Ứng dụng công nghệ trong phát hiện và điều trị Covid - 19
Chủ nhật, 27/06/2021

Thiết bị 'ngửi' được mùi người mắc Covid-19, chính xác 100%
Thiết bị 'ngửi' được mùi người mắc Covid-19, chính xác 100%
Ở lần thử nghiệm thứ 2, máy phát hiện Covid-19 do hãng Robo Scientific chế tạo đã nhận biết chính xác 100% người mắc bệnh chỉ sau 15 phút thông qua mùi của họ.
Thiết bị này có tên Covid-19 Room Monitor. Máy có thể được lắp đặt tại môi trường trong nhà để “đánh hơi” các thành phần mùi của người mắc Covid-19.
Với độ chính xác được tuyên bố là 98-100%, model này được kỳ vọng giúp việc phát hiện bệnh nhân Covid-19 tại các phòng kín như cabin máy bay, lớp học, văn phòng trở nên nhanh chóng hơn.

Thiết bị giúp phát hiện người nhiễm Covid-19 qua mùi hương của Robo Scientific. Ảnh: Robo Scientific.
Theo New York Post, mùi được tạo ra từ quá trình trao đổi chất của người nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ được máy ghi nhận. Dấu vết mùi được nhận biết ngay cả với những người không có triệu chứng, do đó hệ thống sàng lọc này có thể phát hiện bệnh nhân sớm hơn, tránh virus lây lan rộng.
Thiết bị sẽ lấy mẫu không khí theo định kỳ, tự động kiểm tra những người trong phòng có nhiễm Covid-19 hay không. Việc lấy mẫu không khí diễn ra trong phòng kín từ 15-30 phút. Nếu phát hiện dấu vết kỹ thuật số liên quan đến virus, thiết bị sẽ tự động cảnh báo với người phụ trách qua SMS hoặc Wi-Fi.
Robo Scientific cũng đang nghiên cứu thiết bị xét nghiệm cá nhân có công nghệ tương tự, giúp phát hiện Covid-19 qua hơi thở. Việc xét nghiệm cũng diễn ra tự động chỉ trong vòng vài phút từ lúc lấy mẫu hơi thở đến khi cho ra kết quả. Giống khứu giác của loài chó, Robo Scientific Monitor có độ nhạy cao và nhận ra sự hiện diện của dấu vết mùi kỹ thuật số dựa vào các cảm biến của hãng.

Thiết bị có thể cho kết quả xét nghiệm nhanh chỉ trong 15 phút. Ảnh: Robo Scientific.
Thử nghiệm bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y học Nhiệt đới Vệ sinh Dịch tễ London (LSHTM) và Đại học Durham trên quần áo cho thấy cảm biến có thể phân biệt trang phục được mặc bởi người nhiễm bệnh và khỏe mạnh. Điều đó cho thấy cơ thể bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tạo ra mùi hương đặc trưng.
Sản phẩm của Robo Scientific được dự đoán có giá khoảng 5.000 USD. Trong ngày thử nghiệm đầu tiên, độ đặc hiệu trung bình của thiết bị là 98%. Đồng nghĩa tỷ lệ kết quả dương tính giả của cách xét nghiệm này thấp. Trong khi đó, độ nhạy trung bình là 99%, tương đương nguy cơ thiết bị cho kết quả âm tính giả thấp.
Vào ngày thử nghiệm thứ hai, các cảm biến đã đạt độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. Điều này cho thấy thiết bị có thể phát hiện người nhiễm Covid-19 chính xác hơn các phương pháp xét nghiệm hiện nay.
Những chiếc vòng tay quản lý người cách ly đang được nghiên cứu, thử nghiệm và sẽ sớm được triển khai để phục vụ công tác, phòng chống dịch Covid-19.
Như VietNamNet đã đưa tin, hồi cuối tháng 5, Bộ TT&TT đã đề xuất áp dụng vòng đeo tay chuyên dụng nhằm hỗ trợ giám sát người cách ly tập trung và sau cách ly.
Đây là thiết bị vòng đeo tay do doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Thiết bị này sử dụng công nghệ GPS để ghi nhận địa điểm, vị trí của người cách ly. Trong trường hợp người đeo thiết bị ra khỏi vùng cách ly, vòng tay sẽ tự động phát cảnh báo.
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên về mẫu vòng đeo tay quản lý người cách ly của Việt Nam đã chính thức lộ diện.

Mẫu vòng đeo tay điện tử cho người cách ly vì Covid-19.
Thiết bị vòng đeo tay điện tử này có tên G-TRACK, do công ty công nghệ cao Ginnovations, thành viên công ty công nghệ G-Group nghiên cứu và phát triển. Xác nhận với Pv. VietNamNet, đại diện G Group cho biết, G-TRACK hiện đang trong quá trình hoàn thiện bước cuối trước khi chính thức công bố.
Theo Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin & Truyền thông), vòng đeo tay theo dõi người cách ly là một trong những giải pháp công nghệ do doanh nghiệp Việt Nam triển khai. Giải pháp này có thể mở ra một hướng quản lý mới đối với những người cách ly có nguy cơ thấp, họ sẽ được gắn vòng đeo tay để theo dõi việc tự cách ly tại nhà.
Cách làm này sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng xã hội, đặc biệt là đội ngũ phòng, chống dịch. Giải pháp này hiện đã và đang được triển khai tại Hàn Quốc, Hồng Kông và một số nước khác trên thế giới.
Hiện những chiếc vòng đeo tay theo dõi người cách ly “Make in Vietnam” đang sắp chuyển sang giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm được đưa vào sử dụng để hỗ trợ tối đa cho công tác phòng, chống dịch.
Dự kiến, thời gian để nghiên cứu và tùy biến sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu và sản xuất đại trà với số lượng lớn là khoảng 4 tuần, sau khi được phê duyệt chủ trương và phương án kỹ thuật. Thiết bị vòng đeo tay theo dõi người cách ly sẽ có giá dự kiến là khoảng 800.000 đồng. Dung lượng pin của mỗi thiết bị này đảm bảo hỗ trợ tối đa khoảng 30 ngày sử dụng.

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước khác cũng đã phát triển những thiết bị tương tự để giám sát người cách ly. Trong hình là mẫu vòng giám sát người cách ly vì Covid-19 hiện đang được triển khai tại Hồng Kông
Vòng đeo tay theo dõi người cách ly là một giải pháp công nghệ mới nhất trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Trước đó, nước ta đã triển khai liên hoàn bộ giải pháp công nghệ gồm ứng dụng truy vết người nghi nhiễm (Bluezone), ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI), ứng dụng khai y tế nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), hệ thống bản đồ thời gian thực về diễn biến Covid-19 và mới đây là biện pháp quét mã QR khi đến nơi công cộng để lưu lại “mốc dịch tễ”.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở TT&TT Thanh Hóa đã phát triển bộ công cụ ứng dụng công nghệ thông tin “Smart Thanh Hóa” trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Trần Ngọc Hưng, Phó giám đốc Trung tâm CNTT (Sở TT&TT Thanh Hóa) cho biết, đầu năm 2020 từ khi dịch Covid-19 xâm nhâp vào nước ta, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Sở TT&TT đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như đưa “chuyên trang về phòng, chống dịch Covid-19 và ứng dụng Smart Thanh Hóa” vào thực tiễn.
Theo ông Hưng, chuyên trang thông tin phòng, chống dịch bệnh tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ: http://covid19.thanhhoa.gov.vn nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo Covid-19 tỉnh.

Ông Hưng đang giới thiệu hệ thống theo dõi từ ứng dụng Smart Thanh Hóa
Chức năng của trang cho phép thông báo, cập nhật thông tin mới về dịch bệnh Covid-19 trên Thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về phòng, chống Covid-19 của Trung ương cũng như của tỉnh Thanh Hóa. Cung cấp hệ thống tài liệu hỏi đáp, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch dưới dạng tệp, âm thanh, video...
Ngoài ra, cho phép người dân phản ánh về các trường hợp nghi có người nhiễm Covid-19; lợi dụng tình hình dịch bệnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; phản ánh giá cả thị trường trang thiết bị y tế đến các cơ quan chức năng liên quan; giám sát, phản ánh về các trường hợp cách ly trong cộng đồng.…

Chuyên trang về thông tin phòng, chống dịch Covid-19
Ngoài chuyên trang thông tin phòng, chống dịch Covid-19 nói trên, mới đây Sở TT&TT lại tiếp tục phát triển ứng dụng phần mềm “Smart Thanh Hóa” trên nền tảng di động (android, iOS).
Khi cài đặt ứng dựng “Smart Thanh Hóa” các cơ quan chức năng có thể theo dõi, giám sát được các trường hợp F1,2,3 đang được cách ly tại nhà, cách ly tập trung có thực hiện đúng theo quy định hay không. Trong trường hợp đối tượng đang trong diện cách ly mà bỏ đi nơi khác, lập tức thông qua phần mềm này sẽ báo về hệ thống.

Giao diện ứng dụng Smart Thanh Hóa trên điện thoại
Ứng dụng Smart Thanh Hóa cũng tích hợp bản đồ, dịch tễ hỗ trợ theo dõi, giám sát và xác định mức độ lây lan dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Người dân có thể theo dõi toàn diện, tổng thể diễn biến tình hình dịch bệnh, lịch sử di chuyển của các F, cũng như vùng cách ly y tế tập trung, cơ sở y tế, chốt kiểm soát và lịch sử dịch tễ liên quan, thông tin các đối tượng cách ly tại nhà... Qua đó, giúp người dân biết và không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Bản đồ kiểm soát dịch bệnh trên ứng dụng Smart Thanh Hóa
Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay đã có trên 17 nghìn lượt tải ứng dụng Smart Thanh Hóa. Đây là một trong những kênh thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và cung cấp các chức năng hỗ trợ người dân trong khai báo, tìm kiếm cơ sở y tế, phản ánh kiến nghị… liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
“Trong thời gian tới để ứng dụng được triển khai rộng khắp cho người dân trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đang kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép triển khai các chức năng mới này. Trên cơ sở đó, Sở cũng tiếp tục phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Liên đoàn lao động tỉnh… để tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt phần mềm này cho các đoàn viên thanh niên và công nhân lao động. Qua đó càng nhiều người cài đặt càng nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19”, ông Quyết cho biết.
Người dân Hà Nội có thể truy cập vào bản đồ này để nắm thông tin về các điểm xét nghiệm, phong toả và tương lai là cả số ca dương tính Covid-19 xung quanh mình.
Sở Thông tin & Truyền thông và Sở Y tế Hà Nội đã chính thức ra mắt “Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 Hà Nội” nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Theo đó, chỉ với smartphone hoặc máy tính kết nối Internet, người dân có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 xung quanh mình hoặc tại một vị trí bất kỳ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người dân có thể truy cập trực tiếp Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 Hà Nội tại địa chỉ https://covidmaps.hanoi.gov.vn/

Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của thành phố Hà Nội.
Trên bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 sẽ hiển thị các điểm xét nghiệm, các khu cách ly tập trung, khu vực phong tỏa, cách ly y tế, bệnh viện, trung tâm y tế...
Hệ thống cũng cung cấp các công cụ bản đồ phân tích mật độ, thống kê phục vụ người dân cũng như công tác quản lý, giám sát, phòng chống dịch.
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, nguồn dữ liệu, số liệu chuyên môn về dịch tễ Covid-19 được cung cấp bởi Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố, Sở Y tế Hà Nội và được cập nhật liên tục ngay sau khi có Thông báo chính thức của CDC.
Với việc đưa vào vận hành hệ thống bản đồ này, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội hy vọng đây sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả cho người dân và các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố.
Trong giai đoạn 2, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ phối hợp Sở Y tế, CDC để tiếp tục nâng cấp, bổ sung một số chức năng mới như thông tin về các điểm dịch tễ, điểm phong tỏa, ca dương tính đã công bố trong vòng bán kính do người dùng xác định trên bản đồ.
Ngoài ra, trong tương lai, hệ thống bản đồ này còn giúp người dân cập nhật thông tin về các quận (huyện), phường (xã) đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Một tính năng quan trọng khác là giúp người dân xác định vị trí, tìm đường đi để xây dựng lộ trình di chuyển phù hợp, hạn chế tiếp xúc các điểm có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thông tin về các "địa chỉ đỏ" được cung cấp đầy đủ trên bản đồ để người dân chủ động phòng tránh.
Trước Hà Nội, một số địa phương khác như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... cũng đã xây dựng hệ thống bản đồ thông tin dịch tễ theo thời gian thực để cập nhật cho người dân về tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Ở lần thử nghiệm thứ 2, máy phát hiện Covid-19 do hãng Robo Scientific chế tạo đã nhận biết chính xác 100% người mắc bệnh chỉ sau 15 phút thông qua mùi của họ.
Thiết bị này có tên Covid-19 Room Monitor. Máy có thể được lắp đặt tại môi trường trong nhà để “đánh hơi” các thành phần mùi của người mắc Covid-19.
Với độ chính xác được tuyên bố là 98-100%, model này được kỳ vọng giúp việc phát hiện bệnh nhân Covid-19 tại các phòng kín như cabin máy bay, lớp học, văn phòng trở nên nhanh chóng hơn.

Thiết bị giúp phát hiện người nhiễm Covid-19 qua mùi hương của Robo Scientific. Ảnh: Robo Scientific.
Theo New York Post, mùi được tạo ra từ quá trình trao đổi chất của người nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ được máy ghi nhận. Dấu vết mùi được nhận biết ngay cả với những người không có triệu chứng, do đó hệ thống sàng lọc này có thể phát hiện bệnh nhân sớm hơn, tránh virus lây lan rộng.
Thiết bị sẽ lấy mẫu không khí theo định kỳ, tự động kiểm tra những người trong phòng có nhiễm Covid-19 hay không. Việc lấy mẫu không khí diễn ra trong phòng kín từ 15-30 phút. Nếu phát hiện dấu vết kỹ thuật số liên quan đến virus, thiết bị sẽ tự động cảnh báo với người phụ trách qua SMS hoặc Wi-Fi.
Robo Scientific cũng đang nghiên cứu thiết bị xét nghiệm cá nhân có công nghệ tương tự, giúp phát hiện Covid-19 qua hơi thở. Việc xét nghiệm cũng diễn ra tự động chỉ trong vòng vài phút từ lúc lấy mẫu hơi thở đến khi cho ra kết quả. Giống khứu giác của loài chó, Robo Scientific Monitor có độ nhạy cao và nhận ra sự hiện diện của dấu vết mùi kỹ thuật số dựa vào các cảm biến của hãng.

Thiết bị có thể cho kết quả xét nghiệm nhanh chỉ trong 15 phút. Ảnh: Robo Scientific.
Thử nghiệm bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y học Nhiệt đới Vệ sinh Dịch tễ London (LSHTM) và Đại học Durham trên quần áo cho thấy cảm biến có thể phân biệt trang phục được mặc bởi người nhiễm bệnh và khỏe mạnh. Điều đó cho thấy cơ thể bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tạo ra mùi hương đặc trưng.
Sản phẩm của Robo Scientific được dự đoán có giá khoảng 5.000 USD. Trong ngày thử nghiệm đầu tiên, độ đặc hiệu trung bình của thiết bị là 98%. Đồng nghĩa tỷ lệ kết quả dương tính giả của cách xét nghiệm này thấp. Trong khi đó, độ nhạy trung bình là 99%, tương đương nguy cơ thiết bị cho kết quả âm tính giả thấp.
Vào ngày thử nghiệm thứ hai, các cảm biến đã đạt độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. Điều này cho thấy thiết bị có thể phát hiện người nhiễm Covid-19 chính xác hơn các phương pháp xét nghiệm hiện nay.
Vòng đeo tay quản lý người cách ly Covid-19
Những chiếc vòng tay quản lý người cách ly đang được nghiên cứu, thử nghiệm và sẽ sớm được triển khai để phục vụ công tác, phòng chống dịch Covid-19.
Như VietNamNet đã đưa tin, hồi cuối tháng 5, Bộ TT&TT đã đề xuất áp dụng vòng đeo tay chuyên dụng nhằm hỗ trợ giám sát người cách ly tập trung và sau cách ly.
Đây là thiết bị vòng đeo tay do doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Thiết bị này sử dụng công nghệ GPS để ghi nhận địa điểm, vị trí của người cách ly. Trong trường hợp người đeo thiết bị ra khỏi vùng cách ly, vòng tay sẽ tự động phát cảnh báo.
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên về mẫu vòng đeo tay quản lý người cách ly của Việt Nam đã chính thức lộ diện.

Mẫu vòng đeo tay điện tử cho người cách ly vì Covid-19.
Thiết bị vòng đeo tay điện tử này có tên G-TRACK, do công ty công nghệ cao Ginnovations, thành viên công ty công nghệ G-Group nghiên cứu và phát triển. Xác nhận với Pv. VietNamNet, đại diện G Group cho biết, G-TRACK hiện đang trong quá trình hoàn thiện bước cuối trước khi chính thức công bố.
Theo Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin & Truyền thông), vòng đeo tay theo dõi người cách ly là một trong những giải pháp công nghệ do doanh nghiệp Việt Nam triển khai. Giải pháp này có thể mở ra một hướng quản lý mới đối với những người cách ly có nguy cơ thấp, họ sẽ được gắn vòng đeo tay để theo dõi việc tự cách ly tại nhà.
Cách làm này sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng xã hội, đặc biệt là đội ngũ phòng, chống dịch. Giải pháp này hiện đã và đang được triển khai tại Hàn Quốc, Hồng Kông và một số nước khác trên thế giới.
Hiện những chiếc vòng đeo tay theo dõi người cách ly “Make in Vietnam” đang sắp chuyển sang giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm được đưa vào sử dụng để hỗ trợ tối đa cho công tác phòng, chống dịch.
Dự kiến, thời gian để nghiên cứu và tùy biến sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu và sản xuất đại trà với số lượng lớn là khoảng 4 tuần, sau khi được phê duyệt chủ trương và phương án kỹ thuật. Thiết bị vòng đeo tay theo dõi người cách ly sẽ có giá dự kiến là khoảng 800.000 đồng. Dung lượng pin của mỗi thiết bị này đảm bảo hỗ trợ tối đa khoảng 30 ngày sử dụng.

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước khác cũng đã phát triển những thiết bị tương tự để giám sát người cách ly. Trong hình là mẫu vòng giám sát người cách ly vì Covid-19 hiện đang được triển khai tại Hồng Kông
Vòng đeo tay theo dõi người cách ly là một giải pháp công nghệ mới nhất trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Trước đó, nước ta đã triển khai liên hoàn bộ giải pháp công nghệ gồm ứng dụng truy vết người nghi nhiễm (Bluezone), ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI), ứng dụng khai y tế nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), hệ thống bản đồ thời gian thực về diễn biến Covid-19 và mới đây là biện pháp quét mã QR khi đến nơi công cộng để lưu lại “mốc dịch tễ”.
Thanh Hóa ứng dụng CNTT vào phòng, chống Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở TT&TT Thanh Hóa đã phát triển bộ công cụ ứng dụng công nghệ thông tin “Smart Thanh Hóa” trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Trần Ngọc Hưng, Phó giám đốc Trung tâm CNTT (Sở TT&TT Thanh Hóa) cho biết, đầu năm 2020 từ khi dịch Covid-19 xâm nhâp vào nước ta, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Sở TT&TT đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như đưa “chuyên trang về phòng, chống dịch Covid-19 và ứng dụng Smart Thanh Hóa” vào thực tiễn.
Theo ông Hưng, chuyên trang thông tin phòng, chống dịch bệnh tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ: http://covid19.thanhhoa.gov.vn nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo Covid-19 tỉnh.

Ông Hưng đang giới thiệu hệ thống theo dõi từ ứng dụng Smart Thanh Hóa
Chức năng của trang cho phép thông báo, cập nhật thông tin mới về dịch bệnh Covid-19 trên Thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về phòng, chống Covid-19 của Trung ương cũng như của tỉnh Thanh Hóa. Cung cấp hệ thống tài liệu hỏi đáp, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch dưới dạng tệp, âm thanh, video...
Ngoài ra, cho phép người dân phản ánh về các trường hợp nghi có người nhiễm Covid-19; lợi dụng tình hình dịch bệnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; phản ánh giá cả thị trường trang thiết bị y tế đến các cơ quan chức năng liên quan; giám sát, phản ánh về các trường hợp cách ly trong cộng đồng.…

Chuyên trang về thông tin phòng, chống dịch Covid-19
Ngoài chuyên trang thông tin phòng, chống dịch Covid-19 nói trên, mới đây Sở TT&TT lại tiếp tục phát triển ứng dụng phần mềm “Smart Thanh Hóa” trên nền tảng di động (android, iOS).
Khi cài đặt ứng dựng “Smart Thanh Hóa” các cơ quan chức năng có thể theo dõi, giám sát được các trường hợp F1,2,3 đang được cách ly tại nhà, cách ly tập trung có thực hiện đúng theo quy định hay không. Trong trường hợp đối tượng đang trong diện cách ly mà bỏ đi nơi khác, lập tức thông qua phần mềm này sẽ báo về hệ thống.

Giao diện ứng dụng Smart Thanh Hóa trên điện thoại
Ứng dụng Smart Thanh Hóa cũng tích hợp bản đồ, dịch tễ hỗ trợ theo dõi, giám sát và xác định mức độ lây lan dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Người dân có thể theo dõi toàn diện, tổng thể diễn biến tình hình dịch bệnh, lịch sử di chuyển của các F, cũng như vùng cách ly y tế tập trung, cơ sở y tế, chốt kiểm soát và lịch sử dịch tễ liên quan, thông tin các đối tượng cách ly tại nhà... Qua đó, giúp người dân biết và không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Bản đồ kiểm soát dịch bệnh trên ứng dụng Smart Thanh Hóa
Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay đã có trên 17 nghìn lượt tải ứng dụng Smart Thanh Hóa. Đây là một trong những kênh thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và cung cấp các chức năng hỗ trợ người dân trong khai báo, tìm kiếm cơ sở y tế, phản ánh kiến nghị… liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
“Trong thời gian tới để ứng dụng được triển khai rộng khắp cho người dân trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đang kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép triển khai các chức năng mới này. Trên cơ sở đó, Sở cũng tiếp tục phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Liên đoàn lao động tỉnh… để tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt phần mềm này cho các đoàn viên thanh niên và công nhân lao động. Qua đó càng nhiều người cài đặt càng nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19”, ông Quyết cho biết.
Hà Nội ra mắt bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19
Người dân Hà Nội có thể truy cập vào bản đồ này để nắm thông tin về các điểm xét nghiệm, phong toả và tương lai là cả số ca dương tính Covid-19 xung quanh mình.
Sở Thông tin & Truyền thông và Sở Y tế Hà Nội đã chính thức ra mắt “Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 Hà Nội” nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Theo đó, chỉ với smartphone hoặc máy tính kết nối Internet, người dân có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 xung quanh mình hoặc tại một vị trí bất kỳ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người dân có thể truy cập trực tiếp Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 Hà Nội tại địa chỉ https://covidmaps.hanoi.gov.vn/

Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của thành phố Hà Nội.
Trên bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 sẽ hiển thị các điểm xét nghiệm, các khu cách ly tập trung, khu vực phong tỏa, cách ly y tế, bệnh viện, trung tâm y tế...
Hệ thống cũng cung cấp các công cụ bản đồ phân tích mật độ, thống kê phục vụ người dân cũng như công tác quản lý, giám sát, phòng chống dịch.
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, nguồn dữ liệu, số liệu chuyên môn về dịch tễ Covid-19 được cung cấp bởi Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố, Sở Y tế Hà Nội và được cập nhật liên tục ngay sau khi có Thông báo chính thức của CDC.
Với việc đưa vào vận hành hệ thống bản đồ này, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội hy vọng đây sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả cho người dân và các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố.
Trong giai đoạn 2, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ phối hợp Sở Y tế, CDC để tiếp tục nâng cấp, bổ sung một số chức năng mới như thông tin về các điểm dịch tễ, điểm phong tỏa, ca dương tính đã công bố trong vòng bán kính do người dùng xác định trên bản đồ.
Ngoài ra, trong tương lai, hệ thống bản đồ này còn giúp người dân cập nhật thông tin về các quận (huyện), phường (xã) đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Một tính năng quan trọng khác là giúp người dân xác định vị trí, tìm đường đi để xây dựng lộ trình di chuyển phù hợp, hạn chế tiếp xúc các điểm có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thông tin về các "địa chỉ đỏ" được cung cấp đầy đủ trên bản đồ để người dân chủ động phòng tránh.
Trước Hà Nội, một số địa phương khác như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... cũng đã xây dựng hệ thống bản đồ thông tin dịch tễ theo thời gian thực để cập nhật cho người dân về tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Nhật Anh (tổng hợp theo Vietnamnet)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận