Các mô hình nuôi trồng đem lại năng suất cao
Thứ tư, 12/12/2018

Các mô hình đều rất hiệu quả, sáng tạo, đem lại năng suất cao
1. Triệu phú rau thủy canh
Đinh Quốc Tuấn (26 tuổi, ở P.Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai) mạnh dạn đầu tư mô hình trồng rau thủy canh đã thu lợi nhuận cao.
Với mong muốn tạo ra sản phẩm rau sạch để sử dụng cũng như phân phối ra thị trường, Tuấn thường xuyên lên mạng internet tìm thông tin hướng dẫn cách trồng rau sạch. Đồng thời, anh tìm đến những người có nhiều kinh nghiệm trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh để học hỏi. Từ đó, anh dần nắm được quy trình sản xuất rau sạch, từ thiết kế nhà lưới, bể dinh dưỡng đến chọn giống, kỹ thuật chăm sóc.

Anh Tuấn đang chăm sóc vườn rau sạch
Chỉ với 400 m2 đất thuê được của một người bạn, Tuấn bố trí theo mô hình nhà kính. Anh tìm mua sắt, thép rồi tự hàn thành những chiếc khung để có thể trồng được những luống rau thủy canh. Tuấn lắp đặt 6 giàn trồng rau với đủ loại như xà lách Mỹ, cải ngọt, cúc, rau thơm, cải đuôi phụng… Để chống lại các loại côn trùng như kiến, ruồi, muỗi, anh dùng mỡ bò quét lên các chân chống của từng giàn rau và dùng miếng dính để bẫy côn trùng.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau thủy canh, chàng trai trẻ cho biết: “Thực ra, rau thủy canh trồng rất dễ. Khi tra hạt, đổ một ít nước vào mút xốp để giữ được độ ẩm, khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi cây được nửa tháng sẽ tách ra, đưa vào những rọ bằng nhựa và đưa lên giàn trồng. Toàn bộ chất dinh dưỡng đã được pha sẵn vào 1 thùng phuy lớn, cứ 1 giờ tưới 1 lần, một lần 15 phút, không tưới vào ban đêm. Hệ thống nước tưới mình đã lắp đặt tự động, chỉ việc bật và hẹn giờ để tắt nên rất tiện lợi”.
Tuấn cũng chia sẻ: “Ở Gia Lai nóng nên dùng mút xốp để giữ ẩm cho rau là thích hợp nhất. Sau mỗi lần thu hoạch rau cần phải làm sạch những chiếc rọ trồng bằng cách ngâm trong chậu thuốc tím khoảng hơn 1 giờ rồi vớt ra, rửa bằng nước sạch để loại bỏ côn trùng”.
Trung bình mỗi ngày Tuấn hái về từ 30 - 35 kg, mỗi ký rau bán từ 30.000 - 35.000 đồng tùy loại. Số rau này được cung cấp đến một số cửa hàng rau sạch tại TP.Pleiku. Mỗi tháng vườn rau thủy canh mang về cho Tuấn gần 30 triệu đồng. Sắp tới, Tuấn dự định mở rộng nhà vườn, lắp thêm 6 giàn rau để đảm bảo số lượng cung cấp ra thị trường.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau thủy canh, chàng trai trẻ cho biết: “Thực ra, rau thủy canh trồng rất dễ. Khi tra hạt, đổ một ít nước vào mút xốp để giữ được độ ẩm, khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi cây được nửa tháng sẽ tách ra, đưa vào những rọ bằng nhựa và đưa lên giàn trồng. Toàn bộ chất dinh dưỡng đã được pha sẵn vào 1 thùng phuy lớn, cứ 1 giờ tưới 1 lần, một lần 15 phút, không tưới vào ban đêm. Hệ thống nước tưới mình đã lắp đặt tự động, chỉ việc bật và hẹn giờ để tắt nên rất tiện lợi”.
Tuấn cũng chia sẻ: “Ở Gia Lai nóng nên dùng mút xốp để giữ ẩm cho rau là thích hợp nhất. Sau mỗi lần thu hoạch rau cần phải làm sạch những chiếc rọ trồng bằng cách ngâm trong chậu thuốc tím khoảng hơn 1 giờ rồi vớt ra, rửa bằng nước sạch để loại bỏ côn trùng”.
Trung bình mỗi ngày Tuấn hái về từ 30 - 35 kg, mỗi ký rau bán từ 30.000 - 35.000 đồng tùy loại. Số rau này được cung cấp đến một số cửa hàng rau sạch tại TP.Pleiku. Mỗi tháng vườn rau thủy canh mang về cho Tuấn gần 30 triệu đồng. Sắp tới, Tuấn dự định mở rộng nhà vườn, lắp thêm 6 giàn rau để đảm bảo số lượng cung cấp ra thị trường.
2. Nghệ An: Mô hình cho chạch quê sinh sản thành công
Anh Đào Văn Thắng ở xã Minh Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) khiến mọi người ngỡ ngàng khi bỏ công việc ổn định ở thành phố về quê nuôi chạch quế.
Sau 2 năm nuôi thương phẩm, Thắng lại khiến mọi người trầm trồ vì cho chạch sinh sản thành công.
Anh Đào Văn Thắng, sinh năm 1986, tốt nghiệp ngành Trắc địa công trình. Sau khi đi làm được 2 năm, anh chuyển sang công tác ở một ngân hàng tại Hà Nội. Nhưng công việc nhiều áp lực, thu nhập thấp, Thắng quyết trở về quê lập nghiệp.

Anh Thắng với mô hình nuôi chạch quế hiệu quả kinh tế cao
Năm 2014, anh Thắng thử nghiệm mô hình nuôi lươn. Tuy nhiên, do không tìm được nguồn giống tốt, lại chưa có kinh nghiệm, hai mẻ nuôi đầu trắng tay. Sau bao đêm gác tay qua trán, anh quyết định chuyển sang nuôi chạch quế.
Anh ra một trung tâm giống tại Nam Định học hỏi mô hình nuôi chạch và mua 5.000 con giống với giá 3 triệu đồng, thả trên diện tích 2.500m2 mặt nước ao đất. Trước khi thả nuôi, ao được xử lý kỹ bằng vôi bột và men vi sinh trước khi thả chạch.
Thấy chạch sinh trưởng tốt, anh đẩy mật độ lên nhiều hơn; với 40.000 con giống sau 5 tháng thu hoạch được 1,4 tấn chạch thương phẩm, cho thu nhập gần 120 triệu đồng.
Theo anh, chạch có sức đề kháng cao, quá trình nuôi cũng không phức tạp và đầu ra rất ổn định. Hiện nay, cung không đủ cầu, tư thương thường đến tận ao thu mua. Sau lứa nuôi đầu, anh đầu tư cứng hóa bờ ao bằng xi măng để tránh thất thoát con giống.
“Nuôi con gì, trồng cây gì, quan trọng nhất là tìm được đầu ra ổn định để từ đó hạch toán. Với chạch quế, nếu nuôi đúng kỹ thuật, lãi ròng có thể trên 50%”, anh Thắng cho biết.
Theo tính toán của anh, mật độ thả thích hợp đối với chạch quế là 60 vạn con/ha. Chạch được thả khi có kích thước bằng đầu đũa (1000 con giống tương đương 1 kg). Chi phí từ lúc nuôi đến lúc xuất bán (4 -5 tháng) bao gồm 420 triệu tiền giống + 350 triệu tiền thức ăn và chi phí khác.
Chạch có khả năng chống chịu tốt nên tỷ lệ thành công đạt trên 75%. Nếu nuôi tốt, sau 4 tháng xuất bán có thể đạt 18 - 20 tấn chạch thương phẩm. Giá bán hiện nay dao động từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, tổng thu trên 1,9 tỷ đồng/ha. Sau khi trừ các chi phí, người nuôi có thể lãi trên 1 tỷ đồng/ha/4 tháng. Chạch có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm, vì vậy nếu nuôi đúng kỹ thuật và đầu ra ổn định, người nuôi sẽ lãi lớn.
“Bài tính này được tôi đúc kết sau khi nuôi chạch thương phẩm thử nghiệm trên diện tích 700m2. Thực ra, nuôi chạch không nên nuôi trên một mặt ao lớn mà phải chia thành từng ao nhỏ, tiện cho thu hoạch và chăm sóc. Thông thường, nếu mua chạch “bột” về nuôi, tỷ lệ đậu giống từ 90 - 95% còn tỉ lệ chạch thương phẩm thành công khoảng 75%. Sau 4 tháng xuất bán, chạch đạt trọng lượng 25 con/kg thì người nuôi sẽ lãi lớn.
Nếu tự ươm được giống, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều. Bình quân, mua 20 vạn con giống với giá 4 triệu đồng, sau 1 tháng ươm, nếu xác xuất đậu chỉ đạt ở mức thấp nhất 5 vạn (25%), chi phí thức ăn chỉ 1 triệu đồng vì giai đoạn này chạch chủ yếu ăn phù du thì cũng bán được 35 triệu đồng tiền giống”, anh cho biết thêm.

Thắng tuyển chọn và cho chạch sinh sản thành công
Nhờ nguồn lợi từ nuôi chạch giống, ngoài nuôi chạch thương phẩm, anh đã dành một ao nuôi chạch sinh sản thành công. “Để cho chạch đẻ, sau 4 tháng nuôi chạch thương phẩm, tôi chọn con cái và đực khỏe mạnh, vớt nuôi riêng vào một bể với tỷ lệ đực – cái 1/1-3. Khi chạch đẻ xong phải vớt trứng ra đưa vào lồng ấp, khoảng 3 ngày chạch nở. Chạch nở xong, có thể thả ngay vào ao nuôi đã xử lý” , anh chia sẻ.
Thức ăn hàng ngày của cá chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nhỏ; ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm.
“Do quy mô nuôi còn nhỏ, chưa tạo được sự liên kết nhiều hộ nuôi nên tôi chưa thể tạo chuỗi sản phẩm. Mong muốn của tôi là có thêm nhiều người cùng nuôi để xây dựng thương hiệu, từ đó xuất các mối hàng lớn từ Bắc vào Nam", anh Thắng cho biết thêm.
Sơn Hà tổng hợp (theo doanthanhnien)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Công nghệ lò hơi tầng sôi giải bài toán chất thải ngành giấy
- Nhà khoa học Việt làm thiết bị quan trắc không khí di động
- Thông báo kết quả xét chọn mô hình ứng dụng khoa học công nghệ năm 2022
- Kết nối, trao đổi giải pháp phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tại các dự án làng TNLN
- Cử nhân nuôi heo ky làm giàu
- Vườn dưa hấu vàng ruột đỏ thu hút bạn trẻ đến 'check-in'
- Thầy trò vùng cao sáng chế máy "biến" tỏi trắng thành tỏi đen giá trị
- Cô gái 9X nuôi lươn sạch thu lãi nửa tỉ đồng mỗi năm
- 9X Ninh Thuận khởi nghiệp với giống ngô "lạ", cho năng suất cao
- Tiết kiệm hàng chục tỷ đồng nhờ làm chủ công nghệ sản xuất hạt giống
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận