Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác
Chủ nhật, 25/08/2019

32 tuổi, tiến sĩ Phạm Văn Việt đã có gia tài 30 bài báo quốc tế được công bố, trong đó 28 bài báo thuộc danh mục ISI. Và nhờ tham gia phản biện tích cực cho Tạp chí quốc tế ISI, tháng 5.2019, anh Việt trở thành thành viên ban biên tập của tạp chí.
Tiến sĩ trẻ với 30 bài báo quốc tế
32 tuổi, tiến sĩ Phạm Văn Việt đã có gia tài 30 bài báo quốc tế được công bố, trong đó 28 bài báo thuộc danh mục ISI. Và nhờ tham gia phản biện tích cực cho Tạp chí quốc tế ISI, tháng 5.2019, anh Việt trở thành thành viên ban biên tập của tạp chí.

Anh Việt luôn truyền lửa để sinh viên đi theo con đường nghiên cứu. NVCC
Hiện anh Phạm Văn Việt là Phó trưởng khoa Khoa học và công nghệ vật liệu Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Anh là đảng viên trẻ trong chương trình “Gặp gỡ đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác toàn quốc năm 2019” của T.Ư Đoàn.
1 năm 12 bài báo quốc tế
Cầm trên tay bảng thành tích 23 bài báo của tiến sĩ Phạm Văn Việt đã được công bố trên những tạp chí quốc tế uy tín có chỉ số ảnh hưởng cao, người viết thật sự choáng vì những nghiên cứu mà anh đạt được trong vòng chỉ có vài năm. Thế nhưng anh Việt cho biết đấy là con số được tổng hợp từ năm trước, còn bây giờ số bài báo quốc tế đã công bố của anh là 30 bài. Tức chỉ trong 1 năm anh đã công bố thêm được 7 bài mới. Nhưng đó cũng chưa phải là kỳ tích của anh, vì trong năm 2018, anh có đến 12 bài báo quốc tế được công bố.
Chia sẻ bí quyết để có được những thành tích đáng ngưỡng mộ này, anh Việt nói gãy gọn: “Làm nghiên cứu phải có đam mê. Không đam mê khó mà làm được”. Lý giải điều này, anh Việt cho biết kinh phí, lương cho việc nghiên cứu hết sức hạn hẹp, nếu không có đam mê sẽ không thể theo đuổi đến cùng.
Dẫn chứng từ câu chuyện của chính mình, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường, ngoài công việc tại trường, anh Việt phải đi dạy kèm ở ngoài để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu.
“Khoa học không dành cho người nghèo, vì phải có điều kiện kinh tế thì mới đầu tư vào nghiên cứu được. Nhiều sinh viên ra trường, vì áp lực áo cơm gạo tiền, rồi gánh nặng kinh tế gia đình, nên dù có giỏi đến mấy cũng không thể theo con đường nghiên cứu được. Đa phần các bạn trẻ muốn đi theo con đường này đều phải làm thêm những công việc khác để nuôi đam mê”, anh Việt chia sẻ.
Niềm đam mê nghiên cứu của chàng tiến sĩ trẻ bắt đầu từ năm 2009, khi đang còn là sinh viên, được vào phòng thí nghiệm cùng các thầy, từ đó anh Việt tìm được đam mê của mình. Và công trình đầu tiên của anh đã giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học do Thành đoàn TP.HCM tổ chức năm đó. Từ đó sự nghiệp nghiên cứu của anh bắt đầu. Từ năm 2014 đến nay, anh bắt đầu gặt “quả ngọt” từ sự nghiệp nghiên cứu, khi các bài báo quốc tế lần lượt được công bố.

Anh Việt trong một lần làm thí nghiệm tại Viện Công nghệ nano, Đại học Quốc gia TP.HCM
Nghiên cứu để giải quyết những vấn đề của xã hội
Chia sẻ bí quyết để có được những thành tích đáng ngưỡng mộ này, anh Việt nói gãy gọn: “Làm nghiên cứu phải có đam mê. Không đam mê khó mà làm được”. Lý giải điều này, anh Việt cho biết kinh phí, lương cho việc nghiên cứu hết sức hạn hẹp, nếu không có đam mê sẽ không thể theo đuổi đến cùng.
Dẫn chứng từ câu chuyện của chính mình, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường, ngoài công việc tại trường, anh Việt phải đi dạy kèm ở ngoài để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu.
“Khoa học không dành cho người nghèo, vì phải có điều kiện kinh tế thì mới đầu tư vào nghiên cứu được. Nhiều sinh viên ra trường, vì áp lực áo cơm gạo tiền, rồi gánh nặng kinh tế gia đình, nên dù có giỏi đến mấy cũng không thể theo con đường nghiên cứu được. Đa phần các bạn trẻ muốn đi theo con đường này đều phải làm thêm những công việc khác để nuôi đam mê”, anh Việt chia sẻ.
Niềm đam mê nghiên cứu của chàng tiến sĩ trẻ bắt đầu từ năm 2009, khi đang còn là sinh viên, được vào phòng thí nghiệm cùng các thầy, từ đó anh Việt tìm được đam mê của mình. Và công trình đầu tiên của anh đã giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học do Thành đoàn TP.HCM tổ chức năm đó. Từ đó sự nghiệp nghiên cứu của anh bắt đầu. Từ năm 2014 đến nay, anh bắt đầu gặt “quả ngọt” từ sự nghiệp nghiên cứu, khi các bài báo quốc tế lần lượt được công bố.

Anh Việt trong một lần làm thí nghiệm tại Viện Công nghệ nano, Đại học Quốc gia TP.HCM
Nghiên cứu để giải quyết những vấn đề của xã hội
Chia sẻ về lý do dồn toàn tâm toàn lực vào con đường nghiên cứu, anh Việt cho rằng nghiên cứu không vì giải thưởng hay thành tích mà nghiên cứu đầu tiên là để nâng cao được chất lượng giảng dạy.
Cũng theo anh Việt, nghiên cứu xong không phải để vứt trong xó mà phải nghĩ đến câu chuyện là kế thừa và phát triển để ứng dụng ra cuộc sống, vừa giúp ích cho xã hội vừa có kinh phí nuôi sự nghiệp nghiên cứu và phát triển bản thân.
Đến thời điểm hiện tại, trong số rất nhiều nghiên cứu đã công bố của mình, anh Việt tâm đắc với nghiên cứu xử lý nước thải từ dệt nhuộm và đang mong muốn chuyển thành ứng dụng. Theo anh, nước thải từ công nghiệp dệt nhuộm thường chứa nhiều phẩm màu có hại và gây bệnh ung thư. Theo đó, anh sẽ dùng vật liệu cho phản ứng quang hóa để phân hủy chất màu làm giảm chất độc hại, và vật liệu này có tồn dư trong môi trường cũng không gây ảnh hưởng ngược lại.
Một nghiên cứu theo anh vừa có ý nghĩa khoa học và khả năng thực tiễn cao, đó là nghiên cứu xử lý khí NOx (ôxit nitơ) có các dạng như NO, NO2 từ các phương tiện đi lại và nhà máy thải ra gây ô nhiễm và loại khí này được xếp vào 1 trong 5 khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Hiện anh đã đầu tư được trang thiết bị để tiếp tục theo đuổi nhằm đưa ứng dụng vào thực tiễn.
Nghiên cứu mà anh Việt sẽ cho ra thành phẩm trong năm nay là nước rửa tay kháng khuẩn, với ưu điểm là rửa khô và rửa nhanh.
“Khi mới bắt đầu vào con đường nghiên cứu, mình chưa nghĩ đến sẽ ứng dụng rộng rãi. Nhưng càng ngày mình càng đi theo hướng là nhìn những thực trạng và bắt đầu đặt câu hỏi là làm gì để giải được bài toán đó, với ngành nghề mình đang chuyên thì có thể làm được gì để giải bài toán này?”, anh Việt chia sẻ.
Không chỉ phục vụ giảng dạy và ứng dụng để giải quyết những bài toán của xã hội, anh còn truyền niềm đam mê này cho sinh viên: “Mình truyền lửa cho các em một cách trực tiếp, tức cho các em thấy sản phẩm các em làm, trí tuệ các em kết tinh thành cái gì để thấy được những gì các em đóng góp cho xã hội, cho tương lai và cho cái mình sẽ theo đuổi”.
Cũng theo anh Việt, nghiên cứu xong không phải để vứt trong xó mà phải nghĩ đến câu chuyện là kế thừa và phát triển để ứng dụng ra cuộc sống, vừa giúp ích cho xã hội vừa có kinh phí nuôi sự nghiệp nghiên cứu và phát triển bản thân.
Đến thời điểm hiện tại, trong số rất nhiều nghiên cứu đã công bố của mình, anh Việt tâm đắc với nghiên cứu xử lý nước thải từ dệt nhuộm và đang mong muốn chuyển thành ứng dụng. Theo anh, nước thải từ công nghiệp dệt nhuộm thường chứa nhiều phẩm màu có hại và gây bệnh ung thư. Theo đó, anh sẽ dùng vật liệu cho phản ứng quang hóa để phân hủy chất màu làm giảm chất độc hại, và vật liệu này có tồn dư trong môi trường cũng không gây ảnh hưởng ngược lại.
Một nghiên cứu theo anh vừa có ý nghĩa khoa học và khả năng thực tiễn cao, đó là nghiên cứu xử lý khí NOx (ôxit nitơ) có các dạng như NO, NO2 từ các phương tiện đi lại và nhà máy thải ra gây ô nhiễm và loại khí này được xếp vào 1 trong 5 khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Hiện anh đã đầu tư được trang thiết bị để tiếp tục theo đuổi nhằm đưa ứng dụng vào thực tiễn.
Nghiên cứu mà anh Việt sẽ cho ra thành phẩm trong năm nay là nước rửa tay kháng khuẩn, với ưu điểm là rửa khô và rửa nhanh.
“Khi mới bắt đầu vào con đường nghiên cứu, mình chưa nghĩ đến sẽ ứng dụng rộng rãi. Nhưng càng ngày mình càng đi theo hướng là nhìn những thực trạng và bắt đầu đặt câu hỏi là làm gì để giải được bài toán đó, với ngành nghề mình đang chuyên thì có thể làm được gì để giải bài toán này?”, anh Việt chia sẻ.
Không chỉ phục vụ giảng dạy và ứng dụng để giải quyết những bài toán của xã hội, anh còn truyền niềm đam mê này cho sinh viên: “Mình truyền lửa cho các em một cách trực tiếp, tức cho các em thấy sản phẩm các em làm, trí tuệ các em kết tinh thành cái gì để thấy được những gì các em đóng góp cho xã hội, cho tương lai và cho cái mình sẽ theo đuổi”.
Lời dạy của Bác vô cùng quý giá
Phan Thị Lan Anh (30 tuổi), kế toán viên, Kho bạc Nhà nước TP.HCM, gương đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác toàn quốc năm 2019 là người có nhiều sáng kiến...

Phan Thị Lan Anh - người có những sáng kiến được áp dụng rộng rãi. Ảnh: Lê Thanh
7 năm công tác tại Kho bạc Nhà nước TP.HCM, cũng là thời gian Lan Anh luôn tự hỏi và trả lời chính mình rằng còn cách nào tốt hơn không khi giải quyết các vấn đề công việc đặt ra. Mỗi sáng kiến của Lan Anh đều giúp rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết hồ sơ.
Chính từ những đau đáu luôn thường trực, Lan Anh đã thực hiện sáng kiến “Xây dựng quy chế phối hợp triển khai thực hiện quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách qua kho bạc nhà nước tại Kho bạc Nhà nước TP.HCM”.
Lời dạy của Bác là những bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống, trở thành hành trang giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của mình, có ý chí để vượt qua những khó khăn lớn
PHAN THỊ LAN ANH Kế toán viên, Kho bạc Nhà nước TP.HCM
Sáng kiến rút ngắn được thời gian giao nhận và xử lý chứng từ giữa các bộ phận, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến giao dịch, và đã được phổ biến rộng rãi đến 24 đơn vị kho bạc ở 24 quận, huyện tại TP.HCM.
Với phương châm sống và làm việc là không ngừng sáng tạo, năm 2018, Lan Anh tiếp tục cho ra đời sáng kiến “Thiết lập danh mục mã dự phòng theo dõi chi tiết tài khoản dự toán chi thường xuyên của đơn vị sử dụng ngân sách khối an ninh, quốc phòng trên hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) - Xây dựng phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác đối chiếu số liệu chi tiết theo mã dự phòng, áp dụng triển khai tại Kho bạc Nhà nước TP.HCM”.
Nói về ý tưởng để đưa ra giải pháp này, Lan Anh cho biết: “Do tính chất đặc thù của ngành công an và quân đội nên việc chi tiêu từ ngân sách để sử dụng cho các nhiệm vụ của đơn vị, yêu cầu phải được bảo mật ở một số lĩnh vực nhạy cảm, đặc thù. Nếu làm theo cách trước đây sẽ gây không ít khó khăn trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc cũng như làm tốn nhiều thời gian của chuyên viên giao dịch. Từ thực tế trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến này để theo dõi chi tiết tài khoản dự toán của đơn vị liên quan khi giao dịch thanh toán và hạch toán trên hệ thống TABMIS”.
Chia sẻ về những điều mà bản thân học được từ tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, Lan Anh nói: “Tôi luôn ý thức tự giác trong công việc mỗi ngày, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không ngừng sáng tạo để tìm ra những phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, góp phần vì mục tiêu phục vụ nhân dân trong quá trình thực thi công vụ đối với lĩnh vực mà mình đang phụ trách”.
Lan Anh cũng cho rằng bản thân học được ở Bác từ những điều nhỏ nhất, để áp dụng vào từng việc nhỏ nhất hằng ngày như: giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội và quan trọng nhất đó là sống yêu thương và có trách nhiệm với gia đình mình cũng như cộng đồng xung quanh…
Cũng theo Lan Anh: “Lời dạy của Bác là những bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống, trở thành hành trang giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của mình, có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện ước mơ”.
Với phương châm sống và làm việc là không ngừng sáng tạo, năm 2018, Lan Anh tiếp tục cho ra đời sáng kiến “Thiết lập danh mục mã dự phòng theo dõi chi tiết tài khoản dự toán chi thường xuyên của đơn vị sử dụng ngân sách khối an ninh, quốc phòng trên hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) - Xây dựng phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác đối chiếu số liệu chi tiết theo mã dự phòng, áp dụng triển khai tại Kho bạc Nhà nước TP.HCM”.
Nói về ý tưởng để đưa ra giải pháp này, Lan Anh cho biết: “Do tính chất đặc thù của ngành công an và quân đội nên việc chi tiêu từ ngân sách để sử dụng cho các nhiệm vụ của đơn vị, yêu cầu phải được bảo mật ở một số lĩnh vực nhạy cảm, đặc thù. Nếu làm theo cách trước đây sẽ gây không ít khó khăn trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc cũng như làm tốn nhiều thời gian của chuyên viên giao dịch. Từ thực tế trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến này để theo dõi chi tiết tài khoản dự toán của đơn vị liên quan khi giao dịch thanh toán và hạch toán trên hệ thống TABMIS”.
Chia sẻ về những điều mà bản thân học được từ tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, Lan Anh nói: “Tôi luôn ý thức tự giác trong công việc mỗi ngày, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không ngừng sáng tạo để tìm ra những phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, góp phần vì mục tiêu phục vụ nhân dân trong quá trình thực thi công vụ đối với lĩnh vực mà mình đang phụ trách”.
Lan Anh cũng cho rằng bản thân học được ở Bác từ những điều nhỏ nhất, để áp dụng vào từng việc nhỏ nhất hằng ngày như: giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội và quan trọng nhất đó là sống yêu thương và có trách nhiệm với gia đình mình cũng như cộng đồng xung quanh…
Cũng theo Lan Anh: “Lời dạy của Bác là những bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống, trở thành hành trang giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của mình, có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện ước mơ”.
Ngọc Minh tổng hợp (Theo Thanh niên)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận