Tài năng trẻ
Đừng khởi nghiệp với lòng mong muốn làm giàu
Thứ ba, 19/06/2018

TAINANGVIET.vn - Đó là lời nhắn nhủ của bà Lê Diệp Kiều Trang - Giám đốc Facebook Việt Nam tới hơn 1.000 sinh viên trong buổi nói chuyện với chủ đề Khát vọng tương lai được tổ chức tại Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đó là lời nhắn nhủ của bà Lê Diệp Kiều Trang - Giám đốc Facebook Việt Nam tới hơn 1.000 sinh viên trong buổi nói chuyện với chủ đề Khát vọng tương lai được tổ chức tại Đại học Quốc gia TP.HCM vào ngày 13/05/2018.
Tham dự buổi giao lưu còn có ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu cùng ca sĩ Hà Anh Tuấn.
Tham dự buổi giao lưu còn có ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu cùng ca sĩ Hà Anh Tuấn.
Tuổi trẻ phải có khát vọng
Mở đầu câu chuyện với chủ đề Khát vọng tương lai, ông Phạm Phú Ngọc Trai nhớ lại quãng thời gian còn là sinh viên ĐHQG-HCM, lúc đó ông không nghĩ rằng hôm nay ngồi tại đây để chia sẻ về khát vọng.
Ông Trai định nghĩa: “Khát vọng là mong muốn làm một điều gì đó. Như thời sinh viên khi chưa có điều kiện, tôi chỉ có lòng tự trọng muốn dẫn dắt một hệ thống. Rồi dần dần khi đạt được những thành công nhất định, tôi mới biết chính khát vọng đưa chúng ta đi. Tất cả đều có thể làm được nếu có khát vọng”.
Ông Trai định nghĩa: “Khát vọng là mong muốn làm một điều gì đó. Như thời sinh viên khi chưa có điều kiện, tôi chỉ có lòng tự trọng muốn dẫn dắt một hệ thống. Rồi dần dần khi đạt được những thành công nhất định, tôi mới biết chính khát vọng đưa chúng ta đi. Tất cả đều có thể làm được nếu có khát vọng”.

Bà Lê Diệp Kiều Trang kể về câu chuyện của mình cách đây 25 năm, khi bà được hát cùng Michael Jackson.
“Khát khao lớn và đầu tiên của tôi là vào năm 1993, được đi hát cùng Michael Jackson. Một đứa bé 13 tuổi khi đặt chân đến phi trường Thái Lan ấn tượng ngay với hình ảnh xe đẩy hành lý đầy nhà ga, còn ở Tân Sơn Nhất thì ít vô cùng. Rồi những ngày ở Bangkok, thấy đường sá kẹt xe và nhà cao tầng khắp nơi. Cả một tháng sau khi về, nằm mơ tôi còn thấy mình ở bên đó. Chính chuyến đi này đã thôi thúc tôi tìm cơ hội đi du học, bởi tôi biết bên ngoài Việt Nam là một thế giới rất khác” - Bà Trang tâm sự.
Còn ca sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ rằng khát khao đầu tiên của anh không phải là âm nhạc, mà mong muốn trở thành một người giám đốc giống như bố mình. Tuy nhiên, sau khi du học ở Đức về, có người khuyên anh rằng “không đi theo âm nhạc thì rất phí” khiến anh suy nghĩ lại.
Nam ca sĩ bộc bạch: “Hà Anh Tuấn đăng ký đi thi Sao mai điểm hẹn vì bạn bè ‘xúi dại’ nhưng cũng nhờ đó mà Hà Anh Tuấn có dịp lắng nghe bản thân mình, biết rằng cuộc đời mình gắn với âm nhạc để nắm chặt khát vọng đó và theo đuổi cho đến tận bây giờ”.
Chia sẻ thêm về khát vọng, tân Giám đốc Facebook Việt Nam khẳng định rằng thành công của bản thân không phải vì mình giỏi mà vì có cơ hội được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
“Cuộc đời chúng ta có từng giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tầm nhìn sẽ khác nhau, khát khao sẽ khác nhau. Và khát khao đầu tiên sẽ mở ra nhiều khát khao sau này” - Bà Trang nhấn mạnh.
Còn ca sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ rằng khát khao đầu tiên của anh không phải là âm nhạc, mà mong muốn trở thành một người giám đốc giống như bố mình. Tuy nhiên, sau khi du học ở Đức về, có người khuyên anh rằng “không đi theo âm nhạc thì rất phí” khiến anh suy nghĩ lại.
Nam ca sĩ bộc bạch: “Hà Anh Tuấn đăng ký đi thi Sao mai điểm hẹn vì bạn bè ‘xúi dại’ nhưng cũng nhờ đó mà Hà Anh Tuấn có dịp lắng nghe bản thân mình, biết rằng cuộc đời mình gắn với âm nhạc để nắm chặt khát vọng đó và theo đuổi cho đến tận bây giờ”.
Chia sẻ thêm về khát vọng, tân Giám đốc Facebook Việt Nam khẳng định rằng thành công của bản thân không phải vì mình giỏi mà vì có cơ hội được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
“Cuộc đời chúng ta có từng giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tầm nhìn sẽ khác nhau, khát khao sẽ khác nhau. Và khát khao đầu tiên sẽ mở ra nhiều khát khao sau này” - Bà Trang nhấn mạnh.
Làm thuê hay khởi nghiệp?
Bên cạnh câu chuyện khát vọng, buổi giao lưu còn rất “nóng” khi ba diễn giả chia sẻ về câu chuyện làm thuê hay khởi nghiệp.
Sinh viên Trương Đình Thông (Trường ĐH Kinh Tế - Luật) đặt câu hỏi với bà Lê Diệp Kiều Trang: “Mọi người nói nhiều về khởi nghiệp nhưng bản chất của khởi nghiệp như thế nào và sinh viên ra trường nên làm thuê hay làm chủ?”.
Trả lời câu hỏi “nhức nhối” này, tân Giám đốc Facebook Việt Nam cho biết mình là một người xuất phát từ “làm thuê”, sau đó khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp “làm thuê” bà chuyển qua khởi nghiệp. Rồi bà tiếp tục rời bỏ đỉnh cao khởi nghiệp, để quay lại đi “làm thuê” cho Facebook.
Bà Trang nhắn nhủ tới sinh viên: “Khởi nghiệp hay làm thuê thực ra không quan trọng. Mà quan trọng là mỗi ngày mình trưởng thành hơn và làm được nhiều điều hơn. Còn làm thuê hay làm chủ chỉ liên quan đến sự tự ái của mình thôi”.
Phân tích sâu hơn về chuyện khởi nghiệp, bà Lê Diệp Kiều Trang cho hay “chỉ có một vài phần trăm phù hợp với khởi nghiệp mà thôi. Và khởi nghiệp chỉ phù hợp với những ai tin rằng ý tưởng của mình đưa ra sẽ thay đổi được thị trường. Đừng nên chạy theo khởi nghiệp với mong muốn làm giàu”.
Giám đốc Facebook Việt Nam tâm sự thêm giữa làm thuê và làm chủ có một điều giống nhau đó là luôn đòi hỏi mình phải làm giỏi nhất. Vì vậy thay vì băn khoăn giữa khởi nghiệp và làm thuê, sinh viên hãy trả lời câu hỏi “Mình giỏi cái gì? Mình thích cái gì?”. Đó là hai vấn đề mà mỗi người trẻ phải hiểu trước khi bước vào đời.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai nhắn nhủ với sinh viên rằng, để thành công dù trong việc đi làm thuê hay khởi nghiệp sinh viên hãy “đi tìm cái mình cần chứ đừng tìm cái người ta có mà mình không có”.
Sinh viên Trương Đình Thông (Trường ĐH Kinh Tế - Luật) đặt câu hỏi với bà Lê Diệp Kiều Trang: “Mọi người nói nhiều về khởi nghiệp nhưng bản chất của khởi nghiệp như thế nào và sinh viên ra trường nên làm thuê hay làm chủ?”.
Trả lời câu hỏi “nhức nhối” này, tân Giám đốc Facebook Việt Nam cho biết mình là một người xuất phát từ “làm thuê”, sau đó khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp “làm thuê” bà chuyển qua khởi nghiệp. Rồi bà tiếp tục rời bỏ đỉnh cao khởi nghiệp, để quay lại đi “làm thuê” cho Facebook.
Bà Trang nhắn nhủ tới sinh viên: “Khởi nghiệp hay làm thuê thực ra không quan trọng. Mà quan trọng là mỗi ngày mình trưởng thành hơn và làm được nhiều điều hơn. Còn làm thuê hay làm chủ chỉ liên quan đến sự tự ái của mình thôi”.
Phân tích sâu hơn về chuyện khởi nghiệp, bà Lê Diệp Kiều Trang cho hay “chỉ có một vài phần trăm phù hợp với khởi nghiệp mà thôi. Và khởi nghiệp chỉ phù hợp với những ai tin rằng ý tưởng của mình đưa ra sẽ thay đổi được thị trường. Đừng nên chạy theo khởi nghiệp với mong muốn làm giàu”.
Giám đốc Facebook Việt Nam tâm sự thêm giữa làm thuê và làm chủ có một điều giống nhau đó là luôn đòi hỏi mình phải làm giỏi nhất. Vì vậy thay vì băn khoăn giữa khởi nghiệp và làm thuê, sinh viên hãy trả lời câu hỏi “Mình giỏi cái gì? Mình thích cái gì?”. Đó là hai vấn đề mà mỗi người trẻ phải hiểu trước khi bước vào đời.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai nhắn nhủ với sinh viên rằng, để thành công dù trong việc đi làm thuê hay khởi nghiệp sinh viên hãy “đi tìm cái mình cần chứ đừng tìm cái người ta có mà mình không có”.
Sinh viên cần làm gì để thành công?
Sinh viên Phan Đăng Bảo (Trường ĐH Kinh tế - Luật) thắc mắc với ba diễn giả: “Có phải mặc định du học là con đường ngắn nhất để thành công hay không? Đâu là sự khác biệt giữa học trong và ngoài nước?”
Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Phú Ngọc Trai dẫn ra con số “90% người tài năng đang là CEO ở Việt Nam đều học trong nước”.
“Học ở nước ngoài có điều kiện tốt hơn, nhưng điều kiện tốt hơn không có nghĩa là thành công, đừng mơ hồ chuyện học ở nước ngoài là tốt. Đừng ảo tưởng ở nước ngoài về là thành công. Sinh viên đừng nên đặt nặng vấn đề này” - Ông Trai nhấn mạnh.

Ca sĩ Hà Anh Tuấn cho biết việc đi du học cái khác biệt lớn nhất chính là sinh viên được “quăng” vào cộng đồng nước ngoài. Và ở môi trường “lạ” sinh viên Việt Nam sẽ được rèn luyện một nhược điểm lớn nhất đó là sự tự ti.
Nam ca sĩ tâm sự: “Hà Anh Tuấn lúc du học ở Đức điểm lý thuyết rất cao nhưng phần thực hành thì thấp kinh khủng. Và mãi sau này Hà Anh Tuấn mới biết nhược điểm của bản thân là sự rụt rè, thiếu tự tin, hay giấu dốt”.
Tuy nhiên, ca sĩ Hà Anh Tuấn cũng khẳng định, bây giờ việc “phải đi du học” không còn đúng nữa. Mà cái cần hơn là mỗi sinh viên phải có tư duy của một công dân quốc tế, phải trau dồi để có thể sống và làm việc ở bất cứ ở đâu.
Bà Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ với việc học điều quan trọng nhất là sự chủ động: “Học ở đâu không quan trọng. Học trong nước sẽ hiểu môi trường trong nước hơn. Vấn đề là chủ động trong việc học, nếu không thì ra nước ngoài thì cũng vậy”.
Kết lại buổi giao lưu, bà Lê Diệp Kiều Trang nhắn nhủ tới sinh viên rằng điều quan trọng nhất với người trẻ bây giờ là “phải làm sao để trong lòng mình có một thôi thúc sống ý nghĩa”. Mà để “có ý nghĩa” thì với sinh viên không gì hơn bằng việc đặt câu hỏi, đọc sách, thảo luận, lắng nghe, sống bằng những kinh nghiệm của người khác và phải chịu thất bại.
Còn ông Phạm Phú Ngọc Trai khuyên sinh viên nên chú trọng việc đầu tư vào kiến thức căn bản trên ghế nhà trường, đừng thiếu tự tin cũng như đừng quá ảo tưởng về những thứ đã biết. Bởi theo ông Trai “tri thức như kho sách, nhưng thách thức là việc chọn. Cũng chừng đó kiến thức thôi nhưng họ chọn những đoạn, chương để đảm bảo yêu cầu tạo ra giá trị đó, chính giá trị này tạo nên thành công”.
LÊ BÊ LÊ thực hiện
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận