Sâu bệnh và biện pháp phòng trị trên cây thanh long
Thứ năm, 02/11/2017

Thanh Long được trồng tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích khoảng 2000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây thanh long chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng.
Thanh Long được trồng tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích khoảng 2000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây thanh long chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái. Việc phòng và trị sâu bệnh để có trái thanh long thơm ngon là một khâu rất quan trọng, Trung tâm Khuyến nông Long An đã đưa ra một số loài sâu bệnh thường gặp và cách phòng trị như sau:
I, Một số loài sâu hại thường gặp:
1. Kiến:
Kiến lửa và kiến kim gây hại bằng cách cắn phá dây và mầm hoa, tai lá, nụ hoa làm giảm năng suất và giảm phẩm trái.
Biện pháp phòng trị cần thiết là thực hiện thường xuyên việc vệ sinh vườn để kiến không có nơi trú ẩn. Đồng thời, kết hợp dùng các loại thuốc diệt kiến như cách dùng bã mồi hỗn hợp xác dừa khô với Regent cho vào các túi vải nhỏ treo trong vườn hoặc dùng thuốc sinh học gây bệnh trong quần thể kiến. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng thuốc diệt kiến cần tuân thủ các yêu cầu cách ly thời gian ngưng thuốc để đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Bọ xít:
Bọ xít chích hút trực tiếp gây tổn thương ở tai trái, vỏ trái và đọt cành non và là tác nhân gián tiếp cho các loại nấm bệnh và vi khuẩn khác xâm nhập gây hại.
Biện pháp phòng trị là thường xuyên vệ sinh vườn, phát dọn các nơi rậm rạp và không sử dụng các loại phân chuồng chưa ủ hoai. Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn nên dễ phát hiện và bắt bằng tay, nhất là lúc mặt trời vừa khuất nắng kết hợp sử dụng các loại thuốc trừ bọ xít trong danh mục cho phép.
3. Ruồi đục trái:
Gây hại phổ biến trên các loại cây ăn trái bằng cách chích hút trái và đẻ trứng; trứng nở thành ấu trùng dòi làm thối và rụng trái.
Biện pháp phòng trị cần thiết là thường xuyên vệ sinh vườn để hạn chế tiến trình ấu trùng của ruồi hóa nhộng trong đất, thu gom tiêu hủy trái rụng kết hợp dùng các loại thuốc như Vizubon- D để treo trong vườn theo định kỳ 2 tuần thay thuốc 1 lần hoặc dùng bã mồi Sofri protein + Fipronil 5% để đặt bã. Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bao trái sau khi hoa thụ phấn được 3 -7 ngày.
4. Ốc Sên:
Thường ốc sên phát triển mạnh trong mùa mưa, ban ngày trú ẩn ở nơi rậm, ẩm và tập trung cắn phá cành non, hoa, trái vào ban đêm.
Biện pháp phòng trị là dùng thuốc diệt Ốc như: Balucide, Yellow-K, Deadline Bullet... phun vào bông, tẩm vào trái hoặc đặt bã trong vườn.
II, Các loại bệnh thường gặp:
1. Bệnh thối cành:
Do nấm Alternaria sp làm cành Thanh Long kém phát triển, úa vàng, mềm thối. Thường bệnh dễ xảy ra vào cuối mùa nắng chuyển sang đầu mùa mưa.
Biện pháp phòng ngừa là luôn cung cấp đủ nước trong mùa khô; tuy nhiên, không nên tưới lúc nắng gắt; đồng thời, vườn phải có hệ thống thoát nước tốt. Bên cạnh đó, cần bón phân cân đối, sớm phát hiện cành bệnh để cắt bỏ, tiêu hủy. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm đặc trị như Norshield 82wp, Score EC hoặc thuốc có gốc đồng.
2. Bệnh nám cành:
Do nấm Macssonina agaves Syd và sphaceloma sp gây bệnh trên cành với triệu chứng ban đầu là xuất hiện một lớp màng mỏng màu xám tro và nhám, màng nầy lan rộng ra làm Thanh Long kém phát triển. Thường bệnh nám cành xuất hiện nhiều ở các vườn Thanh Long vệ sinh kém.
Biện pháp phòng ngừa cơ bản là thường xuyên vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ cành bệnh kết hợp với sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Rovral, hoặc phối hợp Anvil với Topas.
3. Bệnh đốm nâu:
Do nấm Gloeosporium agaves gây ra những vết đốm như mắt cua màu nâu, trên cành, các đốm nầy có thể phân bố rãi rác hoặc tập trung thành từng vệt dài. Biện pháp phòng trị tương tự như phòng trị bệnh nám cành.
4. Bệnh thán thư:
Do nâm Colletotrichum sp gây hại trên cành và hoa, trái. Trên hoa bị bệnh xuất hiện những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô và rụng, còn trên trái là những đốm đen tròn ăn lỏm qua vỏ. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Biện pháp phòng ngừa là tỉa bỏ cành nhánh lòa xòa để cành không tiếp xúc với đất và tỉa bỏ, tiêu hủy cành nhánh phát hiện bị bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc trị như Tilt Super, Antracol, Ridomyl, Benomyl, Scor, coc 85…phun lên hoa sau khi đã nở được 3-5 ngày. Các loại thuốc nầy cũng phun được trên trái; tuy nhiên cần cắt bỏ phần nhụy đã héo rủ ở đỉnh trái.
5. Bệnh đốm đồng tiền:
Do nấm Bipolaris cactivora gây ra. Ban đầu, vết bệnh có hình bầu dục màu vàng nâu hơi lõm, đến khi Thanh Long trổ hoa thì bệnh tấn công mạnh trên các cánh hoa, khi có ẩm độ cao cả phần cánh hoa dày đặc những đám bào tử đen mượt theo nước chảy lan sang trái sau nầy.
Bệnh tấn công trái non làm vỏ trái rằn ri như mạng võng, tai trái bị khuyết đi. Trên trái chín, vết bệnh có hình bầu dục, lúc đầu có màu nâu nhạt, sau đó chuyển dần sang màu đen chứa rất nhiều bào tử.
Cách phòng ngừa là tránh để môi trường vườn có ẩm độ quá cao và thiếu vệ sinh. Đồng thời, kết hợp bẻ cánh hoa Thanh Long sớm sau khi đã thụ phấn khoảng 3 - 4 ngày nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh. Có thể dùng các loại thuốc phòng trị tương tự như cách xử lý bệnh thán thư.
6. Bệnh về sinh lý:
+ Hiện tượng rụng nụ:
Thường xảy ra khi trên cành có nhiều nụ nên khi ra hoa nhiều hoa sẽ không đủ sức phát triển mà rụng đi. Đây là hiện tượng cân bằng sinh lý để nuôi trái. Hạn chế bằng cách tỉa hoa, bón phân cân đối và tưới đủ nước.
+ Hiện tượng nứt vỏ trái:
Do nhiều nguyên nhân như mưa nhiều, tưới nhiều, do lạm dụng chất kích thích trái to gây ra hiện tượng ruột trái phát triển mạnh không tương ứng với phần vỏ bao bọc nên trái bị nứt và một số trường hợp do neo trái quá lâu. Có thể ngăn ngừa hiện tượng này bằng cách kiểm soát chặt chẽ độ tưới, bón phân đúng cách, hạn chế sử dụng kích thích sinh trưởng, thu hoạch đúng độ chín và nên phun phân bón lá có chứa các chất Nitrat Bo hoặc Nitrat Canxi để giúp cho vỏ trái cứng hơn.
Quốc Bảo tổng hợp
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận