Tài năng trẻ
Khi người trẻ bắt đầu khởi nghiệp
Thứ hai, 14/10/2019

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Lang Văn Sáng - Bí thư Đoàn xã Đồng Văn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), đã thành công trong việc xây dựng dự án nuôi cá lồng bè, trở thành tấm gương sáng của thanh niên khởi nghiệp xứ Nghệ.
Nghệ An: Bí thư Đoàn xã nuôi cá lồng bè, thu nhập trăm triệu đồng mỗi tháng
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Lang Văn Sáng - Bí thư Đoàn xã Đồng Văn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), đã thành công trong việc xây dựng dự án nuôi cá lồng bè, trở thành tấm gương sáng của thanh niên khởi nghiệp xứ Nghệ.

Anh Lang Văn Sáng – Bí thư Đoàn xã Đồng Văn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).

Anh Lang Văn Sáng – Bí thư Đoàn xã Đồng Văn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Vinh, anh Sáng quyết định trở về địa phương tham gia công tác xã hội. Năm 2015, nhờ sự nhiệt huyết anh được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã và phân công giữ chức vụ Bí thư Đoàn xã.Sinh sống tại điểm tái định cư công trình thủy điện Hủa Na, nhận thấy được lợi thế trên địa bàn mình có hồ thủy điện, hồ nằm trên đầu nguồn sông Chu thuộc 2 xã Thông Thụ, Đồng Văn của huyện Quế Phong, Nghệ An có nguồn nước rất trong xanh, cùng rất nhiều sinh vật sinh sống, nhất là các loại cá tạp là nguồn thức ăn rất dồi dào.
Bên cạnh đó, gia đình có 6 lao động, trong đó có 4 lao động làm nông (chủ yếu trồng ít lúa nước và đi rẫy) và chăn nuôi nhưng nguồn thu nhập thấp, không ổn định.
Với ý định làm nghề khác để kiếm sống, thêm thu nhập cao hơn, nên cuối năm 2017, anh Lang Văn Sáng đã tham mưu với cấp ủy chính quyền, mạnh dạn đứng ra xây dựng mô hình điểm nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na với khoảng 20 lồng cá.

Với ý định làm nghề khác để kiếm sống, thêm thu nhập cao hơn, nên cuối năm 2017, anh Lang Văn Sáng đã tham mưu với cấp ủy chính quyền, mạnh dạn đứng ra xây dựng mô hình điểm nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na với khoảng 20 lồng cá.

“Mục đích của mình là giải quyết việc làm cho lao động gia đình. Thứ hai, là muốn làm nổi bật được mô hình, để các đoàn viên thanh niên ở địa phương có chỗ học hỏi từ đó định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn”, anh Sáng cho biết.Bằng sự quyết tâm, chăm chỉ và thăm quan học tập các mô hình nuôi thành công cá lồng trên các hồ thủy điện khác… Cũng vì thế, mà bước đầu những lồng cá nổi trên lòng hồ thủy điện Hủa Na của anh gồm: cá Leo, cá Trắm cỏ, Trắm đen, cá Lăng, cá Vược… bắt đầu phát triển tốt và cho tỷ lệ sống rất cao trên 80%, chưa có tình trạng dịch bệnh.
Tuy nhiên, không phải thành công nào cũng đều đến dễ dàng, dẫu nuôi được những con cá chất lượng nhưng do chưa xây dựng được thương hiệu và cách trung tâm thành phố khá xa nên việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn.
Hơn nữa sản phẩm cá còn phải cạnh tranh với nhiều loại thực phẩm khác trên thị trường, những loại cá mà được nuôi bằng cám công nghiệp cho xuất bán nhanh hơn từ 1-2 tháng.
Thua lỗ nhiều, nhưng anh xác định lợi thế cạnh tranh của mình là đặc sản, cá sạch, thơm ngon nhờ nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường nước rất trong xanh thuần tự nhiên, với phương châm làm ăn phải là lâu dài nên anh ưu tiên vào chất lượng.
Chính vì thế nhờ chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật, sản phẩm cá lồng của anh được thịt trường đón nhận, không chỉ ở địa phương mà còn ở thành phố Vinh cũng được chú ý, mô hình mang lại thu nhập từ 80-100 triệu/năm.
Trước thành công ban đầu, người thủ lĩnh trẻ còn tập hợp các thanh niên có nhu cầu phát triển kinh tế, liên kết các hộ nuôi cá lồng thành lập hợp tác xã với 12 thành viên để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, vạch kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên thị trường có mức sản lượng cá lớn và đạt thu nhập nhập ổn định từ khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm.
“Hiện tại có các hộ nuôi cá nhưng chưa tìm được đầu ra. Mình muốn làm tốt để tìm thương hiệu cá ở nơi đây. Vì thế mình đã thành lập được hợp tác xã, quy tập được 5 thanh niên tiêu biểu nhất nuôi cá ở địa phương để cùng nhau phát triển thương hiệu ngày một lớn mạnh”, anh Sáng chia sẻ.

Khi đã ổn định về nuôi cá lồng, anh Sáng giao lại công việc cho em trai. Lui về “hậu phương” để theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật cũng như định hướng bao tiêu sản phẩm. Hơn hết anh muốn chú tâm vào việc làm Bí thư Đoàn xã.Trên cương vị là Bí thư Đoàn xã, anh Sáng luôn chủ động tích cực tham mưu, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền và Đoàn các cấp. Đặc biệt, là phát động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng như: Tổ chức huy động thanh niên sửa chữa nhà ở cho 8 gia đình chính sách, hộ nghèo đặc biệt khó khăn trong xã; Tổ chức huy động đoàn viên thanh niên tham gia tu sửa nhiều đoạn đường giao thông; trong đó phải kể đến đã huy động hơn 200 thanh niên đào được 2 km đường vào thác Suối Pa làm nơi thăm quan du lịch; Vận động đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo…
Với sự nhiệt tình, năng nổ và sáng tạo, sự đồng lòng của Đoàn viên thanh niên trong thời gian qua. Đoàn xã Đồng Văn dưới sự dẫn dắt của anh hàng năm được Huyện đoàn Quế Phong ghi nhận, đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2017, Đoàn xã được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng Bằng khen về những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Cá nhân anh được Chủ tịch UBND huyện Quế Phong tặng Giấy khen thanh niên tiêu biểu làm theo lời Bác. Tháng 7 năm 2018, anh vinh dự được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An tuyên dương điển hình thanh niên dân tộc thiểu số năm 2018. Gần đây nhất anh đạt giải Ba cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn lần thứ 3” năm 2019 do Tỉnh đoàn Nghệ An trao tặng.Nhận xét về Lang Văn Sáng, chị Nguyễn Thị Hiệp - Bí thư Huyện đoàn Quế Phong tự hào: “Đồng chí Lang Văn Sáng là một người cán bộ Đoàn nhiệt tình, có trách nhiệm và tâm huyết. Trong việc tổ chức các hoạt động thì rất năng động và sáng tạo. Sáng luôn đồng hành, tạo cảm hứng cho các đoàn viên thanh niên trong các phong trào, đặc biệt là phát triển kinh tế.
Trong các đoàn xã, đoàn xã Đồng Văn là lá cờ đầu trong phong trào đoàn của huyện. Từ khi Lang Văn Sáng lên làm Bí thư thì năm nào xã cũng được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và luôn nhận được Bằng khen của Tỉnh đoàn, Trung Ương đoàn”.
Gia Lai: Đàn ngựa mắt đỏ hàng tỷ đồng trên "ốc đảo" của trai 8X
Mạo hiểm bỏ ra hơn 500 triệu mua giống ngựa bạch mắt đỏ từ Trung Quốc về thuần hóa, trải qua những lần thất bại anh Nguyễn Văn Hậu (30 tuổi, trú tại phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) hiện đang sở hữu trang trại ngựa bạch mắt đỏ trị giá hàng tỷ đồng trên “ốc đảo” Krông Pa.
Bước sang tuổi 24, cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa đến” nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hậu đã mạo hiểm đầu từ hơn nửa tỷ đồng, sang Trung Quốc mua ngựa bạch mắt đỏ về nuôi.
Dù tại địa phương mô hình nuôi ngựa bạch chưa ai dám nghĩ là sẽ thử nghiệm, chứ đừng nói là mở trang trại.

Những con ngựa bạch trên "ốc đảo" của chàng trai 8X
Ý tưởng khiến anh mạo hiểm đầu tư hàng trăm triệu đồng nuôi giống ngựa lạ mà không phải là những con vật thân quen như trâu, bò, dê..., anh Hậu bộc bạch: “Không được học hành đến nơi, đến chốn lại xuất thân trong gia đình làm nông nên ngay từ nhỏ tôi đã ấp ủ dự định sẽ mở một trang trại VAC. Nhưng trên vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, nắng như đổ lửa này cũng rất khó thực hiện ý tưởng trên. Tình cờ tôi lên mạng tìm hiểu và thấy mô hình nuôi ngựa bạch khá hay, nhất là cao ngựa bạch được biết đến như một loại "thần dược" có thể chữa được rất nhiều bệnh. Ngày đó, bố tôi cũng bị tai biến nhiều năm rất cần thuốc để điều trị”.

“Bên cạnh đó, nhận thấy đây là mô hình chưa có ai dám thử nghiệm nên bản thân tôi cũng thấy hào hứng và tò mò. Sau khi tự mình quyết định đi theo mô hình này, tôi bắt đầu vay mượn tiền học hỏi, mua giống và chọn “ốc đảo” Ia Rsai (huyện Krông Pa, Gia Lai) làm nơi để thuần hóa giống ngựa Tây Tạng. “Ốc đảo” Ia Rsai được bao bọc bởi con sông Ba huyền thoại, khá thích hợp để thuần hóa và nuôi dưỡng đàn ngựa lạ này bởi nơi đây có núi, có sông…”, anh Hậu tiết lộ.

Nghĩ là làm, bất chấp sự phản đối từ gia đình chàng trai trẻ 8X đã tự mình xoay xở, vay mượn vốn liếng đi khắp nơi từ Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng… tìm các chuyên gia với mục đích học cách thuần phục, nuôi dưỡng ngựa bạch.Đến năm 2016, khi kinh nghiệm đã vững vàng, anh quyết định sang Trung Quốc mua 1 con ngựa bạch đực Tây Tạng với giá hơn 200 triệu đồng và 2 con ngựa bạch cái Tây Tạng với giá hơn 200 triệu đồng để nhân giống.
Chưa dừng lại, anh tiếp tục đến các trung tâm giống ngựa bạch lớn trong cả nước để mua thêm 5 con ngựa giống Việt Nam với giá mỗi con khoảng 70 -80 triệu đồng.

Chia sẻ cách thuần hóa và nuôi dưỡng đàn ngựa bạch, anh Hậu tâm sự: “Ngựa nói chung, ngựa bạch nói riêng rất khó bị bệnh nhưng đã bệnh thì chết nhanh nên cần phải phát hiện sớm. Vì giống ngựa có ruột thẳng nên khi bị đau bụng ngựa thường hay bị chết rất nhanh. Khi nó đau bụng, việc đơn giản nhất là ngừng cho ăn, tiêm thuốc liều cao. Phần lớn người nuôi lầm tưởng bệnh đau bụng của ngựa là cảm, nên càng bồi dưỡng cho ăn nhiều. Điều này rất nguy hiểm vì khi con ngựa bạch đang đau bụng mà ăn vào, bụng càng chướng to và chết rất nhanh. Thức ăn dành cho ngựa bạch đơn giản, chỉ cần ăn cỏ và uống nước. Với những con ngựa cái đang mang thai thì cho ăn thêm cám và mật mía…”Trải qua những lần thất bại, một số ít ngựa bạch con cũng mắc bệnh rồi chết. Sau những lần thất bại, anh Hậu đã rút cho mình được những kinh nghiệm xương máu. Từ đó, chàng trai trẻ này đã tự tay mình nghiên cứu, nhân giống và thuần chủng ngựa bạch vào nhiều mục đích khác nhau để phát triển kinh tế. Đến nay, sau 3 năm chăm sóc, đàn ngựa của anh Hậu phát triển khá tốt. Các con ngựa bạch cái Tây Tạng cũng được anh nhân giống thành công khi đẻ thêm nhiều con ngựa con.

Dù tại địa phương mô hình nuôi ngựa bạch chưa ai dám nghĩ là sẽ thử nghiệm, chứ đừng nói là mở trang trại.

Những con ngựa bạch trên "ốc đảo" của chàng trai 8X
Ý tưởng khiến anh mạo hiểm đầu tư hàng trăm triệu đồng nuôi giống ngựa lạ mà không phải là những con vật thân quen như trâu, bò, dê..., anh Hậu bộc bạch: “Không được học hành đến nơi, đến chốn lại xuất thân trong gia đình làm nông nên ngay từ nhỏ tôi đã ấp ủ dự định sẽ mở một trang trại VAC. Nhưng trên vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, nắng như đổ lửa này cũng rất khó thực hiện ý tưởng trên. Tình cờ tôi lên mạng tìm hiểu và thấy mô hình nuôi ngựa bạch khá hay, nhất là cao ngựa bạch được biết đến như một loại "thần dược" có thể chữa được rất nhiều bệnh. Ngày đó, bố tôi cũng bị tai biến nhiều năm rất cần thuốc để điều trị”.

“Bên cạnh đó, nhận thấy đây là mô hình chưa có ai dám thử nghiệm nên bản thân tôi cũng thấy hào hứng và tò mò. Sau khi tự mình quyết định đi theo mô hình này, tôi bắt đầu vay mượn tiền học hỏi, mua giống và chọn “ốc đảo” Ia Rsai (huyện Krông Pa, Gia Lai) làm nơi để thuần hóa giống ngựa Tây Tạng. “Ốc đảo” Ia Rsai được bao bọc bởi con sông Ba huyền thoại, khá thích hợp để thuần hóa và nuôi dưỡng đàn ngựa lạ này bởi nơi đây có núi, có sông…”, anh Hậu tiết lộ.

Nghĩ là làm, bất chấp sự phản đối từ gia đình chàng trai trẻ 8X đã tự mình xoay xở, vay mượn vốn liếng đi khắp nơi từ Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng… tìm các chuyên gia với mục đích học cách thuần phục, nuôi dưỡng ngựa bạch.Đến năm 2016, khi kinh nghiệm đã vững vàng, anh quyết định sang Trung Quốc mua 1 con ngựa bạch đực Tây Tạng với giá hơn 200 triệu đồng và 2 con ngựa bạch cái Tây Tạng với giá hơn 200 triệu đồng để nhân giống.
Chưa dừng lại, anh tiếp tục đến các trung tâm giống ngựa bạch lớn trong cả nước để mua thêm 5 con ngựa giống Việt Nam với giá mỗi con khoảng 70 -80 triệu đồng.

Chia sẻ cách thuần hóa và nuôi dưỡng đàn ngựa bạch, anh Hậu tâm sự: “Ngựa nói chung, ngựa bạch nói riêng rất khó bị bệnh nhưng đã bệnh thì chết nhanh nên cần phải phát hiện sớm. Vì giống ngựa có ruột thẳng nên khi bị đau bụng ngựa thường hay bị chết rất nhanh. Khi nó đau bụng, việc đơn giản nhất là ngừng cho ăn, tiêm thuốc liều cao. Phần lớn người nuôi lầm tưởng bệnh đau bụng của ngựa là cảm, nên càng bồi dưỡng cho ăn nhiều. Điều này rất nguy hiểm vì khi con ngựa bạch đang đau bụng mà ăn vào, bụng càng chướng to và chết rất nhanh. Thức ăn dành cho ngựa bạch đơn giản, chỉ cần ăn cỏ và uống nước. Với những con ngựa cái đang mang thai thì cho ăn thêm cám và mật mía…”Trải qua những lần thất bại, một số ít ngựa bạch con cũng mắc bệnh rồi chết. Sau những lần thất bại, anh Hậu đã rút cho mình được những kinh nghiệm xương máu. Từ đó, chàng trai trẻ này đã tự tay mình nghiên cứu, nhân giống và thuần chủng ngựa bạch vào nhiều mục đích khác nhau để phát triển kinh tế. Đến nay, sau 3 năm chăm sóc, đàn ngựa của anh Hậu phát triển khá tốt. Các con ngựa bạch cái Tây Tạng cũng được anh nhân giống thành công khi đẻ thêm nhiều con ngựa con.

Sau 3 năm nuôi dưỡng và nhân giống, đến nay đàn ngựa bạch của anh Hậu đã phát triển lên gần 20 con. Theo tính toán của anh Hậu, ngựa cái đẻ mỗi năm một lứa, giá thị trường hiện nay 1 con ngựa bạch con khoảng 25 triệu đồng, sau một năm thì có giá 40 triệu đồng, từ 2 năm trở lên thì giá trên 60 triệu.
Bảo Ngọc tổng hợp (Theo Dân Việt, Dân trí)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận