Chàng trai 9X mắc bệnh máu khó đông khởi nghiệp từ 600.000 đồng

Thứ bảy, 08/05/2021

Dù bị mắc bệnh hemophilia (máu khó đông), với những nỗi đau đớn âm ỉ và thường xuyên phải đến bệnh viện điều trị, nhưng Trần Văn Việt (28 tuổi, xã Trung Giáp, H.Phù Ninh, Phú Thọ) vẫn khởi nghiệp với nghề làm bonsai.
Dù bị mắc bệnh hemophilia (máu khó đông), với những nỗi đau đớn âm ỉ và thường xuyên phải đến bệnh viện điều trị, nhưng Trần Văn Việt (28 tuổi, xã Trung Giáp, H.Phù Ninh, Phú Thọ) vẫn khởi nghiệp với nghề làm bonsai.


Anh Trần Văn Việt và cây bonsai có giá 9,2 triệu đồng
ẢNH NVCC

 

Nghỉ học đi làm thuê lấy tiền chữa bệnh


Từ khi sinh ra, Trần Văn Việt đã mắc hemophilia Đây là bệnh do yếu tố di truyền, gây nguy cơ chảy máu không chỉ từ những vết thương ngoài da, mà còn là chảy máu trong như chảy máu ổ khớp, chảy máu nội tạng, gây cảm giác đau đớn. Vì vậy, Việt phải sống chung với đau đớn đến mất ăn mất ngủ và thường xuyên phải đến bệnh viện điều trị để cầm máu.

Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, do bố mẹ chỉ làm ruộng. Nhà có hai anh em thì cả hai đều bị bệnh. “Có nhiều thời điểm nhà tôi phải ăn cơm độn ngô. Thi đỗ vào cấp 3, nhưng tôi phải nghỉ học vì gia đình không có điều kiện”, Việt chia sẻ.


Việt chia sẻ hoàn cảnh của mình tại lễ kỷ niệm Ngày Hemophilia thế giới 17.4
ẢNH ĐỖ HỒNG THƯƠNG

 
 
Năm lớp 9, do không có tiền đi khám thường xuyên, khớp gối bên trái của anh bị tụ máu một thời gian quá dài, gây cứng khớp, không co được. Anh đã phải kiên trì tập luyện bằng cách đạp xe hàng ngày để có thể ngồi được.

Trong khi bạn bè còn là những cô, cậu học sinh cắp sách đến trường thì Việt một mình về Hà Nội vừa chống chọi với bệnh tật, vừa đi làm kiếm tiền trang trải viện phí.

“Khi còn nhỏ, mỗi lần lên Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư chữa bệnh thì có mẹ đi theo chăm sóc. Đến 15 tuổi, tôi tự đi viện và bắt đầu đi làm thêm từ phục vụ quán cà phê, bưng bê ở quán ăn, đến làm công nhân xây dựng, chạy xe ôm công nghệ”, Việt chia sẻ.
 

Bỏ chơi game để khởi nghiệp


Khi đến viện điều trị, để giết thời gian, anh cũng như bao bệnh nhân khác vùi đầu vào cày game. Trong một lần xem clip làm bonsai (loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ) trên mạng, Việt mày mò làm theo. “Thay vì ngồi chơi game như trước, tôi bỏ dây đồng ra vừa xem clip hướng dẫn vừa uốn, vừa bẻ tạo dáng, học theo. Rồi làm bonsai trở thành niềm đam mê”, Việt kể. Từ năm 2018, anh quyết định khởi nghiệp từ 600.000 đồng.



"Tôi mua 2 kg dây đồng và một bộ kìm hết hơn 600.000 đồng và bắt đầu làm. Lúc đầu, không có người hướng dẫn, cứ nghĩ sao làm vậy, chính vì thế mà càng tốn nguyên vật liệu hơn. Giá 1 kg gần 300.000 đồng nhưng sau khi làm bị hỏng, tôi bán lại chỉ được 90.000 - 95.000 đồng/kg. Đối với tôi đó là một số tiền không nhỏ, bởi mỗi ngày chi phí điều trị của tôi khoảng 10 triệu đồng, ngoài bảo hiểm chi trả, tôi vẫn phải thanh toán 500.000 đồng”, Việt nhớ lại.


Bỏ rất nhiều công sức làm bonsai mà thu nhập lại chưa có, nên nhiều lần Việt muốn bỏ cuộc, nhưng anh lại tự động viên mình: “Mỗi người sống cần có một ý nghĩa, ai cũng có thể bỏ cuộc, nhưng chúng ta bỏ cuộc thì ta sẽ trở thành bùn đất thôi. Chỉ có bước tiếp mới giúp được chính mình”. Vậy là anh lại quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng.


Việt khởi nghiệp từ việc làm bonsai
ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
 
Khi hoàn thiện sản phẩm và đưa lên trang Facebook cá nhân, may mắn, anh gặp được anh Lê Duy Đức (35 tuổi) là đồng hương và có chung niềm đam mê với bonsai. Anh đã đến gặp anh Đức để học hỏi cách làm bonsai một cách chuyên nghiệp. Sau một thời gian, thấy các sản phẩm đạt yêu cầu, anh Đức mời Việt về xưởng làm bonsai của gia đình tại Sơn La để cùng làm việc.

Theo Thanh niên

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×