4 bài học khởi nghiệp từ thất bại của 'Nữ hoàng Youtube' Michelle Phan

Thứ ba, 22/08/2017

Có thương hiệu từ kênh Youtube riêng, hợp tác với hãng mỹ phẩm nổi tiếng, nhưng Michelle Phan lại thất bại khi ra mắt dòng sản phẩm trang điểm Em...

Có thương hiệu từ kênh Youtube riêng, hợp tác với hãng mỹ phẩm nổi tiếng, nhưng Michelle Phan lại thất bại khi ra mắt dòng sản phẩm trang điểm Em...

Michelle Phan sinh năm 1987Cô là một thành viên Youtube vô cùng nổi tiếng nhờ vào các video clip hướng dẫn chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm và vẽ tranh bằng phấn trang điểm. Vào ngày 8 tháng 10, 2009, Michelle chính thức đứng thứ 3 trong số các guru (những người có kiến thức và uy tín bậc nhất trong một lĩnh vực nhất định) được truy cập nhiều nhất trên Youtube. Cô tham gia Youtube từ ngày 18.7.2006 và cho đến nay, Michelle Phan đã tự sản xuất hơn 84 video clip với tổng lượt view xấp xỉ con số 56 triệu.

Michelle Phan sinh ra tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Cả cha lẫn mẹ của Michelle đều là người Mỹ gốc Việt. Cô bắt đầu theo đuổi năng khiếu hội họa của mình từ năm 13 tuổi. Michelle đã từng tham gia các khóa học về dược liệu và thuốc tại Trường Phổ Thông Trung Học Kỹ Thuật Tampa Bay. Đến thời sinh viên, Michelle làm trái lại nguyện vọng của mẹ mình và đăng ký vào Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật và Thiết Kế Ringling thay vì Trường Y.

Mới đây, Michelle Phan đã bất ngờ tái sinh thương hiệu Em- dòng sản phẩm trang điểm bình dân đầu tiên của mình. Chỉ trước đấy một thời gian, Em- sản phẩm hợp tác giữa Michelle và hãng mỹ phẩm L'Oréal ra mắt đình đám và nhanh chóng… thất bại.

Vào thời điểm đó, không ai nghĩ Michelle có thể thất bại khi tưởng chừng như cô nàng sở hữu một nền tảng và bệ phóng trong mơ để khởi nghiệp thành công: danh tiếng của một beauty vlogger đình đám trên Youtube, lượng fan hâm mộ đông đảo và cuồng nhiệt với mọi clip hướng dẫn trang điểm từ Michelle trên khắp toàn cầu đến cái bắt tay hợp tác với hãng mỹ phẩm nổi tiếng…

Bất chấp tất cả, dòng sản phẩm trang điểm Em nhanh chóng chìm nghỉm và có doanh thu tệ hại, bị chỉ trích là “rẻ tiền” và vướng phải tố cáo chất lượng không tốt. Khởi nghiệp lại ở tuổi 30, Michelle Phan cho biết cô đã đạt được sự chín chắn nhất định từ những gì bản thân suy ngẫm và cảm nhận từ cuộc sống cũng như biết chính xác mình cần gì, điều gì tốt cho sản phẩm và đáp ứng đúng kỳ vọng của các khách hàng.



Với dòng sản phẩm Em, câu chuyện của Michelle Phan là minh chứng cho việc những thành công rực rỡ trước đó đôi khi cũng không thể cứu nổi việc khởi nghiệp ở lần tiếp theo khỏi thất bại. Nhưng điều quan trọng hơn cả là tinh thần không bỏ cuộc, chấp nhận sự thay đổi và không ngại quay về vạch xuất phát bất cứ lúc nào. 
 

Định hướng lại sản phẩm và bản thân

Ở tuổi 30, sau hơn 10 năm khởi nghiệp, tôi nhìn mọi thứ khác đi, rõ ràng hơn. Giờ đây, tôi biết phải nói gì với giới trẻ. Tôi cảm thấy ở một góc nào đó, mình đã bị lạc lối, cũng như các bạn trẻ. Tôi cần định hướng lại bản thân.

Và bây giờ tôi biết mình sẽ đi đâu, mình cần nói chuyện với ai, đâu là ngành làm tôi hứng thú, những ngành công nghiệp nào cần được phá vỡ các rào cản và làm sao để tìm được những con người tài năng để cùng tôi tạo nên sự thay đổi.

Tôi giờ đây đã có thể đi sâu hơn vào quy trình sản xuất từng sản phẩm. Vì vậy, tôi đã sử dụng hết vốn kinh nghiệm của đời mình để khởi nghiệp thương hiệu làm đẹp của tôi thêm một lần nữa.

Ở mỗi một độ tuổi trên chặng đường khởi nghiệp, các startup có thể thấy bản thân đã thay đổi rất nhiều trong cách nhìn, đánh giá về thị trường, mục tiêu và sản phẩm dịch vụ. Điều này là bình thường khi mọi thứ trong cuộc sống thay đổi và các bạn cũng trưởng thành hơn rất nhiều so với chính mình ngày xưa.

Việc thường xuyên tự vấn, đặt ra những câu hỏi, điều chỉnh về con đường khởi nghiệp và các mục tiêu là điều cần thiết để mỗi startup xác định được các giá trị cốt lõi và giải pháp phục vụ cộng đồng mình theo đuổi.

Đừng để bị truyền thông và xã hội tạo sức ép vô hình

Năm nay đã là năm thứ 10 kể từ khi tôi đăng tải video đầu tiên của mình trong lĩnh vực làm đẹp. Tôi cảm thấy rằng đây là thời điểm thích hợp cho việc thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

Cho đến thời điểm này, công ty của tôi kiếm về tới 100 triệu USD. Về mặt tài chính, mọi chuyện vẫn ổn. Gia đình tôi cũng vẫn ổn. Nhưng vì sao tôi luôn trong trạng thái phải hối hả chạy đua? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình cần nhiều hơn thế nữa?

Đôi lúc tôi tưởng tượng rằng xã hội không ngừng nói với chúng ta: “Không, bạn cần làm nhiều hơn thế này. Bạn cần nhiều tiền hơn nữa. Bạn cần trở thành cấp số nhân của tỷ phú”. Rốt cuộc thì vì sao?

Những nền văn minh cứ đến rồi đi. Bởi vậy tất cả những vấn đề trong ta, những vướng bận và áp lực  thực ra đều bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nhưng chúng ta có quyền lựa chọn liệu mình có muốn bị ảnh hưởng hay không. Đó là điều sau tất cả tôi đã hiểu thấu. Và tôi nhận ra rằng, nó nằm trong phản ứng của bạn – cái cách bạn luôn phản ứng khi gặp áp lực.

Không phí thời gian thuyết phục những người tiêu cực

Khi Em Cosmestics được ra mắt cùng L’Oreal và thất bại, tôi bị chế giễu rất nhiều trên mạng. Có hẳn một forum trên mạng xã hội Reddit chuyên nói xấu tôi. Tôi đáng lẽ có thể nói gì đó, nhưng đó là Internet và bạn không thể có những cuộc tranh cãi pháp lý với những người đó mà thắng được.

Rất nhiều người đã lựa chọn hiểu lầm tôi. Nếu họ lựa chọn như vậy, bạn gần như sẽ mất họ và chẳng có cách nào để thuyết phục họ tin vào bạn lần nữa. Tôi đã thử vài lần, nhưng thay vì tập trung  vào những người tiêu cực, tôi tập trung hơn vào những người tích cực - những người có những điều tốt đẹp hơn để nói.

Bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa những người nhạy cảm và luôn phản ứng lại với những ai chỉ cần được lắng nghe - những người luôn sẵn lòng nói chuyện một cách đầy học thức với bạn. Cách tốt nhất để thuyết phục bất kỳ ai là dùng hành động. Chỉ hành động mới có thể làm im lặng được tất cả mọi người.

Tin vào trực giác của bản thân

Trong thời điểm đầu của việc kinh doanh, khởi nghiệp, việc tin tưởng ngay vào những ai bạn vừa mới gặp không phải việc dễ dàng. Ý thức mạnh mẽ về khả năng phân biệt là điều cần thiết với mỗi người.

Bạn cần lắng nghe trực giác của mình trước tiên. Nếu bạn cảm thấy rằng người này không đáng tin cậy hoặc thoả thuận này có vẻ hơi lỏng lẻo, hãy nghe theo tiếng nói cảnh báo từ bên trong của mình và đưa ra phán quyết đúng đắn.

Bên cạnh đó, để tránh mắc vào những rủi ro pháp lý không đáng có, các startup cần phải có sự tham vấn từ luật sư ngay từ đầu. Trước khi thuê một người quản lý, hãy thuê một luật sư.
Minh Trang tổng hợp (Nguồn vnexpress.net)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×