5 yếu tố và 11 bước quan trọng để khởi nghiệp thành công

Thứ năm, 01/06/2017

Hiện nay, khởi nghiệp như làn sóng mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Có rất nhiều Startup thành công, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị cao và góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít trong các công ty khởi nghiệp, có rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại, ước mơ chỉ để dành xếp xó.
Hiện nay, khởi nghiệp như làn sóng mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Có rất nhiều Startup thành công, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị cao và góp phần phát  triển xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít trong các công ty khởi nghiệp, có rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại, ước mơ chỉ để dành xếp xó.

 

Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng nếu bạn không nắm những yếu tố cơ bản sau:

Để công cuộc khởi nghiệp của bạn được thuận lợi, ngoài tố chất bạn còn cần rất nhiều yếu tố phụ trợ thì mới phát triển được trong môi trường kinh doanh như hiện nay.

I. 5 yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công

1. Nghiên cứu thị trường:
Đây là yếu tố đầu tiên đóng vai trò quan trọng cho kết quả khởi nghiệp của bạn. Hoạt động nghiên cứu thị trường là bước cần thiết giúp bạn nắm được nhu cầu xã hội, từ đó lập được kế hoạch kinh doanh đúng hướng và cụ thể, giúp tạo ra sản phẩm hoặc một dịch vụ có tính ứng dụng cao, phù hợp với phát triển của xã hội.

2. Tổ chức nhân sự và tìm kiếm những người cùng chí hướng:
Bất cứ một doanh nghiệp nào, nếu muốn thành công thì cần phải chú trọng đến yếu tố con người. Vì vậy, bạn cần phải tuyển chọn thật kỹ, những người liên quan  và có hứng thú với công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Đồng thời, để đi được đường xa và dài hãy tìm những người cùng chí hướng với mình, vì “chúng tôi tài giỏi hơn tôi” . Hãy cùng họ làm việc thật nghiên túc, sáng tạo và phát triển.

3. Tối ưu hoá ngân sách:
Để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu khó khăn. hầy hết các doanh nghiệp đều mong muốn cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết. Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp rất thuận lợi vì có rất nhiều dịch vụ outsource hỗ trợ có thể kể đến như thuê văn phòng ảo dịch vụ kế toán, thiết kế website, dịch vụ thành lập doanh nghiệp,… Bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng, để đưa ra một kế hoạch thông minh và hiệu quả.

4. Đề ra các chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp:
Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn là hoạt động dự báo trước môi trường kinh doanh. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là Startup. Việc đề ra các chiến lược và tầm nhìn giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như các nguy cơ phát triển nguồn lực của doanh nghiệp, sử dụng hợp lý nguồn lực có sẵn để phát huy sức mạnh doanh nghiệp

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ của các đơn vị khởi nghiệp: Một nhà khởi nghiệp thông minh phải biết tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để phát triển công ty của mình. Thường thì trong khoảng thời gian khởi nghiệp các statup luôn gặp khó khăn, đặc biệt trong vấn đề tài chính. Chính vì vậy, bạn cần tìm kiếm đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp – đây là giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp trẻ. Bạn sẽ được hỗ trợ như thuê được văn phòng làm việc giá rẻ, được giới thiệu nguồn nhân lực tài năng, phù hợp. giúp đỡ trong việc kết nối các doanh nghiệp với nhau để cùng nhau phát triển,…
 
II. 11 bước quan trọng để khởi nghiệp thành công

Để lập nghiệp, chỉ có khát vọng và dũng khí thôi chưa đủ, bởi vì còn nhiều công việc đang chờ đợi bạn. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người, họ có những ý tưởng tuyệt diệu và đều khao khát thành công. Nếu ta hỏi tại sao không thực hiện những ý tưởng đó, lý do hầu hết của họ là “điều kiện cần thiết nhiều quá, không có cách nào để thực hiện đầy đủ”, hay “công việc quá nhiều, làm sao có thể làm được”... Ban đầu gây dựng sự nghiệp, ai cũng cảm thấy có rất nhiều đầu mối, không biết bắt đầu từ chỗ nào.

 Là một người lập nghiệp ưu tú, bạn nên hiểu “nguyên lý cái phễu cát” - đổ cát vào cái phễu, giả thiết rằng độ to nhỏ của mỗi hạt cát là như nhau và thân phễu cũng rất nhỏ, mỗi lần chỉ có thể một hạt cát lọt qua; nhưng cái phễu cát đó vẫn có thể làm rơi xuống dưới toàn bộ số cát đã đổ vào nó.
 
 
 
Đối mặt với công việc phức tạp, thời kỳ đầu lập nghiệp, bạn cũng nên tưởng tượng mình là một cái phễu cát, bạn liệt kê ra tất cả công việc mình phải làm và là vài công việc cơ bản mà người lập nghiệp cần làm và làm tốt theo thứ tự như đổ cát vào phễu vậy.

1. Vạch ra một loạt sách lược kinh doanh
 Những sách lược này phải được hoàn tất vào thời kỳ đầu lập nghiệp. Trước khi công ty góp vốn, phải đưa ra hệ thống sách lược hoàn chỉnh. Không có một sách lược cụ thể, chi tiết thì sự nghiệp kinh doanh của bạn cũng như mớ hỗn độn.

 2. Vạch kế hoạch của mình
 Đây là điều kiện cơ sở của việc góp vốn, là cương lĩnh quản lý kinh doanh sau này. Mỗi start up muốn thành công cần phải có một kế hoạch kinh doanh khả thi. 

 3. Góp vốn
 Đây là bước chủ chốt trong thành công của doanh nghiệp và cũng là điểm khó khăn khi lập công ty, các bên đầu tư không dễ dàng mạo hiểm với tiền của mình. Do đó, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các lý do để trả lời cho các câu hỏi họ đưa ra.

 4. Sắp xếp nhân viên công ty
 Đây là bước quan trọng sau bước góp vốn là một vấn đề tế nhị. Tìm được cộng sự tâm huyết, tài năng để cống hiến cho doanh nghiệp cũng là vấn đề gây đau đầu cho không ít start up. Bạn phải thuyết phục họ bằng kế hoạch kinh doanh khả thi của mình và cũng phải đảm bảo thù lao xứng đáng cho họ.

 5. Thiếp lập cơ cấu kinh doanh
 Bất cứ công ty nào dù lớn hay nhỏ cũng không được xem nhẹ công việc này. Bạn lựa chọn kinh doanh từ lĩnh vực nào thì phải xem xét và xây dựng cơ cấu kinh doanh hợp lý.

 6. Thiết lập mạng lưới tiêu thụ
 Kinh doanh thành công cần phải xây dựng được mạng lưới tiêu thụ. Vấn đề này có liên quan đến tính mệnh công ty và quy tụ lợi nhuận.

 7. Bố trí dịch vụ sau bán hàng
 Rất nhiều công ty mới thành lập coi nhẹ điểm này (vì thế tạo nên hiện tượng bán nhanh nhưng phục vụ sau lại bán chậm chạp trên thị trường).

 8. Xây dựng bộ phận sản xuất vững mạnh 
 Sản phẩm có chất lượng hay không phụ thuộc vào bộ phận sản xuất. Có rất nhiều vấn đề làm thế nào để tổ hợp các yếu tố và đạt được ưu thế.

 9. Đem ý thức về chất lượng xuyên suốt mọi khâu, mọi bộ phận.
 Nếu công ty bạn muốn có chỗ đứng vững , đây là điểm quan trọng. Mọi sự phát triển bền vững đều cần lấy chất lượng làm hàng đầu. 

 10. Kiểm soát tài chính công ty
 Tuy rằng công ty bạn mới thành lập nhưng báo cáo tài chính vẫn phải đầy đủ và chính xác như bất kỳ công ty nào.

 11. Thành lập hệ thống điều hành công ty
 Nhất thiết không được cho rằng công việc này để sau hãy làm.
 Tất cả những công việc nói trên đều cần bạn phải hoàn thành, xem ra có vẻ nhiều nhưng bạn đừng ngại. Bạn phải có một thời gian biểu chính xác tới từng phút và phân những công việc trên thành những việc nhỏ cụ thể, sau đó cố gắng sắp xếp lại chúng. Có làm như vậy bạn mới có thể hoàn thành được nhiều việc trong một ngày. Nhưng hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào bạn cũng đừng quên “chiếc phễu cát”.

Một thói quen làm việc tốt là biết cụ thể hóa những công việc trừu tượng thành bước đi thực tế. Bạn không thể ngay lập tức bê được hòn đá to nhưng bạn có thể chia nó ra thành từng hạt nhỏ, sau đó dần dần bê hết cả hòn đá. Như vậy, bạn mới phát hiện rằng- những công việc này không khó như bạn nghĩ. Một thời gian sau bạn sẽ thấy, dưới chân bạn có một hòn núi nhỏ.
 
HL (Tổng hợp)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×