Vai trò khoa học công nghệ trong nền kinh tế hội nhập

Thứ tư, 11/04/2018

Khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Có thể khái quát vai trò của khoa học và công nghệ như sau:
 

1. Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Khoa học và công nghệ với sự ra đời của nhiều công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Với vai trò này, khoa học và công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật.




2. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ không chỉ đẩy nhanh tộc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thể hiện:

- Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, ngành nông nghiệp thì giảm.

- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngànhcó hàm lượng công nghệ cao; lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn…
 

3. Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.


Việc áp dụng khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã có những tác động:

- Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ.

- Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp mới.

- Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thay đổi trong chiến lược kinh doanh cảu các doanh nghiệp.

Ngoài ra khoa học và công nghệ còn có vai trò là một công cụ mạnh đối với phát triển con người và vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của xã hội.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.

Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và công nghệ là một yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nó là chìa khoá cho việc hội nhập thành công, cho việc thực hiện rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức, cho tiến trình toàn cầu hoá. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của KH&CN, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là ở các lĩnh vực được coi là mũi nhọn. Những kết quả khả quan đó trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế đã thêm một lần khẳng định rõ ràng rằng khoa học và công nghệ chính là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Khoa học và công nghệ là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp. Xã hội càng phát triển thì vai trò đòn bảy của khoa học và công nghệ lại càng được thể hiện một cách sâu sắc bằng chính những tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Với riêng Việt Nam chúng ta, thành quả của khoa học và công nghệ và đặc biệt là sự đổi mới công nghệ đã mang lại những tín hiệu rất lạc quan trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội, tạo nên những diện mạo mới trong bức tranh phát triển đa sắc màu.

Có thể thấy, nhờ những đóng góp quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, y tế…trong những năm gần đây đã đem lại cho chúng ta những kết quả và thành tựu rất đáng khích lệ như: Hàng nghìn giống cùng quy trình sản xuất mới từ phòng thí nghiệm đã đến với người dân, được ứng dụng rộng rãi. Có thể nói, khoa học và công nghệ ngày nay đã và đang đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su.

Với lĩnh vực Y tế, khoa học và công nghệ đã nâng trình độ y học của nước ta lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc-xin phục vụ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong của nhiều bệnh như bại liệt, viêm não… Các nhà khoa học cũng làm chủ nhiều quy trình chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhiều bệnh mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1. Nhiều công nghệ kỹ thuật cao (xử lý tế bào gốc, tạo da để chữa bỏng…), phác đồ điều trị tiên tiến đã được áp dụng trong chuyên khoa tim mạch, sản, ngoại khoa.

Trong công nghiệp, khoa học và công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn. Ngoài ra, những kết quả phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử cũng là một chìa khóa để giúp nước ta thành công hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
 Đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế của đất nước qua các giai đoạn cụ thể như sau:
 
Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ lệ%
 


Giai đoạn


Yếu tố

1993-1997

1988-2002

2003-nay

Vốn

69,3

57,5

52,7

Lao động

15,9

20

19,1

TFP*

14,8

22,5

28,2

 
* TFP là chỉ số đánh giá sản lượng thu được thông qua các yếu tố khoa học, công nghệ và quản trị (không bao gồm yếu tố đầu vào như vốn và lao động)
 
Quốc Bảo tổng hợp

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×