Những chàng trai với tấm lòng “Vàng”

Chủ nhật, 29/09/2019

Khi cả xã hội đang theo đuổi sự nghiệp cho bản thân thì chàng sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lại đang theo đuổi sự nghiệp hướng đến cả xã hội.

Chàng trai 9X có biệt danh "ông anh 7X"


Khi cả xã hội đang theo đuổi sự nghiệp cho bản thân thì chàng sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lại đang theo đuổi sự nghiệp hướng đến cả xã hội.

Hoàng Quý Bình (sinh năm 1995) hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Cơ điện tử thuộc Bộ môn Cơ điện tử Viện Cơ Khí của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Chàng trai quê Hải Dương ngay từ những năm đầu lên đại học đã cùng bạn bè thực hiện nhiều  dự án thiện nguyện, khởi xướng và thành lập nhiều câu lạc bộ tình nguyện, thư viện sách miễn phí. 



Suy nghĩ của thế hệ “7X”

Khi được hỏi tại sao lại có danh xưng là “Ông anh 7X”, Bình đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ và chia sẻ đó là anh tự nhận. Đầu tiên, Bình tự thấy những suy nghĩ và hành động của mình già dặn hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Thứ hai là khi dạy trong làng trẻ em SOS, Bình rất muốn nhận được sự tin tưởng vì cho rằng khi mình lớn tuổi thì mọi người sẽ đỡ hoài nghi về những việc mình làm. Và cuối cùng, chàng sinh viên hóm hỉnh cộng dồn cả tuổi xuân của mẹ mình. Bình cho hay, anh là con trong 1 gia đình 2 mẹ con. Mẹ Bình năm nay 65 tuổi, cha mất từ khi Bình còn rất nhỏ và mẹ Bình sinh Bình khá muộn (hơn 40 tuổi). Do đó, Bình "cộng thêm 20 tuổi của mẹ vào tuổi của mình" và cho rằng mẹ đã sinh minh vào năm hơn 20 tuổi.

Mọi người vẫn thường gọi Bình với cái biệt danh là “Sen”. Đó là cái tên mà anh chàng này rất thích. Thứ nhất, Sen trong “sen đá” để chỉ về một sức sống mãnh liệt, có thể sống trong tự nhiên ít chăm sóc . Khi lá lìa cành, nó vẫn tự sinh sôi, nảy mầm thành một cây con để tự trưởng thành. Thứ hai, sen còn có nghĩa “phục vụ”. Bình vẫn luôn tự nhủ mình sinh ra là để phục vụ cộng đồng và luôn lỗ lực cống hiến vì điều này.
Thư viện "3 không" và niềm tin đặt cọc

Theo Bình, niềm tin là một thứ gì đó rất mỏng manh trong xã hội. Anh tin nó như là một viên kim cương trong cuộc sống. Khi ai đó trao cho anh niềm tin, tức là đã mang tài sản lớn nhất gửi đến mình. Chính niềm tin đã giúp Bình thành lập thư viện "3 không": Không mất phí, không đặt cọc, không gia hạn thời gian” mang tên D FREE BOOK.

Ban đầu, thư viện xuất phát từ chính tủ sách cá nhân của Bình trong căn phòng vỏn vẹn 6m2. Khi đó, sách nằm khắp căn phòng và chỉ chừa chiếc giường và lối đi lại. Về sau nhu cầu mượn và đọc sách của mọi người lớn, Bình đã quyết định tìm một không gian mới cho thư viện để phù hợp.

Cơ sở đầu tiên cho sự hình thành D FREE BOOK này là tại số 33 ngõ 67 Lê Thanh Nghị rồi sau đó tiếp tục là cơ sở thứ hai số 2 ngõ Viện Máy, Mai Dịch, Cầu Giấy ( mở cách đây 5 tháng). Điều đặc biệt ở thư viện “3 không" là mọi người làm việc với nhau dựa trên sự tự giác và niềm tin. Bạn đến mượn sách chỉ cần mang “niềm tin” đặt cọc và số điện thoại để các bạn cộng tác viên nhắc nếu sau 1 tháng mà bạn quên chưa trả.

Nguyễn Hương (Sinh viên năm 3, ĐHQG Hà Nội) - một độc giả của thư viện - chia sẻ: “D Free Book không chỉ mang lại niềm tin mà còn mang lại sự tử tế.Có thể tới đây bất kỳ lúc nào trong khung giờ từ 8h- 21h và bất kỳ ngày nào cũng luôn được chào đón bằng những nụ cười thân thiện từ các bạn cộng tác viên cùng với đó là một không gian nhỏ xinh,trong lành và yên tĩnh.”

Năng nổ thiện nguyện

Bình là một người năng động trong rất nhiều dự án tình nguyện: Chủ nhiệm câu lac bộ Ngày mai tươi sáng – ACE, khởi xướng nhóm sinh viên tình nguyện dạy trẻ em ở Làng trẻ em SOS, thành viên câu lạc bộ Cơm 5.000 Hà Nội, tham gia các dự án: Human Bách Khoa, Hải Dương,… và dự án gần đây nhất là “Green Life” – Đổi giấy lấy cây

Từ khi còn học lớp 6, Bình đã biết đến Làng trẻ em SOS Hà Nội qua sách Giáo dục công dân và mong muốn sau này lên đại học sẽ có cơ hội được giúp đỡ những đứa trẻ này.

Khoảng cuối năm thứ nhất, Bình đã tìm đến làng trẻvà bắt đầu làm gia sư miễn phí.Hơn một năm, Bình đã đi hàng giờ đứng trên xe buýt từ Bách khoa sang Cầu Giấy để được dạy những đứa trẻ trong làng. Sau này, vì mong muốn học thêm của trẻ em trong làng lớn nên Bình quyết định tập hợp các bạn sinh viên cùng chung tay giúp đỡ và thành lập CLB Vì ngày mai tươi sáng –ACE.

Chàng trai thích từ "sen" và bán sen đá để gây quỹ
 
Mẹ Ngô Xinh (Mẹ của các em nhỏ trong nhà Hoa Phượng thuộc Làng Trẻ em SOS) cho biết: “Từ lúc đảm nhận trách nhiệm ở nhà trẻ đến giờ, dì chưa thấy ai nhiệt tình như anh Bình. Đến nỗi ban đầu dì còn nghĩ anh không được bình thường vì ngày nào cũng có mặt ở đây chỉ với mục đích là xem  các em còn thiếu gì. Lớp nào anh cũng dạy được, các mẹ cũng như các em ở làng trẻ luôn yêu mến  Bình rồi ngóng anh vào hàng ngày".
Ngoài dạy học, Bình còn hướng nghiệp và dạy các kỹ năng, chơi cùng trẻ. Ở đây hầu như ai cũng biết anh và anh còn hay tặng sen cho các mẹ nữa.” Hà Anh( 1 người con trong làng trẻ hiện là sinh viên năm 2 ngành giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) vui vẻ khi nói về Bình.

Bình còn “thèm” được mang niềm vui đến với các em vùng xa khó khăn. Đối với D Free Book thường sẽ tổ chức 2-3 tháng 1 lần, ví dụ: Đợt tháng 5-6 Bình đã cùng cộng tác viên thuê xe vận chuyển 2 tấn sách lên cho các em nhỏ. Hay đối với ACE là 1 -2 tháng sẽ tổ chức đến các trung tâm bảo trợ, viện dưỡng lão,… để trò chuyện, chia sẻ hay là chuyến tình nguyện tại trường nội trú tại A Lù, Lào Cai vào ngày 3,4/8 vừa qua. Và các câu lạc bộ khác của Bình cũng thế, cứ mỗi dự án, mỗi chuyến đi chỉ cần đăng ký thì mọi người đều cùng được tham gia như nhau.

Dám nghĩ, dám làm

“Anh Bình luôn là người nghĩ cái gì là thực hiện ngay, nhiều khi em còn nghĩ đó là điên rồ. Ví dụ như tự nhiên anh báo cuối tuần này chúng ta tổ chức đổi giấy lấy cây hay một số sự kiện anh ý tổ chức khá đột ngột. Nhưng không sao vì cuối cùng bằng sự nhiệt huyết của anh thì các hoạt động đều mang lại những sự tốt đẹp và dự án Green Life là một minh chứng.”( Lê Nam – Sinh viên năm nhất Đại học Tài Nguyên và Môi Trường kiêm ctv D Free Book) nêu ý kiến.


Các bạn tham gia học tiếng Anh
 
Được biết Green Life được nhắc đến là “đứa con sinh sau đẻ muộn” sau các CLB của Bình nhưng giá trị mà nó mang lại thì lại vô cùng lớn.

Chỉ mới đi vào hoạt động nhưng tính riêng sự kiện “ Đổi giấy lấy cây” của Green Life trong tháng 7 đã mang lại kết quả đáng ngạc nhiên: Tiếp cận được 800.000 người, thu về 5 tấn phế liệu, 5 tạ pin/thiết bị điện tử hỏng (hơn 1,000 viên) và chúng được gửi đi đến các nhà máy, công ty để tái chế lại. Đó là những con số biết nói nhằm giảm thiểu tác động của con người vào môi trường được bắt đầu từ chính hành động "xanh" hàng ngày dù bé nhỏ mà Bình cùng các bạn trong nhóm muốn hướng đến.

Minh chứng thứ 2 chính là việc thành lập thư viện free chỉ được quyết định trong thời gian rất ngắn.

Bình có nói “Khi còn trẻ con, mình đã thích một cái gì đó thì sẽ không có suy nghĩ hỏi han quá nhiều. Cảm thấy đúng đắn là mình sẽ làm ngay. Kể cả có vấp ngã cũng là một bài học để mình có kinh nghiệm hơn cho bản thân”.

Bình đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm. Với số tiền tích góp được trong thời gian làm thêm, anh đã dùng cho việc sửa sang lại ngôi nhà cấp 4 có lịch sử cả 1 thế kỷ làm cơ sở đầu tiên cho D Free Book.Thư viện “3 không” hiện có trên 5.000 đầu sách, thu hút được 80 cộng tác viên cùng tham gia và số lượng bạn đọc rất lớn ở cả 2 cơ sở. Hiện tại, chi phí thuê địa điểm của cả 2 cơ sở D Free Book là 18 triệu/3 tháng.

Đây là một số tiền không hề nhỏ đối với sinh viên. Và để duy trì thư viện phần lớn dựa vào việc bán sen đá (vườn sen ngay trước sân của thư viện)  hoặc hàng tháng các bạn cộng tác viên sẽ đóng một quỹ nhỏ nhưng không bắt buộc; và nhiều khi là kêu gọi cácMạnh Thường Quân giúp đỡ,…Có thể là tiền giúp duy trì thư viện hoặc quần áo hay sách vở cũ. Với số lượng nhiều, nhóm của Bình sẽ gom lại và để mở các tủ sách ở các tỉnh hoặc có khi là mang tới các bạn nhỏ vùng sâu vùng xa.

Chân lý sống khác thường

Tham gia các dự án tình nguyện, ngoài ra còn công việc làm thêm đối với một sinh viên năm cuối như Bình thì thời gian khá eo hẹp.  Bình chia sẻ, đầu tiên cần phải xác định được rằng mình thích gì và cần nỗ lực thì thời gian sẽ thuận theo tự nhiên và mình sẽ thích ứng với nó từ đó sẽ có cách sắp xếp cho phù hợp.

Thời gian trong ngày của Bình dành phần lớn cho các dự án thế nhưng Bình lại cho rằng "Tất cả thời gian trong ngày đều dành cho mình". Chàng sinh viên chưa cảm thấy mình đã cho đi thứ gì mà còn nhận lại rất nhiều
Cách tuyển tình nguyện viên của Bình cũng rất đặc biệt. Mọi người luôn được chào đón ở các CLB của anh chỉ cần có một trái tim ấm và nhiệt huyết cho dù có bị rớt ở bất cứ CLB nào thì với đội của Bình

Dự định cho tương lai

Trong tương lai, Bình mong muốn có thể mở thêm các lớp dạy ngoại ngữ và các lớp dạy nghệ thuật ở cả 2 cơ sở của D FREE BOOK để mọi người có thể đến giao lưu vào các buổi tối nhiều hơn, có thể trau dồi khả năng ngoại ngữ cũng như làm cho tâm hồn trở nên phong phú giúp mọi người cởi mở với nhau hơn.

Đồng thời, có thể thu hút nhiều người đến với thư viện để sách không nằm im lâu quá và có thể đến tay nhiều người hơn. Số lượng hơn 300 người đăng ký muốn tham gia các lớp ngôn ngữ cũng như nghệ thuật này ngay sau khi thư viện có thông báo cho thấy đây sẽ là dự án được mọi người ủng hộ và sẽ có cơ hội phát triển. Mặc dù đang trong quá trình thực hiện đồ án cho việc tốt nghiệp vào kỳ học tới nhưng ngọn lửa trong Bình vẫn luôn hướng về cộng đồng.

Chàng sinh viên còn có dự định mở thêm các tủ sách ở các điểm trường các vùng khó khăn để lan tỏa văn hóa đọc đến cho thế hệ trẻ.
 

Bán nhẫn làm từ thiện, chàng trai hạnh phúc trở thành "bạn của người nghèo"


Sáu có ước mơ giản dị, anh muốn được làm bạn với người nghèo. Hơn 5 năm qua, anh đã đi tìm rất nhiều hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ, thậm chí còn từng bán nhẫn đi làm từ thiện.

Người dân ở thôn Đồng Giang, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình thường gọi Hà Trọng Sáu (SN 1989) là “Sáu từ thiện”.

Anh là trưởng nhóm thiện nguyện “Bạn của người nghèo Tuyên Hóa”, là một Đảng viên gương mẫu, một Phó bí thư chi đoàn năng động và một người trẻ làm kinh tế giỏi.



Anh Sáu cùng nhóm bạn trong một chuyến tặng áo ấm và quà cho các em học sinh vùng cao
 
Tuổi thơ của anh gắn với những tháng ngày cơ cực, đó chính là động lực giúp anh Sáu vươn lên trong cuộc sống, cho anh một trái tim nhân hậu để đồng cảm và sẻ chia với những người cùng cảnh ngộ.

Tốt nghiệp khoa Giáo dục thể chất, trường Đại học Sư Phạm Huế, ra trường anh cũng làm một số công việc nhưng cuối cùng vẫn quyết định nghỉ việc để về quê làm kinh tế.

Với mô hình nuôi thỏ sinh sản, sau nhiều nỗ lực, hiện nay anh cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, số tiền này anh dùng để trang trải cuộc sống gia đình và trích một phần để thực hiện các chuyến đi thiện nguyện.




Anh Sáu cùng nhóm bạn chuẩn bị cho chuyến đi thiện nguyện mới 
 
Đối tượng mà anh và nhóm thiện nguyện Bạn của người nghèo hướng đến là những hộ dân nghèo, gia đình gặp phải hoạn nạn, bệnh tật, các em học sinh khuyết tật, học sinh nghèo vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.

Đầu tiên chỉ là những món quà nhỏ như gạo, mì tôm, sau này được sự ủng hộ của người thân, bạn bè và sự tin yêu của các mạnh thường quân, anh đã xây dựng những chương trình lớn, đối tượng được tặng quà mỗi chuyến thiện nguyện cũng tăng lên đáng kể.

“Lúc còn ngồi trên giảng đường Đại học, tôi đã tham gia hoạt động từ thiện và nhiều phong trào, công tác sinh viên đoàn thể của nhà trường. Sau khi về quê, thấy có quá nhiều hoàn cảnh đáng thương nên tôi muốn làm gì đó để giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt”, anh nói.

Không chỉ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, gần 1 năm qua, mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, anh cùng nhóm bạn của mình lại tất bật nấu cháo để phát miễn phí cho các bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa. Đã có hơn 3.000 suất cháo ấm áp được phát đến tận tay bệnh nhân nghèo, giúp họ có thêm nghị lực để điều trị bệnh.

Để nhóm có thêm kinh phí hoạt động, ngoài việc kêu gọi các mạnh thường quân, nhóm của anh cũng cùng nhau nhặt từng vỏ lon bia, từng mảnh phế liệu vào những ngày cuối tuần, bán hoa vào các ngày lễ… để gây quỹ cho các hoạt động.






Những hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa lớn đối với cộng đồng
 
Hỏi về một kỷ niệm đáng nhớ, anh hóm hỉnh kể: “Lúc chưa kêu gọi được nhiều người giúp đỡ, tôi hay trích tiền bán thỏ để đi làm từ thiện. Có lần bán nhưng chưa thu được tiền mà lịch đi thăm bà con đồng bào dân tộc sắp đến nên tôi bán nhẫn mới có tiền đi, cũng may vợ hiểu và thông cảm”.

Trong hành trình thiện nguyện của mình, anh đã có thêm những người bạn đồng hành. Hy vọng con đường ấy ngày càng có nhiều người đi cùng để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
 
 Hoàng Anh tổng hợp (Theo Vietnamnet)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×