Trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ theo tiêu chuẩn VIETGRAP
Thứ ba, 29/10/2019

Sau khi tốt nghiệp khoa Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ, trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, chàng kỹ sư trẻ Đỗ Trung Kiên có cơ hội đặt chân đến nhiều vùng miền của Tổ quốc.
Sau khi tốt nghiệp khoa Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ, trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, chàng kỹ sư trẻ Đỗ Trung Kiên có cơ hội đặt chân đến nhiều vùng miền của Tổ quốc.
Đến thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Kiên bị cuốn hút bởi những nông trại công nghệ cao, mô hình trồng rau, củ trong nhà kính. Niềm đam mê với nông nghiệp trỗi dậy, anh quyết định gác lại công việc kỹ sư cầu đường, dừng chân ở mảnh đất này để tìm hiểu, học việc. Sau gần 2 năm học hỏi, trang bị kiến thức và kinh nghiệm, anh "khăn gói" về quê với dự định phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Anh luôn cho rằng, làm nông nghiệp không thể ồ ạt theo trào lưu mà phải có sự tính toán, cân nhắc thật kỹ để giảm thiểu những tổn thất, rủi ro có thể gặp. Áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Đã qua rồi thời nông nghiệp phải phụ thuộc vào thời tiết. Một quốc gia có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Israel cũng có thể trở thành một cường quốc nông nghiệp công nghệ cao. Họ làm được, tại sao chúng ta lại không thể.
Từ trăn trở đó, năm 2017, với số vốn tích cóp được và khoản tiền vay ngân hàng cùng số tiền Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc hỗ trợ khởi nghiệp, anh thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Trung Kiên. Để có mặt bằng sản xuất, anh phải tới từng nhà để vận động người dân cho thuê đất, vận động các hộ dân cùng tham gia sản xuất trồng cây nông nghiệp theo hướng an toàn và hiệu quả. Trước sự nhiệt tình, ý tưởng táo bạo của chàng trai trẻ, nhiều hộ dân ở TDP Liên Bình đã đồng ý cho anh thuê lâu dài 2ha đất nông nghiệp với giá 1,5 triệu đồng/sào/năm.
.jpg)
Anh Kiên với những trái quả tại vườn của mình
Có ruộng đất tập trung, có vốn, anh bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng đã ấp ủ bấy lâu. Anh đầu tư gần 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính với tổng diện tích hơn 1,1ha. Năm 2019 Tỉnh đoàn phối hợp cùngTrung tâm phát triển khoa học và công nghệ Trung ương Đoàn hỗ trợ anh một phần kinh phí để xây dựng mở rộng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn Vietgrap. Thông qua các bước hướng dẫn của chuyên gia, anh cùng bà con đã hiểura được nhiều điều về các từng khâu, từng quy trình trong việc triển khai trồng và chăm sóc cây giống đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn Vietgrap.
Quá trình sản xuất nông nghiệp không còn phải phụ thuộc mùa vụ, thời tiết, nên mô hình nhà màng của anh có thể trồng nhiều sản phẩm trái vụ với năng suất, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, anh còn xây dựng thêm nhà điều hành, sơ chế rộng khoảng 200m2.
Vụ đầu tiên, anh Kiên trồng thử nghiệm dưa lưới, dưa chuột bao tử, ớt chuông, cà chua, hoa đồng tiền. Nhờ áp dụng đúng quy trình, các giống cây này đều sinh trưởng tốt và hiệu quả cao. Đây cũng là những cây trồng chủ lực của trang trại.
Sau nhiều lần thử nghiệm, dưa lưới ,dưa chuột, cà chua được áp dụng phương pháp trồng trên giá thể, bao gồm: xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ. Anh Kiên đánh giá đây là một phương pháp canh tác mới, an toàn, giúp cách ly các nguồn sâu bệnh từ đất. Anh cũng thường xuyên mời các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp, đoàn khách quốc tế về tham quan mô hình, từ đó, tiếp thu những nhận xét, góp ý để dần hoàn thiện. Theo tính toán của anh Kiên, việc áp dung khoa học công nghệ vào trồng các giống dưa, cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt với giá bán trung bình cà chua từ 25.000-35.000đ/kg; giống dưa lưới từ 40.000-45.000đ/kg. doanh thu hàng năm đạt từ 650-750 triệu đồng
.jpg)
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ bán tự động trong sản xuất nông nghiệp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà còn giúp tiết kiệm nhân công. Mô hình của anh rộng 2ha nhưng anh Kiên chỉ cần thuê 2-3thanh niên địa phương thường xuyên làm việc. Vào vụ thu hoạch, anh mới cần thuê thêm nhân công thời vụ. Chỉ cần thông qua một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng internet, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển từ xa, anh Kiên dù không có mặt tại vườn vẫn thể biết được việc sinh trưởng và phát triển cây trong vườn của mình. Cũng thông qua ứng dụng này, anh Kiên sẽ kích hoạt hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân từ xa mà không cần có mặt tại nhà vườn.
.jpg)
Anh Kiên chia sẻ, niềm say mê với nông nghiệp cùng với những thành công bước đầu, giúp anh càng thêm gắn bó với lĩnh vực vốn chứa đựng nhiều rủi ro này. Mong rằng, sẽ có thêm nhiều bạn trẻ mạnh dạn thử sức với nông nghiệp công nghệ cao.
Đến thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Kiên bị cuốn hút bởi những nông trại công nghệ cao, mô hình trồng rau, củ trong nhà kính. Niềm đam mê với nông nghiệp trỗi dậy, anh quyết định gác lại công việc kỹ sư cầu đường, dừng chân ở mảnh đất này để tìm hiểu, học việc. Sau gần 2 năm học hỏi, trang bị kiến thức và kinh nghiệm, anh "khăn gói" về quê với dự định phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Anh luôn cho rằng, làm nông nghiệp không thể ồ ạt theo trào lưu mà phải có sự tính toán, cân nhắc thật kỹ để giảm thiểu những tổn thất, rủi ro có thể gặp. Áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Đã qua rồi thời nông nghiệp phải phụ thuộc vào thời tiết. Một quốc gia có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Israel cũng có thể trở thành một cường quốc nông nghiệp công nghệ cao. Họ làm được, tại sao chúng ta lại không thể.
Từ trăn trở đó, năm 2017, với số vốn tích cóp được và khoản tiền vay ngân hàng cùng số tiền Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc hỗ trợ khởi nghiệp, anh thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Trung Kiên. Để có mặt bằng sản xuất, anh phải tới từng nhà để vận động người dân cho thuê đất, vận động các hộ dân cùng tham gia sản xuất trồng cây nông nghiệp theo hướng an toàn và hiệu quả. Trước sự nhiệt tình, ý tưởng táo bạo của chàng trai trẻ, nhiều hộ dân ở TDP Liên Bình đã đồng ý cho anh thuê lâu dài 2ha đất nông nghiệp với giá 1,5 triệu đồng/sào/năm.
.jpg)
Anh Kiên với những trái quả tại vườn của mình
Có ruộng đất tập trung, có vốn, anh bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng đã ấp ủ bấy lâu. Anh đầu tư gần 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính với tổng diện tích hơn 1,1ha. Năm 2019 Tỉnh đoàn phối hợp cùngTrung tâm phát triển khoa học và công nghệ Trung ương Đoàn hỗ trợ anh một phần kinh phí để xây dựng mở rộng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn Vietgrap. Thông qua các bước hướng dẫn của chuyên gia, anh cùng bà con đã hiểura được nhiều điều về các từng khâu, từng quy trình trong việc triển khai trồng và chăm sóc cây giống đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn Vietgrap.
Quá trình sản xuất nông nghiệp không còn phải phụ thuộc mùa vụ, thời tiết, nên mô hình nhà màng của anh có thể trồng nhiều sản phẩm trái vụ với năng suất, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, anh còn xây dựng thêm nhà điều hành, sơ chế rộng khoảng 200m2.
Vụ đầu tiên, anh Kiên trồng thử nghiệm dưa lưới, dưa chuột bao tử, ớt chuông, cà chua, hoa đồng tiền. Nhờ áp dụng đúng quy trình, các giống cây này đều sinh trưởng tốt và hiệu quả cao. Đây cũng là những cây trồng chủ lực của trang trại.
Sau nhiều lần thử nghiệm, dưa lưới ,dưa chuột, cà chua được áp dụng phương pháp trồng trên giá thể, bao gồm: xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ. Anh Kiên đánh giá đây là một phương pháp canh tác mới, an toàn, giúp cách ly các nguồn sâu bệnh từ đất. Anh cũng thường xuyên mời các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp, đoàn khách quốc tế về tham quan mô hình, từ đó, tiếp thu những nhận xét, góp ý để dần hoàn thiện. Theo tính toán của anh Kiên, việc áp dung khoa học công nghệ vào trồng các giống dưa, cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt với giá bán trung bình cà chua từ 25.000-35.000đ/kg; giống dưa lưới từ 40.000-45.000đ/kg. doanh thu hàng năm đạt từ 650-750 triệu đồng
.jpg)
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ bán tự động trong sản xuất nông nghiệp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà còn giúp tiết kiệm nhân công. Mô hình của anh rộng 2ha nhưng anh Kiên chỉ cần thuê 2-3thanh niên địa phương thường xuyên làm việc. Vào vụ thu hoạch, anh mới cần thuê thêm nhân công thời vụ. Chỉ cần thông qua một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng internet, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển từ xa, anh Kiên dù không có mặt tại vườn vẫn thể biết được việc sinh trưởng và phát triển cây trong vườn của mình. Cũng thông qua ứng dụng này, anh Kiên sẽ kích hoạt hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân từ xa mà không cần có mặt tại nhà vườn.
.jpg)
Anh Kiên chia sẻ, niềm say mê với nông nghiệp cùng với những thành công bước đầu, giúp anh càng thêm gắn bó với lĩnh vực vốn chứa đựng nhiều rủi ro này. Mong rằng, sẽ có thêm nhiều bạn trẻ mạnh dạn thử sức với nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc (TL)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận