Sản phẩm công nghệ hữu ích của sinh viên
Thứ hai, 24/12/2018

Mặc dù đang ngồi trên ghế giảng đường, nhưng hiện nay nhiều sinh viên với tuổi trẻ giàu đam mê, giàu sức sáng tạo, luôn khát khao chinh phục những thử thách, biết vận dụng những kiến thức học được để dần tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, biến thách thức thành những cơ hội. 2 sản phẩm công nghệ mới của các em sinh viên dưới đây đã phần nào khẳng định những điều đó.
Mặc dù đang ngồi trên ghế giảng đường, nhưng hiện nay nhiều sinh viên với tuổi trẻ giàu đam mê, giàu sức sáng tạo, luôn khát khao chinh phục những thử thách, biết vận dụng những kiến thức học được để dần tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, biến thách thức thành những cơ hội. 2 sản phẩm công nghệ mới của các em sinh viên dưới đây đã phần nào khẳng định những điều đó.
Thuyền không người lái - Vừa cứu hộ, vừa giám sát ô nhiễm
Đây là sản phẩm của nhóm sinh viên đến từ Khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM sáng chế.
Ngoài thực hiện quan trắc môi trường ở những vị trí mà con người khó tiếp cận được, chiếc thuyền này còn có khả năng tự thực hiện việc cứu hộ trên biển.

Sản phẩm thuyền tự hành của nhóm tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka năm 2018. Ảnh: Hà Thế An.
Sản phẩm này do một nhóm sinh viên gồm: Bùi Quốc Chiến, Nguyễn Đăng Khoa, Đặng Cao Cường, cùng học Khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM sáng chế.
Ô nhiễm môi trường biển, xả thải ra biển mà lớn nhất là vụ Fomosa ở Hà Tĩnh năm 2016 khiến nhóm rất quan tâm. Điều này thôi thúc các thành viên nhóm tạo ra một loại thuyền tự hành, giám sát mọi “di biến động” của môi trường biển.
Loại thuyền này giúp con người có thể giám sát từ xa, theo thời gian thực môi trường biển mà không cần phải thực hiện các công việc lấy mẫu, kiểm tra thủ công như trước đây.
Theo Bùi Quốc Chiến, việc ứng dụng thuyền tự hành có thể giúp con người giám sát chất lượng nước ở ao, hồ, kênh, rạch, bờ biển… một cách thường xuyên, bất kể điều kiện thời tiết và địa hình nào.
“Việc quan trắc các chỉ số môi trường thực hiện tự động với độ chính xác cao, nên không thể có chuyện sửa chữa thông số, nhằm báo cáo sai lệch về chất lượng nước”- Chiến chia sẻ.
Các chỉ số chất lượng môi trường nước được thiết lập sẵn, thuyền tự hành sẽ tự động lấy mẫu, kiểm tra và gửi dữ liệu về máy chủ theo một quy trình đã được lập trình.
Ngoài ra, nhóm còn hướng đến việc trang bị cho thuyền tự hành khả năng “cứu hộ” trong các trường hợp khẩn cấp mà con người cần sự giúp đỡ. Cụ thể, thuyền tự hành sẽ tuần tra biên giới trên biển, tìm kiếm người mất tích, cứu hộ bằng cách cung cấp áo phao, thực phẩm cho người bị nạn.
“Muốn làm được điều đó thuyền phải trang bị nhiều loại cảm biến, camera quan sát, hệ thống phân tích dữ liệu… Cần phải có đầu tư về công nghệ lớn mới có thể gia tăng những tiện ích cho thuyền tự hành”- Đặng Cao Cường, thành viên nhóm nói.
Hiện tại, nhóm đã hoàn thiện mô hình thuyền tự hành với cấu tạo chính gồm có 2 khoang. Chia sẻ về thiết kế khá đặc biệt này, thành viên nhóm cho biết, việc thiết kế 2 khoang giúp thuyền vững chãi hơn và không bị lật úp trong trường hợp thời tiết xấu.
Ngoài ra, việc có 2 khoang sẽ giúp thuyền có thêm không gian để thực hiện hoạt động cứu hộ cũng như lắp đặt các hệ thống thiết bị điện tử, cảm biến phục vụ cho việc quan trắc môi trường.
Thân thuyền được làm bằng vật liệu composite với các ưu điểm như nhẹ hơn khoảng 50% trọng lượng tàu gỗ hoặc thép cùng cỡ. Điều này giúp sức bền thuyền cao do ít bị ăn mòn, không bị tác động bởi muối hoặc các hóa chất trong môi trường nước. Tính chất đàn hồi thấp của composite làm cho thuyền có khả năng chịu va đập. Chi phí bảo trì thuyền thấp do không bị rỉ sét.
Nhóm cũng đã hoàn thiện thuật toán điều khiển, lập trình hành trình cho thuyền với sai số thấp. Thuyền có thể tự hành trên nền bản đồ của Google với lộ trình được thiết lập sẵn.
Theo Nguyễn Đăng Khoa, nhóm đã tiến hành thử nghiệm mô hình thuyền tự hành trên bể bơi và cho kết quả tốt khi thuyền có thể tự lấy thông tin môi trường và di chuyển theo lập trình có sẵn.
“Sắp tới nhóm sẽ tiến hành thử nghiệm ở các sông, suối, kênh rạch, thậm chí đưa ra biển với những điều kiện thời tiết và môi trường phức tạp hơn. Việc thử nghiệm này giúp nhóm chỉnh sửa cấu tạo, thiết bị trên thuyền thật tối ưu để thuyền có khả năng hoạt động tốt nhất trong mọi điều kiện”- Khoa nói.
Sản phẩm thuyền không người lái của nhóm đã đạt giải ba, lĩnh vực kỹ thuật, cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka” do Thành đoàn TP.HCM tổ chức năm 2018.

Sản phẩm thuyền tự hành của nhóm tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka năm 2018. Ảnh: Hà Thế An.
Sản phẩm này do một nhóm sinh viên gồm: Bùi Quốc Chiến, Nguyễn Đăng Khoa, Đặng Cao Cường, cùng học Khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM sáng chế.
Ô nhiễm môi trường biển, xả thải ra biển mà lớn nhất là vụ Fomosa ở Hà Tĩnh năm 2016 khiến nhóm rất quan tâm. Điều này thôi thúc các thành viên nhóm tạo ra một loại thuyền tự hành, giám sát mọi “di biến động” của môi trường biển.
Loại thuyền này giúp con người có thể giám sát từ xa, theo thời gian thực môi trường biển mà không cần phải thực hiện các công việc lấy mẫu, kiểm tra thủ công như trước đây.
Theo Bùi Quốc Chiến, việc ứng dụng thuyền tự hành có thể giúp con người giám sát chất lượng nước ở ao, hồ, kênh, rạch, bờ biển… một cách thường xuyên, bất kể điều kiện thời tiết và địa hình nào.
“Việc quan trắc các chỉ số môi trường thực hiện tự động với độ chính xác cao, nên không thể có chuyện sửa chữa thông số, nhằm báo cáo sai lệch về chất lượng nước”- Chiến chia sẻ.
Các chỉ số chất lượng môi trường nước được thiết lập sẵn, thuyền tự hành sẽ tự động lấy mẫu, kiểm tra và gửi dữ liệu về máy chủ theo một quy trình đã được lập trình.
Ngoài ra, nhóm còn hướng đến việc trang bị cho thuyền tự hành khả năng “cứu hộ” trong các trường hợp khẩn cấp mà con người cần sự giúp đỡ. Cụ thể, thuyền tự hành sẽ tuần tra biên giới trên biển, tìm kiếm người mất tích, cứu hộ bằng cách cung cấp áo phao, thực phẩm cho người bị nạn.
“Muốn làm được điều đó thuyền phải trang bị nhiều loại cảm biến, camera quan sát, hệ thống phân tích dữ liệu… Cần phải có đầu tư về công nghệ lớn mới có thể gia tăng những tiện ích cho thuyền tự hành”- Đặng Cao Cường, thành viên nhóm nói.
Hiện tại, nhóm đã hoàn thiện mô hình thuyền tự hành với cấu tạo chính gồm có 2 khoang. Chia sẻ về thiết kế khá đặc biệt này, thành viên nhóm cho biết, việc thiết kế 2 khoang giúp thuyền vững chãi hơn và không bị lật úp trong trường hợp thời tiết xấu.
Ngoài ra, việc có 2 khoang sẽ giúp thuyền có thêm không gian để thực hiện hoạt động cứu hộ cũng như lắp đặt các hệ thống thiết bị điện tử, cảm biến phục vụ cho việc quan trắc môi trường.
Thân thuyền được làm bằng vật liệu composite với các ưu điểm như nhẹ hơn khoảng 50% trọng lượng tàu gỗ hoặc thép cùng cỡ. Điều này giúp sức bền thuyền cao do ít bị ăn mòn, không bị tác động bởi muối hoặc các hóa chất trong môi trường nước. Tính chất đàn hồi thấp của composite làm cho thuyền có khả năng chịu va đập. Chi phí bảo trì thuyền thấp do không bị rỉ sét.
Nhóm cũng đã hoàn thiện thuật toán điều khiển, lập trình hành trình cho thuyền với sai số thấp. Thuyền có thể tự hành trên nền bản đồ của Google với lộ trình được thiết lập sẵn.
Theo Nguyễn Đăng Khoa, nhóm đã tiến hành thử nghiệm mô hình thuyền tự hành trên bể bơi và cho kết quả tốt khi thuyền có thể tự lấy thông tin môi trường và di chuyển theo lập trình có sẵn.
“Sắp tới nhóm sẽ tiến hành thử nghiệm ở các sông, suối, kênh rạch, thậm chí đưa ra biển với những điều kiện thời tiết và môi trường phức tạp hơn. Việc thử nghiệm này giúp nhóm chỉnh sửa cấu tạo, thiết bị trên thuyền thật tối ưu để thuyền có khả năng hoạt động tốt nhất trong mọi điều kiện”- Khoa nói.
Sản phẩm thuyền không người lái của nhóm đã đạt giải ba, lĩnh vực kỹ thuật, cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka” do Thành đoàn TP.HCM tổ chức năm 2018.
Nữ sinh Đàm Thị Thiên Nhi - trường ĐH FPT với sản phẩm chống 'ăn cắp' bản quyền bằng công nghệ cao
Tất cả dữ liệu là sản phẩm sáng tạo như bài viết, tranh, ảnh, các công trình nghiên cứu.. sẽ được lưu trữ trên nền tảng blockchain, giúp cung cấp bằng chứng chứng minh quyền sở hữu tác phẩm của tác giả.

Đàm Thị Thiên Nhi mong muốn công nghệ blockchain sẽ giúp các tác giả bảo vệ được sản phẩm sáng tạo của mình. Ảnh: NVCC.
Đây là ý tưởng của sinh viên Đàm Thị Thiên Nhi - trường ĐH FPT trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào bảo vệ sở hữu trí tuệ và nhượng quyền sở hữu (Application of Blockchain Technology in Intellectual Property Protection and Ownership Transfer).
Tìm hiểu thông tin từ báo chí và sách, Nhi nhận thấy, với sự phát triển của internet, xu hướng tạo và truy cập nội dung trực tuyến ngày càng gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn có các bất cập điển hình như: nội dung số có thể bị sao chép và chia sẻ dễ dàng mà tác giả không thể chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm.
Quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu còn phức tạp, tốn thời gian, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sáng tạo của tác giả. Vì thế dự án "Ứng dụng công nghệ blockchain trong bảo vệ sở hữu trí tuệ và nhượng quyền sở hữu" của Nhi ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.
Dự án của Nhi sẽ được phân tích theo hai hướng.
Thứ nhất, Nhi sẽ xây dựng một cuốn sổ cái lưu trữ dữ liệu, dữ liệu đó là các sản phẩm sáng tạo như bài viết, tranh, ảnh, các công trình nghiên cứu... các dữ liệu này mang tính chất bất biến, không thể thay đổi khi đã lưu vào sổ, giúp cung cấp bằng chứng chứng minh quyền sở hữu tác phẩm của tác giả.
Thứ hai, ứng dụng "Hợp đồng thông minh" sẽ được Nhi phát triển trong quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu giúp đơn giản, tự động hóa, tiết kiệm thời gian, thuận tiện hơn cho cả tác giả lẫn người mua quyền sở hữu.
“Vấn đề về sở hữu trí tuệ đã xuất hiện từ rất lâu và đang ngày càng được quan tâm, nhưng ở đây hầu như chưa có hoặc rất hiếm có một giải pháp cụ thể nào giải quyết cho vấn đề này. Mình cảm thấy bản thân cũng khá liều lĩnh khi dám chọn đề tài này với công nghệ mà mình chưa biết gì về nó, lĩnh vực quyền tác giả thì mình cũng chưa nắm rõ” - Thiên Nhi chia sẻ.

Thiên Nhi (thứ 3 từ trái sang) nhận giải Nhất lĩnh vực công nghệ thông tin tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên của ĐH FPT TP.HCM. Ảnh: NVCC.
Sau 3 tháng nghiên cứu, cô bạn nhỏ đã hoàn thiện việc thực thi ý tưởng. Vì đây là lần đầu tiên Nhi tiếp cận với công nghệ này, trước giờ chỉ nghe nói qua báo chí, đến khi tìm hiểu và nghiên cứu thì gặp khá nhiều khó khăn trong việc xác định hướng hiện thực. Thời gian cũng khá gấp rút nên mình phải vừa nghiên cứu vừa hiện thực, đòi hỏi không ít nỗ lực và công sức để có thể đi đến bước hoàn thiện cho đề tài này.
Theo chia sẻ của Nhi, điểm nổi bật của đề tài “Ứng dụng công nghệ blockchain trong bảo vệ sở hữu trí tuệ và nhượng quyền sở hữu" là đảm bảo quyền lợi tác giả, tính bảo mật và minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo đó, ứng dụng sẽ giúp người dùng quản trị bài viết, nhượng quyền bài viết một cách bảo mật.
Dự án của Nhi đã xuất sắc giành giải Nhất khối ngành công nghệ thông tin, Hội nghị nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên của ĐH FPT TP.HCM.
Trường ĐH FPT cũng vừa nhận được giải thưởng ASOCIO tại hạng mục Đơn vị Đào tạo Công nghệ thông tin xuất sắc (ICT Education). Lễ trao giải đã được diễn ra trọng thể tại Nhật Bản trong Hội nghị Thượng đỉnh Số ASOCIO 2018 (Asian-Oceanian Computing Industry Organization). Đây là giải thưởng uy tín trong khu vực Châu Á về lĩnh vực Công nghệ Thông tin do Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương đánh giá và trao giải
Đông Quang tổng hợp (nguồn: motthegioi.vn)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận