Quy trình ươm giống cây ba kich
Thứ tư, 06/03/2019

Ba kích (Morinda officinalys) là cây dược liệu quý, có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp… và có giá trị xuất khẩu cao. Việc chọn tạo cây giống ở giai đoạn đầu là rất quan trọng, quyết định năng suất lâu dài của cây và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ba kích (Morinda officinalys) là cây dược liệu quý, có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp… và có giá trị xuất khẩu cao. Việc chọn tạo cây giống ở giai đoạn đầu là rất quan trọng, quyết định năng suất lâu dài của cây và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ba kích mọc hoang nhiều dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi, có độ tàn che từ 0,3 – 0,5, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn... Đây là loài cây ưa bóng khi cây non và ưa sáng khi trưởng thành, thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Tuyệt đối không trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.

Ba kích mọc hoang nhiều dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi, có độ tàn che từ 0,3 – 0,5, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn... Đây là loài cây ưa bóng khi cây non và ưa sáng khi trưởng thành, thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Tuyệt đối không trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.

1. Vườn ươm
Chế độ ánh sáng: Cây Ba kích tím là cây ưa ẩm và chịu bóng, thích hợp với độ che tán từ 30 - 60%. Vì vậy, vườn ươm giống cây Ba kích tím phải thiết kế hệ thống lưới cắt nắng. Trên thị trường có nhiều loại có khả năng cắt nắng 10%, 30%, 50% và 70%. Tốt nhất ta nên dùng loại 30-50%.
Chế độ nước và ẩm độ: Cây Ba kích tím thích hợp với ẩm độ từ 82 - 89%. Vì vậy, đất trong vườn ươm phải có độ tơi xốp và thoát nước để chủ động tưới tiêu.
Nhiệt độ và độ thông thoáng: cây Ba kích tím thích hợp nhất với nhiệt độ từ 22,5 – 23,10C (nhiệt độ tuyệt đối có thể từ 2,8 - 41,4o ). Vì vây, vườn ươm cây Ba kích tím nên để thoáng và chỉ che chắn động vật phá hoại.
2. Tạo bầu
a. Vỏ bầu
- Kích thước bầu: 8 x 12cm hoặc 9 x 14cm. Bầu có đáy hoặc cắt góc đáy.
- Vỏ bầu PE màu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền khi đóng bầu, trong quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển để cây không bị hư hỏng.
b. Thành phần hỗn hợp ruột bầu
- Phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh: 20%
- Supe lân Lâm Thao: 2%
- Đất tầng B, đất pha thịt nhẹ, nơi còn tính chất đất rừng: 78%.
c. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu
- Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính nhỏ hơn 4 mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, rồi vun thành đống cao 15 – 20 cm, sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng.
- Phân chuồng qua ủ hoai (không ủ với vôi) và phân lân, phân vi sinh (vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng).
- Các thành phần kể trên được định lượng theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu.
- Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm nhưng tránh quá ướt kết vón (độ ẩm 75%).
d. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu
- Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ, các bầu xếp sát nhau.
- Luống để xếp bầu có quy cách: 1 m2 xếp được khoảng 300 bầu.
- Khi kiểm tra phát hiện rễ phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
3. Kỹ thuật tạo giống

a. Kỹ thuật tạo giống bằng hom
- Chọn hom giống: Hom làm giống là những đoạn thân được cắt ra từ thân bánh tẻ dây ba kích, bỏ phần gốc già và phần đoạn non trên ngọn. Để cây giống đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng, chỉ lấy hom của những khóm cây 3 năm tuổi trở lên.
- Cắt hom:
+ Những đoạn dây để cắt hom giống có đường kính tối thiểu từ 3 mm trở lên. Đoạn thân hom cắt dài 12 - 15cm, có 2 - 3 đốt mắt và có 1 - 2 lóng.
+ Khi cắt hom, tỉa bỏ hết lá nếu có. Hom được bó lại thành từng bó từ 20 - 30 hom, đồng nhất theo chiều gốc - ngọn. Nhúng phần gốc các bó hom vào thuốc kích thích ra rễ đã chuẩn bị sẵn trong thời gian 2 - 3 giờ.
+ Sau khi xử lý thuốc kích thích ra rễ sẽ cắm hom vào giữa bầu, chiều sâu cắm hom khoảng 1/3 chiều dài hom. Cắm xong tưới nước cho ẩm và làm chặt hom cắm trên bầu. Dùng vòm nylon che kín, hàng ngày tưới phun đều và đủ ẩm. Bên trên che lưới râm để giảm ánh nắng chiếu lên vòm. Chồi sẽ nảy ra từ đốt phía trên của hom. Thời gian nảy chồi và rễ của hom từ 20 - 25 ngày.
+ Cây giống khi xuất vườn có chiều cao của chồi thứ cấp dài từ 6 - 10cm, có 3 lá trở lên và rễ dài từ 5 - 7cm. Lúc đó chồi và bộ rễ đã tương đối ổn định sẽ chuyển đi trồng.
b. Phương pháp tạo cây giống từ hạt
- Thu hái hạt giống:
+ Ba kích ra hoa vào cuối tháng 5 nửa đầu tháng 6, quả chín cuối tháng 11 và chín rộ vào tháng 12. Thu hái quả chín ở những cây 3 năm trở lên, chọn những quả chín đỏ, không nên hái bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây con.
+ Quả sau khi hái được ủ trong bao tải 1 tuần cho chín thêm rồi cho quả vào rổ, ngâm nước xát bỏ vỏ, lấy hạt và rửa sạch lớp thịt còn bám vào hạt. Phơi hạt trong bóng râm khoảng 5 - 7 ngày rồi mới gieo ươm.
+ Có thể gieo hạt trong các khay cát, trên luống hoặc trực tiếp vào bầu.
- Làm đất:
+ Đất gieo hạt phải phơi ải kỹ trước khi gieo khoảng 1 tháng. Nhặt hết cỏ, rễ cây cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại, chống sâu bệnh để tỉa nhổ cây mạ dễ dàng. Đất đập nhỏ, vun thành luống có chiều rộng 1m, rãnh rộng 30cm, sâu 20cm, cao 15cm. Trước khi gieo, bón lót trên luống bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh, tuỳ thuộc vào thực trạng của đất mà tính lượng phân cho phù hợp. Nếu bón sau khi đã lên luống thì dùng sàng để rải đều phân hoai mục trên mặt luống và dùng cào trộn đều trên lớp đất mặt. Sau 1 - 2 ngày mới gieo hạt.
+ Trên nền luống đã làm sẵn, dùng bay hay cuốc lưỡi nhỏ rạch ngang trên luống. Các rạch cách nhau 10 - 15cm, rộng từ 3 - 5cm, sâu 2 - 2,5cm. Nếu thấy khô thì tưới nhẹ cho đủ ẩm rồi gieo hạt đều trên rạch. Sau đó lấy bột lấp hạt. Gieo xong, tưới nước nhẹ trên luống. Dùng rơm rạ phủ đều trên mặt luống, có thể làm dàn che bằng phên hoặc lưới nylon.
+ Cũng có thể gieo hạt trực tiếp vào bầu. Chuẩn bị đóng bầu tương tự như làm bầu ươm hom nhưng thành phần ruột bầu là đất ở tầng mặt, nhiều mùn, đập nhỏ trộn với 20% phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh và 2% phân lân (theo khối lượng). Bầu đóng xong, xếp vào luống trên nền đất cứng, vun đất vào hai bên mép luống giữ bầu. Mỗi bầu gieo 1 hạt, dùng que chọc lỗ sâu 2cm thả hạt vào lấp kín đất. Gieo xong tưới nước và che các luống đặt bầu bằng lưới che râm hoặc phên che.
+ Từ lúc gieo đến khi nảy mầm, trong vòng 1,5 - 2 tháng hạt bắt đầu mọc.
+ Trường hợp gieo hạt trên luống, khi hạt nảy mầm thành cây có 4 lá thì nhổ cấy vào bầu. Nếu là ở bầu, nhổ tỉa rồi giữ lại 1 cây trong bầu, tuổi xuất vườn của cây con từ 6 - 7 tháng tuổi, cao từ 20 - 25cm.
- Chăm sóc cây con:
- Che bóng cho cây: Trong 20 ngày đầu cây phải được che bóng 100%, sau đó giảm xuống 50%. Khi cây ra 1 – 2 lá thật (khoảng 40 ngày) giảm che bóng xuống 25% và bỏ hoàn toàn từ trước khi trồng 1 – 2 tháng vào ngày râm mát để tránh cây con bị nắng đột ngột.
Tưới nước: Trong 15 ngày đầu cần tưới nước 1lần/ngày sau đó giảm xuống 2 ngày/lần cho đến trước khi xuất vườn một tháng, lượng nước tưới phụ thuộc vào thời tiết, nhưng phải đảm bảo cho cây đủ ẩm.
Làm cỏ: Định kì 20 ngày nhổ cỏ phá váng kết hợp với điều chỉnh cho cây con đứng thẳng 1 lần. Vào mùa Đông cần đề phòng sương muối bằng cách che cho cây và tưới rửa vào sáng sớm. Chống úng sau cơn mưa và phòng trừ sâu bệnh, chuột cắn cây con.
Bón phân: Sau khi cây con đã ra lá kép, chiều cao đạt 10cm thì tiến hành bón thúc phân NPK (tỉ lệ 2:3:1) với liều lượng 0,2kg hoà tan vào 10 lít nước, tưới 3lít/m2 phải tưới trước khi cây xuất vườn từ 1,5 – 2 tháng.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Giai đoạn cây con ở vườn ươm thường xuất hiện sâu bệnh hại. Khi phát hiện thấy sâu bệnh, nhất là bệnh lở cổ rễ, vàng lá, chết khô héo thì phải nhổ và đốt hết những cây nhiễm bệnh, đồng thời phun thuốc Boóc-đô nồng độ 1% + Ben-lát nồng độ 0,1% với lượng phun 0,1 lít/m2.
Giai đoạn làm cỏ, phá váng hay chăm sóc cho cây con tránh làm cây tổn thương vì đây là nhân tố để nấm có cơ hội xâm nhập. Không bón phân tươi chưa ủ hoai vì nó cũng là môi trường thuận lợi cho bệnh xuất hiện trong vườn.
Hoài Nam tổng hợp
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận