Giải thưởng - Hội thi


Hội thi Tin học trẻ toàn quốc – 20 năm một chặng đường phát triển

Thứ bảy, 06/06/2015

Thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về việc“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, từ năm 1995, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thi Tin học trẻ

Thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về việc“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, từ năm 1995, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thi Tin học trẻ (trước đây gọi là Hội thi Tin học trẻ không chuyên) toàn quốc dành cho đối tượng thanh, thiếu nhi học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Đây là hoạt động nhằm động viên, khuyến khích phong trào tin học trẻ ngoài nhà trường, góp phần thiết thực phát triển đội ngũ nhân lực, nhân tài trẻ về công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TUMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trao giải cho các thí sinh trong Lễ trao Giải thưởng Hội thi năm 2014 và Kỷ niệm 20 Hội thi Tin học trẻ toàn quốc (1995-2014)

Hội thi được tổ chức hàng năm, có 02 nội dung thi chính thức là Kỹ năng và Phần mềm sáng tạo. Mỗi tỉnh, thành được chọn cử 01 đội tuyển tham dự Hội thi toàn quốc là các thí sinh đạt giải cao nhất tại Hội thi cấp tỉnh, thành, gồm: 01 thí sinh bảng A (dành cho đối tượng học sinh Tiểu học), 01 thí sinh bảng B (dành cho đối tượng học sinh THCS) và từ 01- 02 thí sinh bảng C (dành cho đối tượng học sinh THPT). Riêng TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và ngành Bưu chính Viễn thông (trước đây) được chọn 02 đội tuyển tham dự phần thi kỹ năng. Phần mềm sáng tạo bảng D, cũng được chia làm 03 bảng, dành cho 3 đối tượng như trên. Các phần mềm phải được qua vòng sơ tuyển của địa phương trước khi gửi về dự thi toàn quốc. Ban Tổ chức sẽ chấm sơ khảo và chọn ra 25 sản phẩm xuất sắc nhất để tham dự vòng chung khảo tại Hội thi toàn quốc, trong đó: Bảng D1: 05 SP; Bảng D2: 10 SP và Bảng D3: 10 SP.

Bên cạnh nội dung thi chính thức, để tăng cường tính Hội trong Hội thi, Ban Tổ chức đã đưa nội dung thi Tin học vui, nhằm tăng cường sự giao lưu, học hỏi giữa các thí sinh.

Qua 20 lần tổ chức Hội thi, đã có 935 lượt các tỉnh, thành, ngành tham dự với 3.745 lượt thí sinh tham gia, trong đó có: 958 thí sinh bảng A, 968 thí sinh bảng B, 1227 thí sinh bảng C, 570 thí sinh bảng D và 22 thí sinh bảng E (lập trình phần cứng bắt đầu từ năm 2014). Đặc biệt, trong tổng số 3.451 thí sinh, có 87 em là người dân tộc thiểu số. Tổng số phần mềm sáng tạo tham gia dự thi toàn quốc trong 20 năm là: 1.040 SP. Sản phẩm Lập trình phần cứng là: 10 sản phẩm (trong đó E2: 3 SP, E3: 7 SP) trong tổng số 19 sản phẩm tham dự Hội thi.

Tại các địa phương, hàng năm, Hội thi luôn có lượng thí sinh dự thi năm sau cao hơn năm trước, chất lượng từng bước cũng được nâng lên. Nếu năm 1995, năm đầu tiên tổ chức Hội thi, chỉ có 27 đơn vị tham gia với số lượng thí sinh là 84 em, thì đến năm 2004, có 55 đơn vị tham gia với 210 thí sinh. Những năm sau đó, số lượng tham gia dự thi luôn đạt trên 50 đơn vị, với số thí sinh trên 200 em. Những năm đầu, các đơn vị chỉ chọn cử đội tuyển tham dự Hội thi toàn quốc, thì đến nay, các đơn vị đều tổ chức Hội thi cấp tỉnh để chọn ra đội tuyển dự thi cấp Trung ương. Không những thế, những năm gần đây, hầu hết các địa phương đều tổ chức thi cấp quận, huyện để chọn ra đội tuyển dự thi cấp tỉnh, do đó số lượng thí sinh tham dự Hội thi cơ sở ngày càng đông. Mỗi năm, có hàng vạn thanh thiếu nhi tham gia Hội thi từ cấp cơ sở. Ở nhiều địa phương, do làm tốt công tác tuyên truyền nên đã thu hút đông đảo học sinh các trường, trong đó có những đơn vị vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn cũng tham dự. Vì vậy, Hội thi đã thực sự trở thành ngày Hội của các thí sinh. Bên cạnh việc tổ chức thi, nhiều tỉnh, thành đã tổ chức các hoạt động như: Tham quan, giao lưu trực tuyến trên internet, biểu diễn phần mềm sáng tạo... như thành phố Hổ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nắng, Khánh Hoà, Cần Thơ,... Nhiều tỉnh, thành đã kết hợp Hội thi Tin học trẻ với Hội thi Tin học dành cho khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ...

Ngay từ khi phát động, Ban Tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tỉnh, thành và ngành, của cácthầy, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh. Tính đến nay, có 9 đơn vị (tỉnh, thành phố và ngành) liên tục 20 lần tham dự Hội thi toàn quốc, 8 đơn vị tham dự 19 lần, 6 đơn vị tham dự 18 lần và 8 đơn vị có 17 lần tham dự Hội thi toàn quốc... Đặc biệt, một số tỉnh miền núi như: Lâm Đổng, Gia Lai 15 lần liên tục tham gia; Các tỉnh, Kon Tum, Trà Vinh, Bến Tre, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn ... tuy còn nhiều gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng đã cố gắng khắc phục để tổ chức Hội thi tại địa phương và chọn được đội tuyển dự thi toàn quốc.

Đặc biệt, các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Bắc Trung bộ một số năm đã tổ chức Hội thi cấp khu vực, nhằm nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng cho các em, tạo ra một sân chơi mới đầy bổ ích và lý thú cho các em học sinh.

Trong công tác chỉ đạo, ở Trung ương, Hội thi đã được các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo với tinh thần cộng đổng trách nhiệm cao, đã sớm xây dựng và hoàn thiện đ án triển khai, đổng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Theo đó, Trung ương Đoàn là cơ quan Thường trực chỉ đạo và tổ chức Hội thi, các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam phối hợp cùng tham gia tổ chức Hội thi toàn quốc, đổng thời chỉ đạo các địa phương theo hệ thống ngành dọc để triển khai, tổ chức thực hiện Hội thi tại cơ sở. Từ trách nhiệm được phân công, hàng năm các cơ quan phối hợp đã có văn bản chỉ đạo đến các Sở, ngành chủ động xây dựng kế hoạch cùng với Đoàn thanh niên và các ngành có liên quan tạo ra cơ chế phối hợp hoạt động chặt chẽ trong việc triển khai và tổ chức Hội thi.

Ở địa phương, mặc dù trong điều kiện khó khăn v cơ sở vật chất, v trang thiết bị (nhất là trong giai đoạn đầu), nhưng hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đã hưởng ứng và tích cực tham gia. Hầu hết các tỉnh, thành đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi ở địa phương ngay từ đầu năm và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, đổng thời xây dựng kế hoạch liên tịch chỉ đạo xuống cơ sở và đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút thanh, thiếu nhi tham gia, cũng như tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt Hội thi cấp cơ sở. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều địa phương miền núi còn gặp khó khăn, nhưng các ngành đã cử cán bộ có kinh nghiệm tham gia Ban Tổ chức, dành kinh phí, vận động tài trợ... để tổ chức tốt Hội thi cơ sở và cử đoàn tham dự Hội thi toàn quốc.

Trong công tác tổ chức, Hội thi đã được chuẩn bị tốt v mọi mặt, từ công tác hậu cần, nơi ăn, ngủ nghỉ của thí sinh, đến việc phục vụ đi lại, tham quan giải trí, tổ chức giao lưu... đều được chăm lo chu đáo, đảm bảo được sức khoẻ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thí sinh và các đoàn v dự thi. Tuy còn gặp nhiều khó khăn v kinh phí, v điều kiện vật chất, nhưng Hội thi đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành, các nhà tài trợ. Ngoài các cơ quan phối hợp, nhiều nơi còn có sự vào cuộc của nhiều đơn vị khác như: Cơ quan tài chính, Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật, các trường Đại học, Cao đẳng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn...

Đặc biệt, Hội thi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện v mọi mặt của các địa phương, đơn vị nơi diễn ra Hội thi: Lãnh đạo các địa phương, Đoàn thanh niên và nhất là các trường đăng cai tổ chức, trong đó: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 07 lần đăng cai; Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 02 lần... các trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong phạm vi có thể, từ máy móc, thiết bị, đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên... đến các cơ sở vật chất, kể cả kinh phí để phục vụ cho Hội thi một cách tốt nhất. Qua 20 lần tổ chức Hội thi đều đảm bảo an toàn tuyệt đối, chưa h xẩy ra sự cố nào v mặt kỹ thuật.

Công tác ra đề, coi thi và chấm thi cũng được chuẩn bị chu đáo và thực hiện đúng Quy chế, Thể lệ đ ra. Hội thi đã có sự giúp đỡ của một đội ngũ chuyên gia tin học có tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình và công tâm. Các thành viên Hội đổng Giám khảo, Hội đổng Coi thi đã thực hiện tốt công việc của mình một cách xuất sắc trong suốt 20 năm, từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi đều khoa học, chính xác và bảo mật, chưa h có sơ suất, hoặc sự cố đáng tiếc nào xẩy ra.

Đối với nội dung và hình thức tổ chức Hội thi, luôn được đầu tư đúng mức, thể hiện tính liên tục, chặt chẽ trên các phương diện, phương pháp tổ chức. Nội dung luôn được bổ sung đảm bảo vừa nâng cao, vừa hấp dẫn, vừa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi thanh thiếu nhi. Bắt đầu từ năm 2007, nội dung và hình thức thi có nhiều đổi mới, theo đó mỗi thí sinh chỉ được dự thi tối đa 02 lần trong cùng một cấp học, các thí sinh đã đoạt giải nhất, nhì, ba thì chỉ được dự thi ở cấp học cao hơn. Từ năm 2008, mở rộng đối tượng tham gia dự thi, không phân biệt đối tượng thí sinh chuyên hay không chuyên v tin và đổi tên từ “Hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc” thành “Hội thi Tin học trẻ toàn quốc”. Theo đó, nội dung cũng được cải tiến theo hướng giảm v lý thuyết, tăng v năng lực thực hành, đặc biệt là đối với bảng C, Ban Tổ chức cho biết trước chủ đvà bài thi được làm từ ở nhà, thí sinh được phép chuẩn bị mã nguổn mang vào phòng thi. Bài thi của thí sinh được chấm công khai theo hình thức sân khấu hoá, thi đấu đối kháng và loại trực tiếp. Bắt đầu từ năm 2014, Ban Tổ chức đưa thêm nội dung lập trình LOGO vào bảng A (Tiểu học), lập trình phần cứng bảng E cho học sinh THCS và THPT.

Đối với thi Phần mềm sáng tạo, trước đây thí sinh chỉ phải trình bày sản phẩm của mình trên máy tính và trả lời các câu hỏi của Hội đổng Giám khảo, thì nay, thí sinh phải thành lập gian hàng triển lãm, tự trình bày sản phẩm của mình và trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đổng Giám khảo, các thí sinh, lãnh đạo các đoàn và khán giả.

Chính vì vậy, mà hai phần thi này đã thu hút sự chú ý không chỉ các em học sinh các đoàn mà còn thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, được các cơ quan báo đài cổ vũ và tuyên truyền mạnh mẽ.

Đặc biệt, năm 2014, nội dung thi được mở rộng thêm Lập trình phần cứng, đây là lần đầu tiên nội dung thi lập trình trò chơi tương tác trên nền phần cứng cho đối tượng là Trung học cơ sở và Trung học phổ thông để tạo ra những sản phẩm thực tế và ngay trong năm đầu tiên đã có 15 sản phẩm dự thi.

Có thể nói, đây là một cuộc thi có quy mô lớn nhất và truyền thống lâu năm nhất trong lĩnh vực tin học dành cho thanh thiếu nhi. Một cuộc thi có nhiều cơ quan phối hợp chỉ đạo và có tâm ảnh hưởng rộng đối với lứa tuổi học trò. Một cuộc thi mà không chỉ thu hút đối tượng các em mà cả các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các chuyên gia Tin học, các bậc phụ huynh... và đã tạo ra một sân chơi thực sự hấp dẫn, trí tuệ và đầy bổ ích đối với các thí sinh.

Qua 20 lần tổ chức, nhiều tài năng tin học trẻ tham dự Hội thi đã trưởng thành và có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành CNTT cả trong và ngoài nước, như: Nguyễn Lê Huy, nhất bảng B năm 2000, nhất bảng C năm 2001, hiện là tiến sỹ ICT và đang làm giảng viên trường đại học Princeton Hoa Kỳ; Hà Quang Bách, giải ba bảng A, giải nhì bảng D1, Hội thi lần thứ nhất năm 1995, hiện là tiến sỹ ICT và đang làm Trưởng nhóm Microsoft thung lũng SiliconPhD; Đinh Mạnh Đạt, Giải Ba phần mềm sáng tạo dành cho khối chuyên năm 2002, hiện đang là Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phần mềm Quảng ích; Trần Lê Hùng, giải nhất bảng C năm 2004, hiện đang làm việc tại Google Thụy Sỹ...

Trong số 1.045 sản phẩm PMST tham gia dự thi toàn quốc 20 năm qua, có nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao, một số sản phẩm đã được ứng dụng trong thực tế, nhất là các sản phẩm phục vụ cho việc học tập, vui chơi giải trí hay quản trị trong nhà trường... Đặc biệt, nhiều sản phẩm sau khi tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc đã đăng ký vào các cuộc thi khác và đạt giải như: Nhân tài Đất Việt, Trí tuệ Việt Nam, Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đổng trong đó đã có nhiều sản phẩm đạt giải.

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên hội nhập và sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đang đặt ra yêu cầu rất cao v nguổn nhân lực trong lĩnh vực CNTT. Hội thi Tin học trẻ sẽ là cú huých, là bước tạo đà nhằm khuyến khích, động viên đông đảo thanh thiếu niên hăng hái tham gia học tập, nghiên cứu và ứng dụng CNTT để phục vụ đất nước, đổng thời góp phần tích cực vào việc “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh vẽ công nghệ thông tin và truyền thông” theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

KẾT QUẢ HỘI THI TIN HỌC TRẺ TOÀN QUỐC (1995 – 2014)

Năm Địa điểm tổ chức Số đoàn Số lượng thí sinh Số
PMST
Giải thưởng
A B C D D.tộc Tổng P.trào Đồng đội Tổng
1995 Đại học Bách Khoa HN 27 17 23 44 22 0 84 22 4 Hải Phòng 52
1996 Đại học Bách Khoa HN 32 31 34 33 26 0 98 26 1 Đăk Lăk 63
1997 Đại học Bách Khoa HN 34 33 37 35 24 0 105 24 4 Hà Nội 63
1998 Đại học KHTN Hà Nội 41 38 42 40 24 0 120 24 7 Khánh Hoà 91
1999 Đại học BK TP. HCM 45 44 46 47 25 5 137 25 4 Hàng không 104
2000 Đại học Bách Khoa HN 42 42 41 43 26 2 126 26 1 BC – VT 92
2001 Đại học Quốc Gia HN 48 44 44

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×