Tài năng trẻ làm gì để thích ứng với nền công nghiệp 4.0
Thứ tư, 08/11/2017

Industrie 4.0 không chỉ tác động lên hệ thống vật lý, số hoá và quy trình công nghiệp, mà còn lên trên toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả các nhà sản xuất và các nhà sản xuất công nghiệp, nhà cung cấp và người lao động.
INDUSTRIE 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0)”, lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Ha-nô-vờ ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời trong bối cảnh: (1) thế giới đang tìm kiếm mô hình phát triển bền vững và hiệu quả sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009; (2) xu hướng già hóa dân số ở các nước phát triển dẫn đến thiếu nguồn nhân công; (3) sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi từ lợi thế chi phí lao động thấp; (4) sự hội tụ của khoa học và công nghệ bao gồm trí tuệ nhân tạo, người máy, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học và vật liệu mới. Tại Đức các công ty vừa và nhỏ là nguồn cảm hứng lớn nhất cho việc tìm ra công nghệ mới nhằm đáp ứng sự phát triển trong bối thiếu nhân lực, trong khi công nghệ tự động hóa như Siemens cung cấp không phổ biến bởi giá thành cao. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ Cộng hòa Liên bang Đức là nhằm tìm ra công nghệ mới (được gọi là industrie 4.0) có khả năng đáp ứng thay thế nguồn nhân lực xu hướng già, đáp ứng cho việc phát triển mô hình kinh tế mới hiệu quả và bền vững hơn. Trong đó công nghệ người máy, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo được nâng cao lên một bước tiến nhờ vào Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, thực tế áo, xử lý dữ liệu lớn cũng như các công nghệ về vật liệu mới và công nghệ sinh học. Industrie 4.0 không giống như các công nghệ như siemens đã có mặc dù về kết quả mang lại có thể là tương đồng, tuy nhiên, Industrie 4.0 là để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng áp dụng tự động hóa ở một mức cao hơn với giá thành phù hợp.
Chính vì vậy, Industrie 4.0 không chỉ tác động lên hệ thống vật lý, số hoá và quy trình công nghiệp, mà còn lên trên toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả các nhà sản xuất và các nhà sản xuất công nghiệp, nhà cung cấp và người lao động. Một trong những mối bận tâm ban đầu của việc áp dụng mô hình Industrie 4.0 là sự thiếu hụt nhân công có thể làm việc trong môi trường công nghiệp 4.0, nơi mà công nhân vận hành máy phải là những nhà quản lý nhà máy thông minh (smart factory). Khi đó, nhân lực đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng đa ngành bao gồm cả IT, cơ khí, điện tử, chế biến. Đó là lý do Khối Châu Âu đã có nhiều đề án nhằm phát triển nguồn nhân lực 4.0, và nhắm đến các thị trường đang có nguồn nhân công dồi dào như các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, như đề án EU RISE. Trong tương lại, xuất khẩu lao động không có nghĩa là phải ra nước ngoài, mà làm việc ngay trong nước với các hệ thống thực tế ảo kết nối từ xa do Internet kết nối vạn vật. Thế giới có sự phân chia rõ ràng hai cực, đất nước công nghệ và đất nước phụ thuộc, làm thuê.
Nhìn chung, khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trong hai thế kỷ trước, CMCN4.0 là cuộc cách mạng toàn cầu. Số hóa và tự động hóa sẽ tác động tới tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp, và con người; ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội. CMCN4.0 đem lại cơ hội qua việc tạo ra sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, giúp giải quyết các vấn đề môi trường.
Chính vì vậy, Industrie 4.0 không chỉ tác động lên hệ thống vật lý, số hoá và quy trình công nghiệp, mà còn lên trên toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả các nhà sản xuất và các nhà sản xuất công nghiệp, nhà cung cấp và người lao động. Một trong những mối bận tâm ban đầu của việc áp dụng mô hình Industrie 4.0 là sự thiếu hụt nhân công có thể làm việc trong môi trường công nghiệp 4.0, nơi mà công nhân vận hành máy phải là những nhà quản lý nhà máy thông minh (smart factory). Khi đó, nhân lực đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng đa ngành bao gồm cả IT, cơ khí, điện tử, chế biến. Đó là lý do Khối Châu Âu đã có nhiều đề án nhằm phát triển nguồn nhân lực 4.0, và nhắm đến các thị trường đang có nguồn nhân công dồi dào như các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, như đề án EU RISE. Trong tương lại, xuất khẩu lao động không có nghĩa là phải ra nước ngoài, mà làm việc ngay trong nước với các hệ thống thực tế ảo kết nối từ xa do Internet kết nối vạn vật. Thế giới có sự phân chia rõ ràng hai cực, đất nước công nghệ và đất nước phụ thuộc, làm thuê.
Nhìn chung, khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trong hai thế kỷ trước, CMCN4.0 là cuộc cách mạng toàn cầu. Số hóa và tự động hóa sẽ tác động tới tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp, và con người; ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội. CMCN4.0 đem lại cơ hội qua việc tạo ra sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, giúp giải quyết các vấn đề môi trường.
TÀI NĂNG TRẺ LÀM GÌ ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

Đối với Việt Nam, khi nguồn nhân công giá rẻ và tài nguyên không còn là thế mạnh cạnh tranh bền vững, khi đổi mới công nghệ luôn tạo ra những sản phẩm mới, thì thế hệ trẻ, trong đó các tài năng trẻ phải là đội ngũ tiên phong trở thành những người khởi nghiệp - entrepreneus, những con người có khả năng nhìn thấy cơ hội trong khó khăn; những người có khả năng chấp nhận rủi ro, dũng khí thực hiện những điều mới mẻ; năng lực biến ý tưởng thành hiện thực; khả năng tự học hỏi và phát triển không ngừng; năng lực sáng tạo.Sự cộng tác giữa các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp, với các lĩnh vực khác nhau để tạo ra công nghệ mới, chuyển giao vào thực tiễn cuộc sống là mục tiêu hàng đầu.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, không phải cứ muốn là có thể “đi tắt, đón đầu” trong nền công nghiệp 4.0. Hiện tại Việt Nam còn gặp khó khăn trong số hóa. Hiện tại vấn đề số hóa là vô cùng quan trọng, các hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hành chính,… vẫn còn đang trên bàn, hộc tủ, hoặc đang chỉ số hóa thô sơ bằng tệp hình ảnh hoặc tệp văn bản thông thường không cấu trúc ngữ nghĩa, dẫn đến khó tiếp cận, chia sẻ và trao đổi giữa các hệ thống khác nhau, vì thế các hệ thống thông tin vẫn còn rời rạc, chưa thể liên thông. Một người sở hữu nhiều ngôi nhà trong cùng một thành phố nhưng ở các Quận khắc nhau vẫn chưa thể quản lý được! Các bản đồ điện tử vẫn chưa được phân lớp các thực thể, chưa có chỉ dẫn tập trung, chính quy,… các trang về tra cứu thông tin bệnh, bệnh án điện tử vẫn chưa có… người dân vẫn phải tiếp xúc với nhiều thông tin từ các nguồn không chính thống. Kể cả vấn đề dự báo bão, lụt, hạn hán,… các trang chính thống vẫn còn bị chậm về thời gian, buộc phải tham khảo ở các trang trên mạng không qua kiểm chứng, dẫn đến loạn thông tin. Các trang thông tin chỉ dẫn địa lý về sản phẩm, cây trồng, du lịch, và các trang tra cứu về bằng sáng chế, tài sản trí tuệ hiện tại vẫn rất cơ bản và thiếu thông tin. Trong nền nông nghiệp, đất đai hiện tại sở hữu cá nhân manh mún, việc ứng dụng công nghệ cao là rất khó khăn. Nên công nghiệp của chúng ta vẫn còn thủ công, người lao động phụ thuộc vào đó rất nhiều, tự động hóa diễn ra sẽ làm thất nghiệp, trong khi giáo dục chưa đáp ứng được cho nguồn nhân lực mới hoặc đào tạo lại để đáp ứng nghề nghiệp mới.
Thế hệ trẻ cần xác định rõ bối cảnh của Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0 để có những hướng đi thích hợp. Ví dụ, đối với Nhà nghiên cứu, tập trung ứng dụng các kết quả đã có vào thực tiễn giải quyết hiện trạng ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cần được kết hợp với doanh nghiệp, đưa ra thị trường thay vì manh mún làm nửa vời. Mỗi một con người chúng ta cần xác định đúng một nhiệm vụ, phù hợp với thế mạnh của mình, mở rộng mối quan hệ cộng tác nghiên cứu, đưa công nghệ làm ra tới Nhà doanh nghiệp, để cùng nhau sớm hoàn thiện và cho ra thị trường. Tập trung vào vấn đề số hóa, quản trị quy trình nghiệp vụ bằng công nghệ thông tin (ví dụ trong nông nghiệp thì quy trình canh tác theo chuẩn, truy xuất được nguồn gốc, logistics, thương mại điện tử nông nghiệp, xây dựng các hệ thống chuyên gia hỗ trợ canh tác, sâu bệnh, có như thế mới tạo ra được thương hiệu). Bởi quá trình số hóa chưa đạt, dẫn đến rất nhiều dịch vụ dựa trên số hóa đã đang biến người Việt Nam đi làm thuê, xây khách sạn ra để làm thuê cho họ, đầu tư xe để đi lái thuê cho họ, các dịch vụ bán vé, điểm hướng dẫn du lịch nay đóng cửa dần, thay thế bởi các dịch vụ điện tử từ nước ngoài xâm nhập vào… đó cũng là do chúng ta chưa đạt đến trình độ số hóa.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, không phải cứ muốn là có thể “đi tắt, đón đầu” trong nền công nghiệp 4.0. Hiện tại Việt Nam còn gặp khó khăn trong số hóa. Hiện tại vấn đề số hóa là vô cùng quan trọng, các hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hành chính,… vẫn còn đang trên bàn, hộc tủ, hoặc đang chỉ số hóa thô sơ bằng tệp hình ảnh hoặc tệp văn bản thông thường không cấu trúc ngữ nghĩa, dẫn đến khó tiếp cận, chia sẻ và trao đổi giữa các hệ thống khác nhau, vì thế các hệ thống thông tin vẫn còn rời rạc, chưa thể liên thông. Một người sở hữu nhiều ngôi nhà trong cùng một thành phố nhưng ở các Quận khắc nhau vẫn chưa thể quản lý được! Các bản đồ điện tử vẫn chưa được phân lớp các thực thể, chưa có chỉ dẫn tập trung, chính quy,… các trang về tra cứu thông tin bệnh, bệnh án điện tử vẫn chưa có… người dân vẫn phải tiếp xúc với nhiều thông tin từ các nguồn không chính thống. Kể cả vấn đề dự báo bão, lụt, hạn hán,… các trang chính thống vẫn còn bị chậm về thời gian, buộc phải tham khảo ở các trang trên mạng không qua kiểm chứng, dẫn đến loạn thông tin. Các trang thông tin chỉ dẫn địa lý về sản phẩm, cây trồng, du lịch, và các trang tra cứu về bằng sáng chế, tài sản trí tuệ hiện tại vẫn rất cơ bản và thiếu thông tin. Trong nền nông nghiệp, đất đai hiện tại sở hữu cá nhân manh mún, việc ứng dụng công nghệ cao là rất khó khăn. Nên công nghiệp của chúng ta vẫn còn thủ công, người lao động phụ thuộc vào đó rất nhiều, tự động hóa diễn ra sẽ làm thất nghiệp, trong khi giáo dục chưa đáp ứng được cho nguồn nhân lực mới hoặc đào tạo lại để đáp ứng nghề nghiệp mới.
Thế hệ trẻ cần xác định rõ bối cảnh của Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0 để có những hướng đi thích hợp. Ví dụ, đối với Nhà nghiên cứu, tập trung ứng dụng các kết quả đã có vào thực tiễn giải quyết hiện trạng ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cần được kết hợp với doanh nghiệp, đưa ra thị trường thay vì manh mún làm nửa vời. Mỗi một con người chúng ta cần xác định đúng một nhiệm vụ, phù hợp với thế mạnh của mình, mở rộng mối quan hệ cộng tác nghiên cứu, đưa công nghệ làm ra tới Nhà doanh nghiệp, để cùng nhau sớm hoàn thiện và cho ra thị trường. Tập trung vào vấn đề số hóa, quản trị quy trình nghiệp vụ bằng công nghệ thông tin (ví dụ trong nông nghiệp thì quy trình canh tác theo chuẩn, truy xuất được nguồn gốc, logistics, thương mại điện tử nông nghiệp, xây dựng các hệ thống chuyên gia hỗ trợ canh tác, sâu bệnh, có như thế mới tạo ra được thương hiệu). Bởi quá trình số hóa chưa đạt, dẫn đến rất nhiều dịch vụ dựa trên số hóa đã đang biến người Việt Nam đi làm thuê, xây khách sạn ra để làm thuê cho họ, đầu tư xe để đi lái thuê cho họ, các dịch vụ bán vé, điểm hướng dẫn du lịch nay đóng cửa dần, thay thế bởi các dịch vụ điện tử từ nước ngoài xâm nhập vào… đó cũng là do chúng ta chưa đạt đến trình độ số hóa.
SÀN TRI THỨC NOVELIND VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang dần phát triển và trở thành nền tảng cơ sở, những người làm khoa học đều mong muốn tạo ra một bước đột phá trong hoạt động mang tính khoa học kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới. Nhận thức đầy đủ và đặc trưng của nhà nước về nền kinh tế tri thức đã định hướng cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà khoa học càng trở nên quan trọng hơn. Tuy vậy, hiện nay các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ được ứng dụng triển khai vào thực tế sản xuất, dịch vụ còn nhiều hạn chế, thiếu tính kết nối. Dẫn đến sự tồn động của những sản phẩm nghiên cứu hữu ích mang giá trị thực tiễn cao nhưng không thể chuyển giao cho doanh nghiệp. Để đối mặt với những thách thức trên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần một tổ chức, một hệ thống kết nối doanh nghiệp và nhà khoa học, cùng nhau kết nối phát triển. Sàn Tri Thức Novelind chính là một hệ sinh thái khoa học công nghệ ra đời để đáp ứng nhu cầu trên.
Sàn Tri Thức Novelind được xây dựng nên nhờ tập thể các Nhà Khoa học tiên phong tại Việt Nam trong việc kết nối những ý tưởng sáng tạo với giải pháp tiên tiếntrong nền kinh tế chia sẻ. Với mục tiêu ban đầu là trở thành nơi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh tế, khoa học, kỹ thuật có Ý tưởng hoặc Thách thức muốn giải quyết và chọn “SÀN TRI THỨC” làm giải pháp kết nối tới những người có kỹ năng, kinh nghiệm để tham gia và hiện thực hóa Ý tưởng hay Thách thức. Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng khác là tạo nên một tổ chức giúp các nhà khoa học sử dụng tri thức để phục vụ cộng đồng, nếu lên và cùng giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Và để phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Sàn Tri Thức sẽ là nơi cộng tác, xuyên ngành, nhằm mục đích đổi mới sáng tại vì xã hội hướng đến đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước.
Có 3 yếu tố trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là: nghiên cứu – đào tạo – sản xuất. Sàn Tri Thức sẽ là một bước đệm quan trọng trong hệ sinh thái khoa học công nghệ, đây là cơ hội rất lớn để phát triển doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Trong đó, các cá thể (bao gồm doanh nghiệp và nhà khoa học) cộng sinh với nhau, để chia sẻ và bổ sung, cùng nhau phát triển. Hơn nữa, Sàn sẽ là một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sáng tạo của khoa học công nghệ ứng dụng và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Sàn tri thức không chỉ là nơi các giao dịch được diễn ra, mà còn là cộng đồng chia sẻ, có sự tham gia của tất cả các nhà khoa học với mong muốn đổi mới sáng tạo vì xã hội.
Sàn Tri Thức Novelind được xây dựng nên nhờ tập thể các Nhà Khoa học tiên phong tại Việt Nam trong việc kết nối những ý tưởng sáng tạo với giải pháp tiên tiếntrong nền kinh tế chia sẻ. Với mục tiêu ban đầu là trở thành nơi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh tế, khoa học, kỹ thuật có Ý tưởng hoặc Thách thức muốn giải quyết và chọn “SÀN TRI THỨC” làm giải pháp kết nối tới những người có kỹ năng, kinh nghiệm để tham gia và hiện thực hóa Ý tưởng hay Thách thức. Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng khác là tạo nên một tổ chức giúp các nhà khoa học sử dụng tri thức để phục vụ cộng đồng, nếu lên và cùng giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Và để phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Sàn Tri Thức sẽ là nơi cộng tác, xuyên ngành, nhằm mục đích đổi mới sáng tại vì xã hội hướng đến đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước.
Có 3 yếu tố trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là: nghiên cứu – đào tạo – sản xuất. Sàn Tri Thức sẽ là một bước đệm quan trọng trong hệ sinh thái khoa học công nghệ, đây là cơ hội rất lớn để phát triển doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Trong đó, các cá thể (bao gồm doanh nghiệp và nhà khoa học) cộng sinh với nhau, để chia sẻ và bổ sung, cùng nhau phát triển. Hơn nữa, Sàn sẽ là một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sáng tạo của khoa học công nghệ ứng dụng và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Sàn tri thức không chỉ là nơi các giao dịch được diễn ra, mà còn là cộng đồng chia sẻ, có sự tham gia của tất cả các nhà khoa học với mong muốn đổi mới sáng tạo vì xã hội.
TS. Dương Trọng Hải
(Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đạt Giải thưởng KHCN Thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2016)
(Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đạt Giải thưởng KHCN Thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2016)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Hai Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng tham gia chương trình lãnh đạo đổi mới sáng tạo toàn...
- 'Cơ chế trả lương như ngân hàng để hút tài năng công nghệ'
- 20 học sinh được nhận Huân chương Lao động
- ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng
- Cú huých đặc biệt về nhân tài giúp Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
- Nhà khoa học trẻ nghiên cứu ứng dụng công nghệ hạt nhân
- Việt Nam có 9 người lọt nhóm 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
- Chiến lược đúng sẽ lôi kéo nhân tài bán dẫn toàn cầu về nước
- Tiến sĩ trồng nấm vân chi đỏ bằng vỏ trấu
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 họp lần thứ...
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận