Sắp ra đời máy bay điện giá rẻ cho chặng bay ngắn
Thứ tư, 04/07/2018

Trong vòng 5 năm tới, nếu bạn muốn bay từ San Francisco đến San Diego hay các chặng bay ngắn trong nước thì khả năng bạn sẽ được ngồi trên những chiếc máy bay chạy điện hoàn toàn với mức giá vé rẻ hơn cả giá đi taxi hay đi tàu.
Việc được ngồi trên những chiếc máy bay chạy điện hoàn toàn với mức giá vé rẻ hơn cả giá đi taxi hay đi tàu với các chặng bay ngắn đã không còn là tưởng tượng nữa.
Một hướng đi khác biệt
Một chiếc máy bay chạy điện 9 chỗ ngồi có tên Alice Commuter là điều công ty khởi nghiệp Eviation của Israel đang muốn hiện thực hóa. Công ty này kỳ vọng chiếc máy bay sẽ thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào năm 2021 và sẽ có thể bao phủ hàng trăm chặng bay ngắn tại Mỹ.
Hiện nay, một số công ty khởi nghiệp khác trong lĩnh vực hàng không vẫn đang tập trung phát triển máy bay hybrid chạy xăng điện, chẳng hạn như Zunum Aero. Trong khi đó, Eviation lại có hướng đi riêng khi chọn giải pháp chạy điện thuần cho chiếc máy bay đầu tiên của mình.
Hiện nay, một số công ty khởi nghiệp khác trong lĩnh vực hàng không vẫn đang tập trung phát triển máy bay hybrid chạy xăng điện, chẳng hạn như Zunum Aero. Trong khi đó, Eviation lại có hướng đi riêng khi chọn giải pháp chạy điện thuần cho chiếc máy bay đầu tiên của mình.

Theo nhận định của các nhà sáng lập Eviation, vì công nghệ đã sẵn sàng nên đây là thời điểm thích hợp đối với máy bay chạy điện. Đồng sáng lập kiêm CEO của Eviation - Omer Bar Yohay nói rằng: "Một cuộc cách mạng đang diễn ra trong ngành hàng không. Điều này diễn ra nhờ những loại vật liệu siêu nhẹ, mật độ lưu trữ năng lượng của pin đã cao hơn. Các hệ thống đẩy chạy điện cũng đã mạnh hơn và nhờ sức mạnh của điện toán".
Máy bay Alice Commuter được hãng thiết kế nhằm mang lại sự chắc chắn và thoải mái tương tự những chiếc phản lực cơ cá nhân tiêu chuẩn. Do đó, kích thước nhỏ sẽ không gây phiền toái cho hành khách. Eviation kỳ vọng các hãng khai thác đường bay nội địa sẽ sử dụng Alice Commuter để vận chuyển hành khách giữa các sân bay nhỏ. Qua thời gian, hãng sẽ phát triển những mẫu máy bay lớn hơn, có thể dùng cho các chặng bay ngắn thay vì những mẫu máy bay phản lực tầm trung như 737.
Thích hợp cho đường bay ngắn
Theo Omar, máy bay điện rẻ hơn so với các giải pháp hybrid bởi điện rẻ hơn so với xăng máy bay. Hơn nữa, máy bay điện cũng có chi phí bảo trì thấp hơn. Ông nói: "Nếu so sánh tổng chi phí bảo trì và chi phí cho độ phức tạp của một chiếc máy bay hybrid so với chi phí thay pin mỗi 2 năm một lần của một chiếc máy bay chạy điện thì pin thắng".
Một điểm hạn chế của máy bay điện là do những hệ thống pin lưu trữ ít năng lượng/trọng lượng hơn so với nhiên liệu máy bay thông thường. Vì thế, những chiếc máy bay nhỏ chỉ có thể bay được cự ly ngắn, khoảng 650 - 1.204 km. Do đó, máy bay này không thể chở được nhiều hành khách và sẽ không thay thế cho những chiếc máy bay chở khách thương mại cỡ lớn. Tuy nhiên, đây lại là lợi thế về chi phí cho rất nhiều hãng hàng không chỉ khai thác các đường bay ngắn. Đây cũng là thị trường mà hãng Eviation đang muốn tập trung và đặt cột mốc đầu tiên.
Một điểm hạn chế của máy bay điện là do những hệ thống pin lưu trữ ít năng lượng/trọng lượng hơn so với nhiên liệu máy bay thông thường. Vì thế, những chiếc máy bay nhỏ chỉ có thể bay được cự ly ngắn, khoảng 650 - 1.204 km. Do đó, máy bay này không thể chở được nhiều hành khách và sẽ không thay thế cho những chiếc máy bay chở khách thương mại cỡ lớn. Tuy nhiên, đây lại là lợi thế về chi phí cho rất nhiều hãng hàng không chỉ khai thác các đường bay ngắn. Đây cũng là thị trường mà hãng Eviation đang muốn tập trung và đặt cột mốc đầu tiên.

Eviation đã chế tạo nguyên mẫu Alice Commuter tỉ lệ đầy đủ kể từ giữa năm 2017 và dự kiến sẽ thực hiện các chuyến bay trình diễn vào năm 2019. Đến năm 2021, công ty hy vọng sẽ đạt được các chứng nhận bay và có thể thực hiện chặng bay đầu tiên. Tiếp theo, Eviation sẽ phát triển một mẫu máy bay lớn hơn với sức chứa 19 hành khách. Tương tự kế hoạch của Uber và nhiều hãng khác, Eviation cũng có thể sẽ theo đuổi thiết kế máy bay cất hạ cánh thẳng đứng cỡ nhỏ dành cho loại hình di chuyển trong đô thị.
Airbus "bắt tay" Rolls-Royce chế tạo máy bay chở khách chạy điện
Dự án này có tên E-Fan X đặt mục tiêu thay thế một trong 4 động cơ turbin khí trên máy bay chặng ngắn bằng động cơ chạy điện kết hợp và dự kiến bay thử nghiệm vào năm 2020.
"Chúng tôi cho rằng động cơ chạy điện kết hợp là một công nghệ không thể thiếu trong lương lai của ngành hàng không", Paul Eremenko, Giám đốc công nghệ của Airbus cho biết trong buổi họp báo ngày 28/11.

Trước đó, Airbus ước tính một máy bay chặng ngắn chở 100 khách có thể cần tổng lượng điện năng khoảng 20 megawatt. Nhà sản xuất máy bay này cũng cho biết đang phát triển dòng máy bay 2 chỗ ngồi chạy điện kết hợp E-Fan Plus và đã cho ra mắt vào mùa hè năm 2016 tại Triển lãm hàng không EAA AirVenture Oshkosh ở Wisconsin (Mỹ).
Kế hoạch phát triển E-Fan Plus với mục đích thương mại của Airbus được gác lại để dành cho tham vọng phát triển máy bay chở khách chặng ngắn chạy điện E-Pan X.
Ngọc Trang tổng hợp (Từ baonga.com, tinhte.vn)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận