sẻ ngắn gọn: “Em muốn nói yêu tất cả mọi người”.
Nam Thắng chọn gói câu hỏi 80 điểm và ngôi sao hy vọng ở câu đầu tiên. Ở câu hỏi đầu tiên với ngôi sao hy vọng, Nam Thắng đã đưa ra câu trả lời chính xác, giành thêm 40 điểm qua đó nâng điểm số lên thành 210 điểm.
Thắng thất bại ở câu hỏi thứ 2 và thứ 3.
Rất tiếc cho Hải Đăng, mặc dù đưa ra được câu trả lời nhưng “phạm lỗi” thay đổi câu trả lời nên bị trừ 15 điểm qua đó có điểm số chỉ còn 205.
Hải Đăng là thí sinh thứ 3 dự phần thi Về đích với gói câu hỏi 60 điểm.
Bước vào phần thi Về đích, Bá Vinh chia sẻ muốn gửi lời xin lỗi tới mọi người vì ở trong các phần thi trước em đã thể hiện không được tốt.
Tuy nhiên, phần thi Về đích thường là thế mạnh của mình nên Bá Vinh chọn gói câu hỏi 80 điểm và ngôi sao hy vọng.
Ở câu hỏi đầu tiên, Bá Vinh không thành công với câu trả lời của mình. Nam Thắng nhấn chuông giành quyền trả lời nhưng cũng không đưa ra được đáp án chính xác nên em bị trừ 10 điểm.
Bá Vinh tiếp tục không đưa ra được đáp án ở các câu hỏi thứ 2 và thứ 3.
Tuy nhiên, ở câu hỏi thứ 3 có ngôi sao hy vọng trong phần thi của Bá Vinh được đánh giá là khó, Thế Trung đã giành được thêm 30 điểm với câu trả lời chính xác. Ngược lại, Bá Vinh bị trừ 30 điểm.
Nam Thắng là thí sinh thứ 2 Về đích
Trước khi bước vào lượt thi của mình, Nam Thắng gửi lời cảm ơn và chia sẻ ngắn gọn: “Em muốn nói yêu tất cả mọi người”.
Nam Thắng chọn gói câu hỏi 80 điểm và ngôi sao hy vọng ở câu đầu tiên. Ở câu hỏi đầu tiên với ngôi sao hy vọng, Nam Thắng đã đưa ra câu trả lời chính xác, giành thêm 40 điểm qua đó nâng điểm số lên thành 210 điểm.
Thắng thất bại ở câu hỏi thứ 2 và thứ 3.
Rất tiếc cho Hải Đăng, mặc dù đưa ra được câu trả lời nhưng “phạm lỗi” thay đổi câu trả lời nên bị trừ 15 điểm qua đó có điểm số chỉ còn 205.
Hải Đăng là thí sinh thứ 3 dự phần thi Về đích với gói câu hỏi 60 điểm.

Trần Thế Trung, học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2019
Sau câu trả lời chính xác ở câu hỏi đầu Tiên, Hải Đăng không đưa ra được câu trả lời ở câu thứ 2. Nam Thắng giành quyền trả lời tuy nhiên cũng không đưa ra được đáp án chính xác qua đó bị trừ 10 điểm chỉ còn 200 điểm.
Ở câu hỏi thứ 3, Hải Đăng không đưa ra được câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, rất đáng tiếc cho, Thế Trung khi giành quyền trả lời nhưng sai nên bị trừ 15 điểm xuống chỉ còn 215.
Phần thi của Thế Trung trở nên gay cấn hơn khi tại thời điểm này, điểm số của 2 người tạm dẫn đầu là em và Hải Đăng bằng nhau là 215 điểm. Nam Thắng cũng đang bám đuổi với số điểm suýt soát là 200.
Trần Thế Trung, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An bước vào phần thi Về đích và chọn gói câu hỏi 40 điểm.
Ở câu hỏi đầu tiên với đáp án là thuốc Berberin, Thế Trung đưa ra câu trả lời chính xác và chia sẻ không chỉ ở nhà em luôn có mà hôm nay em còn mang theo nó bên mình để phòng thân. Qua đó em có thêm 10 điểm và nâng tổng số điểm lên thành 225.
Ở câu hỏi thứ 2, Thế Trung không đưa ra được câu trả lời chính xác. Hải Đăng giành quyền trả lời song rất tiếc không đưa ra được đáp án và bị trừ 5 điểm xuống còn thành 210.
Tuy nhiên, ở câu hỏi cuối cùng, Thế Trung đã trả lời chính xác và khiến các bạn chơi tâm phục khẩu phục với tổng điểm 245 điểm và giành vòng nguyệt chế trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2019.

Trần Thế Trung là thí sinh đầu tiên mang được vòng nguyệt quế năm Đường lên Olympia về với Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu
Ở câu hỏi thứ 2, Thế Trung không đưa ra được câu trả lời chính xác. Hải Đăng giành quyền trả lời song rất tiếc không đưa ra được đáp án và bị trừ 5 điểm xuống còn thành 210.
Tuy nhiên, ở câu hỏi cuối cùng, Thế Trung đã trả lời chính xác và khiến các bạn chơi tâm phục khẩu phục với tổng điểm 245 điểm và giành vòng nguyệt chế trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2019.

Trần Thế Trung là thí sinh đầu tiên mang được vòng nguyệt quế năm Đường lên Olympia về với Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu
Động lực từ lời gửi gắm của người chị đã khuất
Trần Thế Trung (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu) không chỉ trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 mà còn là học sinh đầu tiên của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu mang về được vòng nguyệt quế.
Để có được tấm vé vào trận chung kết năm và mang được cầu truyền hình về với tỉnh Nghệ An, Thế Trung đã chứng tỏ bản lĩnh khi giành chiến thắng nghẹt thở vào phút chót của trận thi quý trước đó. Và rồi bản lĩnh đó cũng giúp em trở thành quán quân Olympia năm 2019.

Trần Thế Trung (sinh năm 2002, học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng
Trần Thế Trung (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu) không chỉ trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 mà còn là học sinh đầu tiên của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu mang về được vòng nguyệt quế.
Để có được tấm vé vào trận chung kết năm và mang được cầu truyền hình về với tỉnh Nghệ An, Thế Trung đã chứng tỏ bản lĩnh khi giành chiến thắng nghẹt thở vào phút chót của trận thi quý trước đó. Và rồi bản lĩnh đó cũng giúp em trở thành quán quân Olympia năm 2019.

Trần Thế Trung (sinh năm 2002, học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng
Trung chia sẻ em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và để có được kết quả ngày hôm nay, bản thân em luôn tự tạo cho mình một tâm lý thoải mái. “Ở cuộc thi này kiến thức của các bạn chơi đều rất rộng, chỉ hơn nhau ở một chút tâm lý và may mắn. Em nghĩ em đã là người vinh dự có được may mắn đó”, Trung khiêm tốn.
Trung chia sẻ câu hỏi mà em ấn tượng nhất trong cuộc thi này là liên quan đến thuốc trị tiêu chảy Berberin và Chướng ngại vật Nhà giàn DK1. Bởi không chỉ nội dung câu hỏi cập nhật những thông tin thời sự mà còn cả những liên hệ với cá nhân em.
Đặc biệt với câu hỏi liên quan đến thuốc Berberin, Trung đưa ra câu trả lời nhanh và chính xác bởi không chỉ ở nhà em luôn có sẵn mà hôm nay em còn mang theo nó bên mình trên hành trình ra Hà Nội để “phòng thân”.
Thế Trung chia sẻ em mong muốn dành tặng vòng nguyệt quế ngày hôm nay cho người chị gái đã khuất của mình. Bởi chị là người đầu tiên đã truyền cho em cảm hứng và ước mơ đạt được vòng nguyệt quế Olympia từ khi còn nhỏ.
“Em bắt đầu xem Olympia từ khi còn rất nhỏ nhưng đã có một thời gian bỏ bẵng không theo dõi nữa. Song, đến dịp chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2015, thì chị đã rủ em cùng xem và nói sau này cố gắng thi cuộc thi này. Chị luôn ủng hộ em trong suốt những chặng đường mà em qua. Để rồi Olympia trở thành khát vọng và ước mơ lớn nhất của em”, Trung xúc động bật khóc.
Sau này cứ thế, nhìn vào các anh chị dự thi Olympia các năm đều rất giỏi nên Trung càng dặn mình phải cố gắng hơn.
“Em cũng mong chị đang ở một nơi xa cũng hướng tới và tự hào với kết quả hôm nay mà em đạt được”.
Học giỏi còn đa tài
Thầy Trần Ngọc Thắng, giáo viên chủ nhiệm và cũng là thầy giáo dạy Vật lý của Trung chia sẻ bản thân rất vui về kết quả của cậu trò.
“Trường có thể có rất nhiều học sinh có năng lực nhưng các em lại chưa đủ đam mê. Còn Trung hội tụ đủ những điều đó”, thầy Thắng nói.
"Trung học giỏi toàn diện, đặc biệt ở môn Vật lý và Tiếng Anh. Em là bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết, sống thẳng thắn, tình cảm và hay giúp đỡ bạn bè".

Thế Trung trong vòng tay của các giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Hùng
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử và cũng trong nhóm đồng hành cùng Trung ra Hà Nội chia sẻ khi thấy Trung giành điểm với nhiều câu hỏi cấp độ khó trong cuộc thi, trong đó có môn Sử, bản thân thầy rất vui và thấy may mắn đã từng dạy em môn học này. “Ngoài sự đam mê khám phá những kiến thức, em cũng rất chủ động học môn Lịch sử này bằng nhiều cách. Trong giờ học sử, Trung cũng nhiều lần đứng trước lớp bày tỏ chính kiến, quan điểm, hiểu biết của em về lịch sử. Đó là 1 trong nhiều phương cách giúp em rèn luyện sự tự tin và khả năng trình bày rõ ràng, lưu loát, chặt chẽ”, thầy Hiếu chia sẻ.
“Em cũng mong chị đang ở một nơi xa cũng hướng tới và tự hào với kết quả hôm nay mà em đạt được”.
Học giỏi còn đa tài
Thầy Trần Ngọc Thắng, giáo viên chủ nhiệm và cũng là thầy giáo dạy Vật lý của Trung chia sẻ bản thân rất vui về kết quả của cậu trò.
“Trường có thể có rất nhiều học sinh có năng lực nhưng các em lại chưa đủ đam mê. Còn Trung hội tụ đủ những điều đó”, thầy Thắng nói.
"Trung học giỏi toàn diện, đặc biệt ở môn Vật lý và Tiếng Anh. Em là bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết, sống thẳng thắn, tình cảm và hay giúp đỡ bạn bè".

Thế Trung trong vòng tay của các giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Hùng
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử và cũng trong nhóm đồng hành cùng Trung ra Hà Nội chia sẻ khi thấy Trung giành điểm với nhiều câu hỏi cấp độ khó trong cuộc thi, trong đó có môn Sử, bản thân thầy rất vui và thấy may mắn đã từng dạy em môn học này. “Ngoài sự đam mê khám phá những kiến thức, em cũng rất chủ động học môn Lịch sử này bằng nhiều cách. Trong giờ học sử, Trung cũng nhiều lần đứng trước lớp bày tỏ chính kiến, quan điểm, hiểu biết của em về lịch sử. Đó là 1 trong nhiều phương cách giúp em rèn luyện sự tự tin và khả năng trình bày rõ ràng, lưu loát, chặt chẽ”, thầy Hiếu chia sẻ.
“Tôi không bất ngờ về chức vô địch mà Trung đã giành được. Đó là thành quả khát vọng và ý chí. Sức mạnh làm nên thành công của Thế Trung là nền tảng gia đình, sự quan tâm dạy dỗ và sẻ chia của thầy cô cùng sự đồng hành nhiệt thành của bạn bè”.
Thầy Hiếu cũng như nhiều cán bộ giáo viên của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu hiểu rằng Trung giành được vòng nguyệt quế ngày hôm nay có công lớn của người mẹ. Mẹ em đã vượt qua nhiều gian truân và cả sự mất mát để giành trọn tình yêu thương và động viên em thêm nghị lực phấn đấu, nỗ lực bứt phá để đứng lên đỉnh vinh quang.
“Chúng tôi rất xúc động và vui mừng vì con đã thỏa được niềm đam mê cháy bỏng và thực hiện được ước mơ của mình”, chị Tuất, mẹ Thế Trung chia sẻ.
Thầy Hiếu cũng như nhiều cán bộ giáo viên của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu hiểu rằng Trung giành được vòng nguyệt quế ngày hôm nay có công lớn của người mẹ. Mẹ em đã vượt qua nhiều gian truân và cả sự mất mát để giành trọn tình yêu thương và động viên em thêm nghị lực phấn đấu, nỗ lực bứt phá để đứng lên đỉnh vinh quang.
“Chúng tôi rất xúc động và vui mừng vì con đã thỏa được niềm đam mê cháy bỏng và thực hiện được ước mơ của mình”, chị Tuất, mẹ Thế Trung chia sẻ.
Thầy Trần Văn Nga, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và cũng là giáo viên dạy Vật lý cho Thế Trung chia sẻ: “Nhà trường rất phấn khởi, tự hào và xúc động khi Trung giành chiến thắng ở cuộc thi hôm nay.
Thầy Nga cho hay, Trung là học sinh thông minh nhưng cũng rất chịu khó, nỗ lực. Học giỏi, sống nội tâm, tình cảm, em cũng thường xuyên tham gia phong trào và rất nhiều câu lạc bộ của trường.
Ngoài việc học trên lớp, Trung thường xuyên theo dõi các thông tin về thời sự và tham gia tích cực các cuộc thi về trí tuệ trực tuyến. Đặc biệt, Trung cũng hay mày mò và tìm đọc các cuốn sách về xã hội và kiến thức chung.
Âm nhạc, đàn hát, bóng rổ là những sở thích hàng đầu của Trung và em đều là thành viên tích cực trong các câu lạc bộ.
Thậm chí, vì muốn dành thời gian để hoạt động ngoại khóa, Trung đã quyết định bỏ tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm rất lớn.
Mới đây, Trung còn lập nên “đứa con tinh thần” của mình là câu lạc bộ Olympia của Trường Phan và làm chủ tịch. Hiện em đang tích cực kêu gọi sự tham gia của các học sinh trong trường và bước đầu đã nhận được sự đón nhận tích cực.
“Em hy vọng đó là một đòn bẩy để các bạn học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cố gắng và đưa tên tuổi của trường lên cao hơn nữa ở nhiều mặt”.
Sẽ trở về cống hiến sau khi du học
Trung chia sẻ em không có thần tượng “bởi con người thì ai cũng có những lúc sai lầm và nhiều khi mất đi hình tượng thì mình sẽ dễ mất phương hướng”.
Thầy Nga cho hay, Trung là học sinh thông minh nhưng cũng rất chịu khó, nỗ lực. Học giỏi, sống nội tâm, tình cảm, em cũng thường xuyên tham gia phong trào và rất nhiều câu lạc bộ của trường.
Ngoài việc học trên lớp, Trung thường xuyên theo dõi các thông tin về thời sự và tham gia tích cực các cuộc thi về trí tuệ trực tuyến. Đặc biệt, Trung cũng hay mày mò và tìm đọc các cuốn sách về xã hội và kiến thức chung.
Âm nhạc, đàn hát, bóng rổ là những sở thích hàng đầu của Trung và em đều là thành viên tích cực trong các câu lạc bộ.
Thậm chí, vì muốn dành thời gian để hoạt động ngoại khóa, Trung đã quyết định bỏ tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm rất lớn.
Mới đây, Trung còn lập nên “đứa con tinh thần” của mình là câu lạc bộ Olympia của Trường Phan và làm chủ tịch. Hiện em đang tích cực kêu gọi sự tham gia của các học sinh trong trường và bước đầu đã nhận được sự đón nhận tích cực.
“Em hy vọng đó là một đòn bẩy để các bạn học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cố gắng và đưa tên tuổi của trường lên cao hơn nữa ở nhiều mặt”.
Sẽ trở về cống hiến sau khi du học
Trung chia sẻ em không có thần tượng “bởi con người thì ai cũng có những lúc sai lầm và nhiều khi mất đi hình tượng thì mình sẽ dễ mất phương hướng”.
Nói về dự định trong thời gian tới, Trung cho biết sau ngày hôm nay em sẽ trở về nhà và tập trung vào công việc chính là cố gắng học tập hoàn thành chương trình lớp 12 và kết thúc quãng đời học sinh với một kết quả thi đại học thật tốt trước khi nghĩ tới những việc xa hơn.
“Với suất học bổng mà chương trình trao tặng thì em sẽ cố gắng học tập thật tốt để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nhất cho việc du học. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khóa học, em chắc chắn sẽ trở về, mọi người có thể tin vào điều đó”, Trung khẳng định.
Trung dự kiến sẽ theo học về công nghệ thông tin hoặc truyền thông tuy nhiên hiện em chưa có quyết định rõ ràng. “Lâu nay em tham gia câu lạc bộ truyền thông nên có niềm yêu thích với lĩnh vực này, đặc biệt là truyền hình”.
Vòng nguyệt quế mà Trần Thế Trung giành được thêm một lần nữa khẳng định thương hiệu và chất lượng dạy học của mái trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Quân Phạm tổng hợp (theo vietnamnet)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận